Từ đóng cửa nhà xuất bản đến cấm đoán blog, CSVN tưởng thắng mà thua

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ đóng cửa Nhà Xuất Bản Đà Nẵng đến quản lý cấm đoán các blog, Cộng Sản Việt Nam tưởng thắng mà thua

Đầu tháng 12 vừa qua, nhà xuất bản Đà Nẵng, “bị tạm đình chỉ hoạt động” theo lệnh nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Giám đốc và phó giám đốc kiêm tổng biên tập nhà xuất bản này là các Ông Nguyễn Hữu Chiến và Nguyễn Đức Hùng cũng bị “tạm đình chỉ công tác”, để gọi là kiểm điểm việc quản lý, biên tập trong việc xuất bản tập truyện “Rồng Đá” của hai tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai. Lý do được nêu ra là nội dung truyện Rồng Đá có vấn đề, “khiến người đọc có thể hiểu sai về cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc”. Thế nhưng, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên của Viện Văn Học Hà Nội không cho rằng tập truyện ngắn này có bất cứ vấn đề gì về mặt nội dung, và nhận định là “Vụ ’Rồng Đá’ chỉ là giọt nước làm tràn ly, vì Nhà xuất bản Đà Nẵng lâu nay đã dám mạnh dạn in những tác phẩm mà các nhà xuất bản khác ngại. Như tập thơ Trần Dần, hay truyện “Ba người khác” của Tô Hoài. Trong đó tập thơ Trần Dần đã bị đình bản và thu hồi vào tháng 2 năm ngoái. Theo nhà văn Vũ Ngọc Tiến, đồng tác giả tập truyện “Rồng Đá”, thì qua tập sách này, các tác giả chỉ nhằm thử nghiệm sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống.

Cuối tháng 12, nhà nước Cộng Sản Việt Nam ra một thông tư nhằm quản lý các blog chặt chẽ hơn, với những lý do vẫn thường được nêu ra trước đây để cấm đoán tự do thông tin như … “chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…” . Thực tế thì những thông tin được nhà nước nêu ra như vừa kể chỉ là những tiếng nói của người dân, nhằm nói lên sự thật về tham nhũng, về tình trạng các quyền tự do căn bản của con người bị chà đạp, cùng những sự việc nhạy cảm như vấn đề mất đất mất biển; hay không đẹp mặt cho đảng và nhà nước như việc các giới chức lãnh đạo đảng luôn luôn phải chui cửa hậu khi công du nước ngoài v.v… tức là những điều mà Cộng Sản Việt Nam muốn giấu diếm.

Viêc tạm đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản Đà Nẵng và thông tư xiết chặt phong trào blog trong tháng 12 tuy là hai việc khác nhau, nhưng cùng có chung một mục đích là gia tăng xiết chặt lại quyền tự do ngôn luận, vốn đã bị kìm kẹp từ trước tới nay, nhưng đang bị người dân xoáy lỏng. Cộng Sản Việt Nam muốn kéo lại tình trạng thông tin của thế kỷ trước, nhưng đây chỉ là nỗ lực vô vọng trước đà tiến bộ của cuộc cách mạng tin học, và sự tiến hóa của văn minh thế giới ngày nay. Nỗ lực này cũng cho thấy não trạng giữa thế kỷ 20, lúc đó các chế độ độc tài có thể kiểm soát thông tin một cách tuyệt đối, và tự cho rằng họ có thể uốn nắn tư tưởng của người dân bị trị theo ý của họ. Lối hành xử này cũng chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đang sợ hãi trước sự bung ra để hành xử tự do thông tin của giới cầm bút và máy vi tính tại Việt Nam.

Cộng Sản Việt Nam luôn tự cho rằng họ nắm chính nghĩa trong tay, và mọi xu hướng khác biệt đều là những thế lực thù địch phản động. Nếu quả thật tự tin như vậy thì tại sao họ lại không dám mở ra những luồng thông tin đa chiều, tạo điều kiện cho những tranh luận công khai để có thêm cơ hội làm sáng hơn chính nghĩa của họ? Cấm đoán, bịt miệng bloggers, đóng cửa nhà xuất bản đã nói lên ít nhất ba điều sau:

1/ Cộng Sản Việt Nam coi dân chúng là đám con trẻ ngu dại, không đủ khả năng suy nghĩ độc lập, mà phải có sự kiểm soát, uốn nắn tư tưởng của bậc cha mẹ, tức là Đảng và nhà nước.

2/ Cộng Sản Việt Nam biết rằng họ đã làm nhiều điều sai trái, nên sợ rằng, với tự do thông tin người dân biết sự thật, và họ không thể chối cãi được. Vì thế phải ra sức cấm đoán, dù biết rằng như vậy là lội ngược dòng.

3/ Cộng Sản Việt Nam biết rằng họ đang bị tụt hậu so với thế giới văn minh. Vì thế nên sợ hãi những thử nghiệm đổi mới tư duy và cách tiếp cận với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, như tác giả cuốn Rồng Đá đã vạch ra. Họ lo sợ khi ánh sáng của sự thực soi rọi tại Việt Nam thì tính phản động, sự lạc hậu của họ càng bị phơi bày.

Nhưng, càng cấm cản, Cộng Sản Việt Nam sẽ càng thua. Bởi vì sẽ cấm không được. Người dân sẽ luôn tìm cách để vượt lách ra ngoài những cấm cản. Thí dụ các hackers luôn luôn đi một bước trước, và các chuyên viên an ninh tin học chỉ có thể chạy đuổi theo ngăn chặn. Đồng thời cũng không thiếu gì những phương cách để vượt sự cấm cản. Về lãnh vực sách báo, ngay khi chiếm miền nam vào năm 1975, trong không khí hoảng loạn của dân chúng miền Nam lúc đó, Cộng Sản Việt Nam đã ồ ạt lùng xục từng nhà, và giống Tần Thuỷ Hoàng 2 ngàn năm trước, họ ra lệnh đốt tất cả sách báo, văn hoá phẩm của miền nam, kể cả sách giáo khoa và các tài liệu nghiên cứu khoa học…. Thế nhưng chỉ mấy năm sau, sách cũ, nhạc vàng lại xuất hiện, và đến nay thì nở rộ. Thực tế này cho thấy, sự bóp nghẹt đời sống văn hoá cũng như đè nén nhu cầu về tư duy và tìm hiểu chỉ là hành động vừa mù quáng vừa vô vọng.

Ngày nay, với nhu cầu nóng bỏng về tri thức và tự do ngôn luận, người ta sẽ quyết tâm hơn để tìm mọi cách vượt qua lưới rào cấm cản. Màn rượt đuổi cấm cản và lách thoát sẽ vô tận. Mỗi lần phải ra thêm một biện pháp chạy theo cấm cản, Cộng Sản Việt Nam sẽ càng lộ ra tính phản động áp chế tự do, cũng như sự sợ hãi của mình. Và cuối cùng thì Cộng Sản Việt Nam sẽ chỉ có thua mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”