Tứ bề ổn định

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên” – Huỳnh Phong Tranh.

Nội các đương triều cần một tên gọi thật kêu và thật nhộn, như tính cách đặc thù của nó. Trong số đào kép ưu tú đó, quan thượng thư bộ hình Hà Hùng Cường là một tay đứng đầu trào lưu vui tính. Trong thời gian qua, bạn Cường, với nhiều câu danh ngôn trào lộng (lắm lúc trào cơm và trào cả nhiều thứ khác), đã suýt đoạt giải quán quân …gậy hề.

Gần nhất, bạn Cường đã giật chõ chính xác vào giữa mặt đồng chí (và đồng cấp) tổng thanh tra chính phủ đương nhiệm: “Thanh tra mà không ổn định thì… hơi khó”. Tình hình này quả không chỉ trào lộng, mà có khi còn …trào máu. Nói cho rõ ràng và đầy đủ, ắt phải là: Thanh tra mà không tuyên bố kết luận rằng mọi thứ ổn định thì hẳn là sẽ nhộn nhạo khó coi/khó nuốt/khó yên…

Mà cũng chẳng cần chờ đến kết luận chính thức của kẻ thừa kế tay tổng thanh tra nổi tiếng đương thời (với hàng loạt biệt thự của người quen thân hiến tặng). Các bộ khác cũng đều đã lần lượt kết luận, thông qua dàn báo đài hiếu hạnh và một lòng thống nhất của đảng:

Dịch bệnh ổn định;

Buôn lậu ổn định;

Lạm phát ổn định;

Vĩ mô ổn định;

Vi mô ổn định;

Quan hệ ổn định

Nhờ thế, việc còn lại của quan tổng thanh tra trở thành nhẹ nhàng giản dị với một kết luận xứng đáng được ghi vào đảng sử cận đại:

JPEG - 64.6 kb

Tham nhũng vẫn ổn định.

Chỉ mong đừng ai nghĩ đến một phạm trù mất ổn định đến mức quan đầu đảng phải long trọng nhấn mạnh hai lần với toàn đảng rằng: “Phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo…”.

Chủ đề này cũng không nhằm triển khai một điều cần giữ mà bất kỳ ai quan tâm cũng quán triệt đến mức toàn phương vị đó.

*

Thế, hãy giới hạn trong chuyện ổn định thôi nhé!

Báo Lao Động tường thuật như sau:

Trong buổi tọa đàm “Chung tay phòng, chống tham nhũng vì sự phát triển” diễn ra ngày 9.12, Tổng Thanh tra Chính phủ – ông Huỳnh Phong Tranh – nói rằng, trong 3 năm qua, chỉ số cảm nhận tham nhũng không tụt, không tăng có nghĩa là có tính ổn định. “Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng. Cần khuyến khích người dân chống tham nhũng”.

Trước hết, chỉ số cảm nhận tham nhũng ở đâu ra?

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), một cơ quan liên hiệp toàn cầu chống tham nhũng, xếp hạng tình trạng tham nhũng hàng năm của 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo một thang điểm được gọi là chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI – corruption perceptions index).

Theo đó, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu, với ba khuyến cáo: 1) Tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng của quốc gia; 2) Công cuộc đấu tranh và đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam chưa đạt được những bước tiến cần thiết ; 3) Trong khi VN đứng yên thì các quốc gia trong vùng đã cố gắng cải thiện chỉ số CPI của họ.

Dân và quan đọc bản công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng này bằng hai cách …không giống nhau.

Quan lại các cấp các ngành thấy hân hoan về chiếc áo ổn định. Tuyên giáo sẽ ra sức khai thác thành quả điều độ không trồi sụt bất thường đó. Vả, điều này phù hợp với một thành tựu rực rỡ khác là kết quả kê khai tài sản các quan chức đạt xác suất nghi ngờ sự trung thực ở mức độ ép-si-lôn một phần triệu, tức chẳng đáng liệt kê.

Chưa kể, sự ổn định còn hiển hiện cụ thể ở những vụ “vào cuộc” và phá án tuyệt vời của cơ quan chức trách điều tra thuộc hàng đầu thế giới, xuyên qua từng loạt thông tin của hàng trăm bài báo đồng phục về những cú hích phe cánh gây chấn động toàn quốc mang tên Chí Dũng/Quý Ngọ/Bầu Kiên/Bá Thanh… mà vẫn không hề làm vỡ, thậm chí, làm rạn, chiếc bình chứa chuột.

“Ổn định”, ở ý nghĩa không tăng này, còn là nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể nội các, kể từ thừa tướng xuống tới hàng hộ lý thượng thư, về tài năng hô biến ém nhẹm mọi quả đấm thép thành bùn. Hay, tài năng ảo thuật huơ cây đũa thần cho nhiều nguồn viện trợ cùng mọi dự án phát triển thành biệt thự. Nghĩa là, từ ngai tới ghế, trách nhiệm của mọi cấp ở mọi nơi đều ổn định như các thứ để lâu mới hóa bùn.

Về mặt sinh hoạt của các đảng bộ, “ổn định” là tình trạng ấm êm/tương nhượng/bằng mặt giữa những sứ quân từng vùng cát cứ. Nghĩa là giảm thiểu tệ nạn ồn ào/xô bồ/phức tạp của thác ném Lạng Sơn đấu với đường vòng Cầu Treo; hay, phe quân đội đấu với cánh công an; hay, lực lượng biên phòng đấu với lực lượng hải quan…

Ở tầng thượng của đảng, “ổn định” chính là mớ huân chương tự nhắm mắt bưng tai và giúp nhau bưng tai nhắm mắt làm ngơ, một khi các đường dây chung chi, cho dẫu chằng chịt tròng chéo đến đâu, cũng đã vào hệ thống và lần lượt chạy về tới các đầu mối trung ương. Đó còn là tình trạng quân bình giữa nỗ lực dung dưỡng với tỷ lệ chia chác đồng thuận (qua từng giai đoạn). Ngay vào lúc lãnh đạo thi đua khuyến cáo nhau nhắm mắt bưng tai để phát triển, thì bọn thừa hành cũng biết rõ sức mạnh đấm mõm của những bó bạc.

Cái lõi của câu danh ngôn “Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên” chính là đây chăng?

Thế mới biết, dàn báo đảng đã không ngại cạnh tranh với làng dân báo, chí ít là ở cách giật tít hay in đậm dòng dẫn nhập: “Chung tay phòng, chống tham nhũng vì sự phát triển”, mà không cần ghi rõ vì sự phát triển tài sản của lãnh đạo đảng.

Hoặc gióng giả kêu gọi nạn nhân hãy xếp hàng vô tù cho êm tai nhau: “Cần khuyến khích người dân chống tham nhũng”. Chống tham nhũng chính thực là chống đảng. Bộ luật hình sự vẫn còn nguyên đó những điều 79, 88 và 258. Còn trong các đồn công an thì vẫn đầy ra đó những sợi dây giày đủ dài để thắt cổ.

Dẫu sao, hãy cứ tin vào “thiện chí” của đảng ở lời hứa chặt cây chém đá là sẽ “cho phép công dân, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự cùng tham gia” vào tiến trình chống tham nhũng.

Ít nhất, vào thời điểm lịch sử này, nạn nhân vẫn có hy vọng được hung thủ ưu ái cho phép…

14/12/2014 – Tròn 38 năm ngày khai mạc đại hội toàn quốc lần thứ tư của đảng Lao Động VN, xóa sổ Mặt trận Giải phóng Miền Nam, và chính thức đổi tên đảng thành đảng CSVN. Còn được mệnh danh là “đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc, là đại hội đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Blogger Đinh Tấn Lực

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.