Tuần lễ mà Donald Trump đánh mất Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hoàng Thuyên lược dịch

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống cự bá quyền Trung Quốc. Nhưng trong tháng này Hà Nội chịu thua Bắc Kinh, đành chịu nhục trong trận đấu giành quyền kiểm soát Biển Đông. Hà Nội mong tìm sự hậu thuẫn ngầm của Washington để đẩy lùi mối đe dọa của Bắc Kinh. Cùng lúc đó chính quyền ông Trump cho thấy là hoặc họ không hiểu hoặc không quan tâm đủ đến lợi ích của các quốc gia bạn và đối tác tương lai tại Đông Nam Á để bảo vệ cho họ. Các chính quyền Đông Nam Á sẽ kết luận là Hoa Kỳ không hỗ trợ họ. Trong lúc Washington bận tâm với chuyện gián điệp Nga, bảo hiểm y tế, thì một trong những vùng tối quan trọng trên thế giới lọt dần vào tay Bắc Kinh.

Vùng Biển Đông vốn đầy căng thẳng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đã từng hăm he, dụ dỗ, thưa kiện để giành quyền kiểm soát tài nguyên. Vào tháng Sáu, Việt Nam có một động thái táo bạo. Sau hai năm rưỡi trì hoãn, Việt Nam cho phép Talisman Vietnam (một chi nhánh của công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol), khai thác khí đốt ở biên giới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại Biển Đông.

Theo diễn giải thường tình của Công Ước về Luật Biển (UNCLOS) thì Việt Nam có quyền làm vậy. Còn theo diễn giải quái gở của Trung Quốc thì không phải vậy. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên nhận chủ quyền của vùng đó. Vào ngày 25 tháng Bảy, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng kêu gọi các bên liên hệ hãy đơn phương ngưng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền – mà chẳng nói rõ là cái gì. Vì thế mà thiên hạ có hai diễn giải khác nhau.

Có thể Trung Quốc viện dẫn “quyền lịch sử” là vùng này trước nay luôn thuộc về chủ quyền Trung Quốc. Hoặc có thể vì quần đảo Trường Sa cũng có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết là những tuyên nhận này không phù hợp với luật của UNCLOS. Trung quốc thì phủ nhận cả tòa án và phán quyết của tòa.

Vào giữa tháng Sáu, Talisman Vietnam chuẩn bị khoan một giếng dầu khí ở lô 136-03 nơi mà người ta nghĩ là có một mỏ khí đốt trị giá cả tỉ đô la, chỉ cách hoạt động khai thác của Repsol 50 dặm. Chính quyền Việt Nam biết là có nguy cơ Trung Quốc sẽ can thiệp cho nên gửi tàu cảnh sát biển và những tàu dân sự khác để bảo vệ tàu giàn khoan.

Thoạt đầu Trung Quốc can thiệp khá ngoại giao. Thượng tướng Lục quân Trung Quốc Phạm Trường Long thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng Sáu và yêu cầu chấm dứt việc khoan dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông ta hủy bỏ buổi họp về an ninh biên giới và trở về Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ Hà Nội thì ít lâu sau, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh được mời đến Bộ ngoại giao Trung Quốc và được bảo là nếu Việt Nam không ngừng khoan dầu khí trong vùng và không hứa làm vậy nữa thì Trung Quốc sẽ có biện pháp quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam tại Biển Đông.

Đây là một lời hăm dọa khá mạnh mẽ, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Khi tôi nghiên cứu về Biển Đông để viết sách thì được một cựu viên chức cao cấp của BP cho biết là Trung Quốc từng hăm dọa như thế khi BP hoạt động thăm dò ngoài khơi Việt Nam đầu năm 2007. Fu Ying, lúc đó là đại sứ Trung Quốc tại London, bảo giám đốc BP là sẽ không bảo đảm tính mệnh của nhân viên BP nếu công ty này không ngưng các hoạt động tại Biển Đông. BP lập tức đồng ý và rút lui khỏi các hoạt động thăm do dầu khi ở Việt Nam vài tháng sau đó. Khi được hỏi, Fu Ying trả lời, “Tôi làm những điều tôi làm vì tôi tôn trọng BP và không muốn họ gặp vấn đề.”

Việt Nam có 28 tiền đồn ở Trường Sa. Một số trên các hòn đảo thiên nhiên, nhưng nhiều nơi chỉ là một căn gác trên các đảo san hô hẻo lánh. Những nơi này không thể phòng thủ đối với một cuộc tấn công nghiêm trọng. Trung Quốc đã từng tấn công đảo Hoàng Sa năm 1974 (thuộc miền Nam Việt Nam) và đảo Gạc Ma năm 1988. Cả hai biến cố này đã gây thiệt mạng cho nhiều binh sĩ Việt Nam và Trung Quốc có thêm được lãnh thổ. Có tin đồn về sự cố bắn nhau gần những nơi này hồi tháng Sáu. Nếu là tin thật, thì đây là một cảnh cáo nghiêm trọng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.

JPEG - 45.4 kb
Tàu khoan dầu Deepsea Metro I của Công ty Repsol

Trong khi đó, tàu khoan Deepsea Metro I tìm thấy mỏ khí đốt với một ít dầu. Công ty Repsol nghĩ là có thể có nhiều hơn và tiếp tục khoan. Họ hy vọng sẽ khoán giếng dầu sâu vào cuối tháng Bảy.

Bộ Chính Trị đảng CSVN thì bán tính xem cần làm gì. Giá dầu thấp và mức khai thác dầu của các mỏ dầu hiện thời đi xuống đã gây thiệt hại cho ngân khoản của chính phủ. Việt Nam cần năng lượng rẻ để cung cấp cho tăng trưởng kinh tế và giữ quyền lực của đảng Cộng Sản – nhưng cùng lúc, họ lại phụ thuộc nặng nề vào giao thương với Trung Quốc.

Theo ấn bản kể lại cho Repsol thì Bộ Chính Trị chia đôi. Trong 19 thành viên thì 17 cho rằng Trung Quốc chỉ hăm. Hai người không đồng ý, nhưng là hai người có nhiều ảnh hưởng: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch.

Sau hai cuộc họp gay gắt vào giữa tháng Bảy, quyết định cuối cùng là Việt Nam sẽ khấu tấu Bắc Kinh và chấm dứt khoan dầu khí. Theo cùng nguồn tin thì lập luận thuyết phục mọi người là không thể tin cậy vào chính quyền Trump để giúp Hà Nội nếu có đụng đầu với Trung Quốc. Theo thông tin thì không khí cuộc họp buồn bã. Các viên chức Repsol được bảo là nếu Hillary Clinton ngồi trong Nhà Trắng thì bà ta sẽ hiểu được tầm quan trọng và mọi chuyện có thể khác đi.

Niềm tin vào Clinton không gì ngạc nhiên. Sự can thiệp của bà Clinton thay mặt cho các quốc gia tranh chấp Đông Nam Á trong buổi họp Diễn Đàn Khu Vực ASEAN tháng Bảy 2010, được nhớ rõ. Chính quyền Obama chuyên chú vào trật tự pháp lý vùng cũng được các nước trong vùng hoan nghênh.

Tuy thế, một số quan sát viên hoài nghi về cam kết của bất cứ chính phủ Mỹ nào. Bonnie Glaser, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Thế Giới và Chiến Lược, đặt nghi vấn: “Hoa Kỳ sẽ làm gì khác hơn (dưới thời Obama)? Khó tin được là Hoa Kỳ sẽ dùng quân sự bảo vệ Việt Nam chống Trung Quốc. Việt Nam không phải là đồng minh.”

Nhưng cũng không cần gì nhiều: một vài tuyên bố về trật tự pháp lý và tầm quan trọng của việc tuân thủ với UNCLOS, vài cuộc thực tập hải quân tình cờ cùng lúc với thời gian thăm dò dầu khí, hoặc tập bắn trong lô 136-03 và bắn gửi vài tiếng từ Washington qua Bắc Kinh. Cái mà người ta thường gọi là “ngoại giao triển khai trước”. Chính quyền Obama đã từng cảnh cáo Bắc Kinh không đụng vô bãi cạn Scarborough vào tháng Tư 2016 kiểu đó. Chính quyền ông Trump đã quên nghệ thuật cảnh cáo khéo léo chăng?

Chiến thắng của Trung Quốc có hàm ý rất rõ ràng. Bất kể pháp luật quốc tế, Trung Quốc sẽ chơi theo luật riêng của họ trong vùng Biển Đông. Họ sẽ dùng phiên bản lịch sử riêng của họ, sẽ ra lệnh cho ai được quyền khai thác tài nguyên gì. Nếu Việt Nam, một quốc gia có một hải quân kha khá, mà còn bị hăm dọa thì các quốc gia khác trong vùng cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Vào tháng Năm, tổng thống Phi Duterte cho biết là Trung Quốc cảnh cáo ông là sẽ có chiến tranh nếu Phi tìm cách khai thác khí đốt trong vùng tranh chấp. Trong tuần qua, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đến Phi để thảo luận “khai thác chung” các nguồn tài nguyên năng lượng.

Khi mà giới lãnh đạo Việt Nam và Phi ngã theo chiều nào thì những người khác cũng vậy. Các chính quyền Đông Nam Á đã rút ra một kết luận lớn trong sáu tháng cầm quyền của Tổng thống Trump: Hoa Kỳ không thực lòng để chơi trận này.

Ý nghĩa của những chuyến tự do hải hành để tuân thủ UNCLOS để làm gì khi mà đụng chuyện thì Washington không hỗ trợ cho các quốc gia bị Trung Quốc ép?

Tại sao Washington dở thế? Bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson biết rõ tầm quan trọng chứ. Công ty ExxonMobil của ông từng thăm dò khí đốt trong vùng tranh chấp. Đây là một bí ẩn, không rõ là Nhà Trắng của Trump cố tình không muốn can dự vào cuộc tranh chấp hay đây là phản ảnh tình trạng bê bết của Bộ Ngoại Giao, với các vị trí cao cấp vẫn còn để trống và nhiều nhân viên trung cấp bỏ đi.

Có một xác suất đáng quan ngại là Tillerson không làm gì cả để Repsol, một thời cạnh trạnh với công ty của ông, thất bại, tạo chỗ trống cho ExxonMobil nhảy vào. Nhưng như thế thì chính quyền nào sẽ còn tin vào ông Tillerson nữa?

Repsol hiện thời lấp lỗ khoan với xi-măng và tháo chạy bỏ cuộc đầu tư hơn 300 triệu. Tin tức trong vùng cho biết là tàu đo đạc địa chấn HYSY760 đang trên đường tới vùng này để điều nghiên. Luật UNCLOS bị hất ngã, và trật tự pháp lý bị giảm bớt. Đây không phải là điều không tránh được hay việc đã rồi. Nếu Hà Nội nghĩ rằng Washington sẽ hậu thuẫn, thì Trung Quốc có thể phải dè chừng – và uy tín của Hoa Kỳ trong vùng sẽ tăng lên. Thay vào đó, Trump đã để cho vùng này trôi dạt vào hướng Bắc Kinh.

31/07/2017
Bill Hayton

Nguồn: Foreign Policy

Theo CTM Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.