Truyện trò về Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, ngày 27/6/2015, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sẽ ra tù sau 30 tháng bị đầy ải trong ngục tù cộng sản vì cái tội gọi là “trốn thuế” theo Điều 161 khoản 3 Bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Là một luật sư nhân quyền trải qua 4 năm bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, Ls. Nguyễn Văn Đài nói về bạn đồng nghiệp Ls. Lê Quốc Quân.

Phóng viên Trần Quang Thành có cuộc phỏng vấn Ls. Nguyễn Văn, mời quý vị theo dõi.

Trần Quang Thành: Thưa Ls. Nguyễn Văn Đài, vào ngày 27/6 tới luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sẽ ra khỏi nhà tù cộng sản sau 30 tháng bị đầy ải vì cái gọi là tội trốn thuế. Là một người bạn đồng nghiệp của Ls. Lê Quốc Quân, ông có cảm nhận gì về ngày vui sắp tới?

Nguyễn Văn Đài: Thưa anh và quý khán thính giả, bản thân tôi cũng đã từng trải qua 4 năm trong lao tù của chế độ Cộng sản. Vào những ngày trước khi hết bản án, bất kỳ một người nào ngồi trong nhà tù cũng rất hồi hộp chờ đón, đếm ngược từng giờ từng giây phút chuẩn bị rời khỏi cái nơi địa ngục trần gian để trở về bên cạnh gia đình, với những người thân yêu của mình cũng như là với những người bạn đồng nghiệp, những người đã và đang tiếp tục sát cánh bên cạnh chúng ta để đấu tranh. Tôi rất vui mừng chờ đón ngày Ls. Lê Quốc Quân được trở về đoàn tụ cùng với gia đình của anh cũng như đoàn tụ với phong trong đấu tranh dân chủ. Là một người bạn thân tôi cũng cầu mong anh sẽ được trở về nhà đúng thời hạn trong sự bình an và trong sự vui mừng hạnh phúc của tất cả mọi người.

Trần Quang Thành: Ngày mãn hạn tù sắp tới của Ls. Lê Quốc Quân làm tôi nghĩ tới bản án mà Ls. Quân phải chịu đựng 30 tháng qua trong nhà tù cộng sản. Ông có bình luận gì về bản án này?

Nguyễn Văn Đài: Ngay sau khi Ls. Lê Quốc Quân bị bắt cũng như trong quá trình chuẩn bị đưa ra xét xử thì tất cả những thông tin báo chí cũng như hồ sơ bản án mà tôi được biết, thì thấy rằng Ls. Quân trong những năm hoạt động với doanh nghiệp của mình đã đóng thuế rất đầy đủ cho chi cục thuế của Quận Cầu Giấy; và bản thân doanh nghiệp của Luật sư Quân đã được nhận những bằng khen từ cơ quan thuế này. Chúng ta biết rằng bất kỳ một doanh nghiệp nào trốn thuế thì điều đầu tiên là phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đó phải nộp thuế từ chi cục thuế; thứ hai là phải chịu sự kiểm soát của cơ quan thanh tra thuế. Nhưng ở đây đã xảy ra một điều rất là ngược, đó là việc Ls. Quân bị bắt dẫn đến việc khởi tố về tội trốn thuế thì lại do cơ quan an ninh tiến hành ban đầu, rồi sau đó mới được chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra; thì đấy là một sự kiện mà rất hiếm khi xảy ra ở Việt Nam.

Ngay sau khi sự việc Ls. Quân bị khởi tố vì tội trốn thuế thì giới luật sư trong nước, những người bạn đồng nghiệp cũng như giới truyền thông trong cũng ngoài nước đều đánh giá rằng đây là một vụ án chính trị chứ không phải là một vụ án trốn thuế, tương tự như vụ án của anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) trước đây. Anh cũng bị 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế nhưng bản chất của nó hoàn toàn không phải như vậy bởi vì nhà cầm quyền Việt Nam thường luôn né tránh dư luận của quốc tế khi bắt những nhà hoạt động nhân quyền thì xử lý họ về những tội phạm chính trị như điều 79, điều 88 hay điều 258. Trong thời kỳ bắt Ls. Quân họ đã không lựa chọn những điều luật chính trị mà họ đã lựa chọn điều luật trốn thuế. Vào thời điểm đó thì anh Lê Quốc Quân đang là một doanh nhân. Sau khi bản án đã được xét xử xong, chúng ta được biết rằng ngay cơ quan Ủy ban về Điều tra và Bắt giữ tùy tiện của Liên Hợp Quốc cũng đã có một bản báo cáo, một nghị quyết yêu cầu nhà cầm quyền VN phải trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân. Cơ quan này không chấp nhận bản án 30 tháng tù giam về tội trốn thuế đối với Luật sư Quân. Họ cho rằng đây là một vụ án chính trị và được xét xử một cách không khách quan và không công bằng. Chúng ta dựa vào những thông tin từ báo chí, thông tin từ nội dung vụ án cũng như quyết định của cơ quan Liên Hợp Quốc – một cơ quan đa quốc gia mà trong đó VN cũng là một thành viên – thì chúng ta chứng minh được và có thể nói là Ls. Quân không có vi phạm tội trốn thuế mà bản chất của vụ án là vụ án chính trị.

Trần Quang Thành: Liệu vụ án Lê Quốc Quân về tội trốn thuế khả năng diễn lại trường hợp như là đối với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khi mãn hạn tù không, thưa ông?

Nguyễn Văn Đài: Vâng, năm nay là năm 2015; thời điểm anh Hải Điếu Cày bị chuyển đổi tội danh rơi vào năm 2010 hay năm 2011.., hai thời điểm đó cách nhau hơn 4 năm và có sự khác nhau rất nhiều. Vào lúc đó VN đang nằm trong tình trạng vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng, bất chấp sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, nhưng ngày nay với tình hình căng thẳng trên Biển Đông, với nhu cầu VN hội nhập vào quốc tế trong quá trình đàm phán hiệp định PTA và EU, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và 10 nước khác. Tuy rằng hai thời điểm khác nhau nên chính quyền Việt Nam sẽ không bao giờ dại dột để tiếp tục lặp lại vở kịch cũ đối với Ls. Lê Quốc Quân như đã từng xảy ra với anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khoảng 4 năm trước đây. Do thời điểm lịch sử có rất nhiều vấn đề thay đổi nên cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng Ls. Quân sẽ được trở về sau 30 tháng tù giam vì tội danh trốn thuế.

Trần Quang Thành: Ls. Nguyễn Văn Đài và Ls. Lê Quốc Quân đều hoạt động trên lĩnh vực đấu tranh nhân quyền dân chủ cho VN, là bạn chí thân và là những người đồng hành với nhau. Ông có cảm nhận gì về những kỷ niệm đáng ghi nhớ trong quá trình đã cùng Ls. Quân đấu tranh cho nhân quyền dân chủ ở Việt Nam?

Nguyễn Văn Đài: Tôi được biết đến tên tuổi của Ls. Lê Quốc Quân khi tôi còn đang trong chuyến học tập ngắn hạn tại Hoa Kỳ. Có một câu chuyện rất đáng nhớ, đó là vào rạng sáng ngày 22/2/2006 khi tôi đang ngủ thì một anh bạn tôi ở thành phố San Diego gọi điện thoại nói rằng anh ấy vừa đọc một bài báo của một luật sư trong nước trên trang BBC tiếng việt rất hay. Bài báo này đã làm anh cảm động và khóc. Anh bạn này của tôi là một người rất can trường, rất là bản lĩnh và tính của anh cũng có vẻ còn hơi giang hồ nữa mà anh ấy cảm động và khóc thì không phải là chuyện bình thường. Tôi đã rất tò mò và đã bật dậy để mở máy tính. Khi vào trang của BBC thì thấy bài “Thư gửi ông Nguyễn Trung” mà tác giả là Ls. Lê Quốc Quân từ Hà Nội – Việt Nam. Khi tôi đọc bài này thì tôi thấy rằng anh Quân viết bằng tất cả sự tâm huyết, bằng tất cả tấm lòng của mình đối với thực trạng đang xảy ra ở xã hội VN. Và bất kỳ một người nào quan tâm đến đất nước, xã hội, con người VN vào thời điểm lúc đó, thậm chí cho tới cả thời điểm này khi tôi đọc lại thì tôi vẫn thấy rất là bồi hồi và cảm động bởi những lời viết đó rất là chân thành, chân thực và phản ánh đúng những sự thật khách quan, và xuất phát từ tấm lòng rất yêu mến quê hương đất nước của Ls. Lê Quốc Quân. Sau đó ít ngày tôi có trở lại thành phố San Diego để gặp lại người bạn của mình thì anh ấy có gửi nhờ tôi cầm về một món quà để cho Ls. Quân. Anh ấy có dặn rằng chắc chắn cần phải gặp mặt trực tiếp, phải trao tận tay và cần phải nói chuyện với người Luật sư này; bởi vì anh luật sư này là một người có thể giúp cho quá trình đấu tranh cho nhân quyền cũng như dân chủ VN trong tương lai.

Khi tôi trở về nước tôi cũng phải tìm rất nhiều, phải gọi cho Đoàn Luật sư Hà Nội để tìm và tra tên tuổi của Ls. Quân và cuối cùng đã tìm thấy địa chỉ và số điện thoại của anh. Sau rất nhiều lần đặt hẹn thì tôi đã được anh hẹn gặp vào một buổi chiều muộn tại một quán cà-phê. Khi đến nơi tôi thấy một người ngồi ở đó, tôi hỏi “có phải Ls. Quân không?” thì anh nói là “vâng”. Anh Quân cho biết anh đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm, đi đâu cũng bị công an theo dõi. Tôi hỏi lý do thì được anh cho biết là vì bài viết đã đăng tải trên BBC; và anh Quân nói rằng anh có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Mặc dù trước đây chưa quen biết nhau nhưng khi đã gặp nhau, khi đã đọc bài viết của nhau và tìm đến nhau như vậy chúng tôi là người cùng có lý tưởng, cùng quan điểm; và anh nhờ tôi bào chữa cho anh nếu trong trường hợp anh bị bắt. Tôi cũng nói rằng tôi cũng là một người chưa hoạt động gì cả, nhưng vì đọc bài viết của anh và bài viết của Ls. Lê Công Định thì cũng sẽ thôi thúc tôi tham gia công cuộc đâu tranh. Nếu như sự rủi ro đó cũng xảy ra với tôi mà anh không bị bắt thì anh bào chữa giúp tôi. Thế là cả hai chúng tôi bắt tay nhau và chia tay.

Một năm sau thì tôi bị bắt và sau khoảng gần 2 tháng thì họ kết thúc điều tra và họ hỏi tôi định thuê luật sư nào bào chữa. Tôi nói rằng tôi sẽ thuê Ls. Lê Quốc Quân. Khi nghe vậy anh điều tra viên chau mày suy nghĩ một lát rồi nói là Lê Quốc Quân đã bị bắt rồi, mà tội anh ta thậm chí còn nặng hơn tội của tôi. Tôi hỏi anh ta bị bắt vì tội gì thì anh kia nói theo Điều 79, làm tôi vô cùng ngạc nhiên. Tôi không hiểu tại sao Ls. Lê Quốc Quân lại có thể bị bắt theo Điều 79. Tôi thầm nhủ rằng thôi thì chẳng ai có thể giúp đỡ được ai rồi; tôi cũng bị bắt, Ls. Lê Quốc Quân cũng bị bắt. Sau này tại phiên tòa sơ thẩm thì gia đình tôi chỉ thuê được 2 người luật sư rất cao tuổi là Ls. Hiếu và Ls. Trần Lâm ở Hải Phòng để bào chữa cho tôi.

Sau một thời gian ở trong tù thì tôi được biết Ls. Lê Quốc Quân đã được trả tự do sau 100 ngày tạm giam, và khi trở về tôi cũng đã gặp lại Ls. Quân một số lần và chúng tôi cũng đã trở thành những người bạn thân thiết với nhau. Trong quãng thời gian ngắn ngủi đó chúng tôi cũng có nhiều cơ hội để cùng nhau vận động quốc tế cũng như trao đổi một số vấn đề; nhưng công cuộc đấu tranh thì vẫn còn dài và Ls. Quân lại rất bất ngờ bị rơi vào vòng lao lý mới và anh bị bắt và bị giam 30 tháng tù. Tôi hy vọng rằng sau đợt thử thách gian nan 30 tháng vừa qua Ls. Quân sẽ trở về trong niềm vui, sức khỏe và hoạt động mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để góp phần bảo vệ nhân quyền cũng như thúc đẩy một tiến trình dân chủ hóa cho VN.

Trần Quang Thành: Qua vụ Ls. Lê Quốc Quân bị giam vì cái tội gọi là trốn thuế, và qua cách hành xử của nhà nươc CSVN đối với những người đấu trang dân chủ nhân quyền mà bản thân Ls. Nguyễn Văn Đài đã từng trải qua, thì ông cảm nhận thế nào về con đường đấu tranh chông gai của những người đấu tranh cho lẽ phải, cho cuộc sống tự do dân chủ của đất nước VN?

Nguyễn Văn Đài: Bất kỳ một cuộc đấu tranh nào để bảo vệ nhân quyền, để thúc đẩy dân chủ, bảo vệ công lý và lẽ phải, không chỉ riêng ở VN mà ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì những người đấu tranh thuộc thế hệ đầu tiên bao giờ cũng chịu rất nhiều những gian nan vất vả. Sự hy sinh đó là những năm tháng trong nhà tù, sự hy sinh đó là những lần bị sách nhiễu, những lần bị giam lỏng tại gia. Sự hy sinh đó là những trận đòn, những vụ tấn công bằng bạo lực làm cho máu của những người đấu tranh đã đổ; có những người đấu tranh phải chịu rất nhiều những thương tích trên thân thể của mình. Đó là những sự hy sinh vất vả mà bản thân tôi cũng như biết bao người đấu tranh tại VN đã từng trải qua, đã từng gặp phải trong những năm tháng vừa qua.

Tôi vẫn nói với anh em bạn bè rằng, nhân quyền, dân chủ không bao giờ là món quà miễn phí cả. Để giành được nó chúng ta phải chịu đựng rất nhiều những sự hy sinh vất vả, gian lao; không chỉ là một thế hệ, thậm chí phải mất nhiều thế hệ mới có thể giành được nó. Qua buổi phỏng vấn này tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ ở trong và ngoài nước rằng, đã đến thời điểm không gian chính trị ở VN cởi mở hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm chúng ta có thể dấn thân vào công cuộc đấu tranh này; không gian chính trị đã được mở ra an toàn hơn, tốt hơn cho tất cả mọi người. Tôi cho rằng sự hy sinh đó sẽ không lặp lại nữa và chúng ta có thể vững tin và vững bước vào con đường đấu tranh của mình. Để giành được những giá trị cao quý về quyền con người, để giành được quyền tự do dân chủ cho tất cả mọi người dân thì chúng ta cần phải đoàn kết lại với nhau, cùng nhau hợp tác, cùng nhau đấu tranh. Đây là lương tâm và trách nhiệm của tất cả mọi người VN; đặc biệt là các bạn trẻ. Câu chuyện đấu tranh này không phải là chỉ của một số người, một vài người, mà đó là câu chuyện của cả dân tộc VN, của cả 90 triệu người VN.

Trần Quang Thành: Nhân dịp ông đề cập đến không gian đang mở khá rộng cho những người đấu tranh dân chủ nhân quyền ở VN, tôi muốn đề cập đến một sự kiện chính trị đang thu hút sự theo dõi của dư luận cả trong và ngoài nước; đó là chuyến đi Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 5 tháng 7 sắp tới và cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama ngày 7 tháng 7. Hồ sơ có lẽ gây cấn nhất là vấn đề nhân quyền bên cạnh vấn đề chính trị và quân sự. Ông nghĩ thế nào về khả năng tiến bộ hoặc triển vọng cũng như tác động của cuộc gặp gỡ này trên vấn đề nhân quyền VN?

Nguyễn Văn Đài: Vâng, như chúng ta đều biết, vào ngày 7/5/2015 trong cuộc Đối thoại nhân quyền giữa VN và Hoa Kỳ, phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã trao cho phía VN một cái gói về vấn đề nhân quyền, trong đó có những yêu cầu và điều kiện để VN có thể kết thúc đàm phán và tham gia TPP với Hoa Kỳ và 10 nước thành viên khác. Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đáng lẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, nhưng đã bị đẩy lùi lại đến đầu tháng 7, câu hỏi là tại sao? Chúng ta biết rằng chính quyền Obama đang thúc đẩy Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ thông qua một dự luật TPA, trong đó trao quyền cho tổng thống Obama được quyền đàm phán nhanh về TPP với 11 nước khác. Nếu như Tổng thống Obama được Lưỡng viện quốc hội thông qua dự luật đó thì TPP gần như chắc chắn thành công, còn nếu như chính quyền Obama thất bại trong việc thuyết phục Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ thì TPP gần như rất xa vời. Vì vậy, để chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng sang Hoa kỳ đạt được nhiều mục đích cùng một lúc, bao gồm kể cả vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền, dân chủ, vấn đề về quan hệ thương mại, an ninh quốc phòng giữa 2 nước, mở rộng quan hệ VN và Hoa Kỳ lên một tầm cao mới,… thì rõ rằng chuyến thăm này bị đẩy lùi lại để chính quyền Obama có thời gian dành được quyền đàm phám TPP. Nếu dành được như vậy thì đó là món quà rất tốt cho chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng, và Nguyễn Phú Trọng cũng chờ đợi điều này để có thể đáp lễ lại phía Hoa Ký bằng những món quà như thả tù nhân chính trị hay có những bước cải thiện về tình trạng nhân quyền ở trong nước.

Tôi cho rằng đây có thể là một chuyến thăm lịch sử bởi vì những thông tin từ Quốc hội Hoa Kỳ cho biết rằng khó khăn nhất nằm ở Hạ viện. Vào ngày 18 vừa qua cũng đã thông qua TPA với một phiên bản mới trao quyền cho Tổng Thống Obama được quyền đàm phán nhanh và dự luật này trong tuần này sẽ được chuyển ngược lại cho Thượng viện. Tôi tin là thượng viện Hoa Kỳ cũng sẽ nhanh chóng thông qua và đặt lên bàn Tổng thống Obama để ký phê chuẩn. Tôi cho rằng mọi việc sẽ được sắp xếp, sẽ được bố trí ổn thỏa cho cả 2 phía trước chuyến thăm của ông Phú Trọng đến Hoa Kỳ, và tôi đánh giá đây là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử và có thể thay đổi bước ngoặt chính trị tại VN.

Trần Quang Thành: Chúng ta rất hy vọng như vậy và mong rằng phong trào đấu tranh nhân quyền sẽ bước sang bước mới tốt đẹp hơn. Trước những triển vọng như vậy thì ông có những cảm xúc gì khi nhìn về tương lai về phong trào và đất nước?

Nguyễn Văn Đài: Đối với tôi là một người đấu tranh nhiều năm thì tôi rất lạc quan về tương lai của đất nước VN, không chỉ thay đổi trong lĩnh vực nhân quyền, dân chủ mà trong cả vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng cũng như một tương lai thịnh vượng cho đất nước VN trong tương lai. Tôi hoàn toàn lạc qua về điều này.

Trần Quang Thành: Xin cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.