Tức Nước Vỡ Bờ: Cả Trăm Đồng Bào Nổi Dậy Phá Cửa Hồ, Xả Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.2 kb
Cửa xả nước hồ Ba Bàu

Sáng ngày 1/11/2004, cả trăm người dân khu vực lòng hồ Ba Bàu (xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đã kéo tới cửa xả nước của hồ Ba Bàu để đưa ra yêu sách: “Yêu cầu cơ quan chức năng trả lời rõ ràng thời gian đền bù những vùng đất ngập úng của người dân sau khi diện tích đất trong lòng hồ của họ trước đây đã bị lấp để tích trữ nước!” Kèm theo là lời tuyên bố của những người lãnh đạo cuộc nổi dậy: “Sẽ mở khoang xả nước, nếu chính quyền tiếp tục trả lời không rõ ràng!” Tin từ quốc nội cho biết, Hồ Ba Bàu trước đây chỉ là một đập tràn bình thường, không tích nước. Năm 2002, đập này được xây thành thành hồ chứa để tưới nước cho khoảng 800 ha lúa trong vùng. Tuy nhiên, cũng vì dùng để tích nước cho nên đã biến chừng 100 ha đất đang sản xuất của 103 hộ người dân địa phương bị ngập nước, cũng có nghĩa là mất trắng. Chính quyền tỉnh Bình Thuận ra tuyên bố yêu cầu dời dân ra khỏi khu vực lòng hồ, đồng thời hứa hẹn đền bù cho dân. Từ năm 2002, đến năm 2003, rồi chờ mãi trong bức xúc tột cùng cho đến tháng 9/2004, người dân mới được tin huyện Hàm Thuận Nam chỉ mới vừa hoàn tất thủ tục xin chủ trương đền bù và đến ngày 21/10/2004 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận mới chính thức ra công văn chấp thuận chính sách đền bù(!).

JPEG - 11.4 kb
2 trong 18 cửa đập Ba Bàu bị xả nước

Quá bất mãn trước sự trì trệ, chậm chạp đến mức coi thường người dân của giới lãnh đạo chính quyền, ngày 1/11/2004 mới đây trên 100 người dân địa phương đã lập tức kéo đến khu vực trạm xả nước để tính chuyện phải trái với chính quyền. Một số đồng bào đã nhẩy vào 1 trong 18 khoang chặn nước, vặn ngay van xả, khiến cho nước trong đập tuôn ra nhanh chóng. Ông chủ tịch huyện Hàm Thuận Nam cũng có mặt tại nơi đó và yêu cầu ngưng xả nước, rồi hứa sẽ sớm đền bù nhưng mọi việc xem như đã quá muộn! Cũng trong lúc đó, nhiều người dân khác tiến tới mở tiếp khoang chặn nước thứ hai. Chưa hết, để bảo vệ lực lượng của mình, hàng chục thanh niên trong xã Hàm Thạnh và phụ cận đã đứng thành hàng rào ngăn không cho các cán bộ chính quyền đóng khoang nước. Một đoàn công tác tư tưởng của huyện Hàm Thuận Nam được mời đến để kêu gọi người dân ngưng xả nước nhưng không giải quyết được gì; trong khi đó, mực nước bắt đầu dâng lên ngày càng cao. Tại đập tràn Phú Hội, xã Hàm Mỹ (cũng thuộc huyện Hàm Thuận Nam) nước dâng lên tới gần mực nước cơn lũ trong những năm trước. Mãi đến gần 11 giờ đêm cùng ngày, chính quyền đã đưa lực lượng công an của tỉnh Bình Thuận đến để đe dọa sử dụng bạo lực trấn áp thẳng tay những người dân phản kháng. Lúc đó, nhắm thấy tình hình có thể diễn ra bất lợi cho đồng bào, các nhân vật lãnh đạo trong nhóm phản kháng đã đề nghị đồng bào rút lui, nhằm tránh thiệt hại và bảo toàn lực lượng cho những đợt đấu tranh sau này nếu cần. Tức là cuộc đấu tranh trực diện của đồng bào đã kéo dài chừng 15 tiếng đồng hồ và sau đó 2 khoang xả của đập hồ Ba Bàu mới được đóng lại. Chính quyền địa phương ước đoán lượng nước bị thất thoát trong vụ nổi dậy này lên đến trên 1,5 triệu m3, gây thiệt hại cho khoảng 250ha lúa vụ mùa vì thiếu nước, tính ra gần 2 tỷ đồng bị mất trắng. Ngoài ra, vụ việc này cũng ảnh hưởng đến tình hình hạn hán gay gắt hiện nay; không chỉ nông dân thiếu nước tưới ruộng mà người dân thành phố Phan Thiết cũng cần thêm nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Và chính vì điểm “nhạy cảm” này mà chính quyền, công an tỉnh Bình Thuận đang vin vào đó để “trả thù” đối với những người dân phản kháng tại xã Hàm Thạnh.

Qua cuộc phản kháng tự phát này của đồng bào, chúng ta thấy có nhiều điều rất đáng nói.

- Nỗi bất mãn ngấm ngầm trong giới nông dân, lao động nghèo luôn chực chờ đến dịp bộc phát, chẳng hạn như biến cố vào tháng 8 vừa qua khi người dân tại thôn Xoan, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã “bao vây” khu du lịch Thiên Sơn-Suối Ngà, hoặc lâu hơn là các vụ Tây Nguyên, Thái Bình, Đồng Nai, Thọ Đà.v.v…
- Sau một tuần lễ, ngày 8/11/2004, tin về cuộc nổi dậy này của đồng bào xã Hàm Thạnh mới được đăng lên vài tờ báo, chứng tỏ hành động bưng bít thông tin của một xã hội khép kín, độc quyền truyền thông của cộng sản Việt Nam. Vụ việc này cũng bị bưng bít thông tin giống như các vụ biểu tình, phản kháng trước đây.
- Cơ chế, bộ máy hành chánh vô cùng quan liêu, ù lì và vô cảm trước những bức xúc thường trực trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Cán bộ, công nhân viên nhà nước không những không thật sự quan tâm mà còn có vẻ như coi thường những ưu tư, lo lắng và nhu cầu đời sống của người dân địa phương.
- Đây cũng chỉ là hệ quả dây chuyền tất yếu của một hệ thống chính quyền, từ trung ương đến địa phương, không có khả năng giải quyết, đáp ứng kịp thời những nguyện vọng thiết yếu, những bức xúc thường trực của người dân trong một thời gian dài. Bộ máy chính quyền đã từ lâu bóp nghẹt những tiếng nói yêu sách của người dân vì họ không có trong tay những phương tiện hay nơi chốn để có thể giải tỏa rốt ráo những bất mãn của mình. Ngoài ra, về phía người dân trong nước, chúng ta cũng thấy được nhiều điểm son đáng lưu tâm, cần phát huy để đẩy mạnh hơn nữa cho nhu cầu đòi hỏi dân sinh và dân quyền.
- Thứ nhất: Người dân đã hành động có tổ chức, kết hợp lực lượng, tạo số đông để áp đảo tinh thần thành phần cán bộ cộng sản lãnh đạo yếu kém tại địa phương và có kế hoạch tự bảo vệ lực lượng của mình khi công an hay quân đội cộng sản chính quy xuất hiện.
- Thứ hai: Người dân cũng biết cách “tạm ngừng chiến” đúng lúc để bảo toàn lực lượng khi yêu sách đã được bày tỏ bằng “hành động phản kháng”, “bất phục tùng dân sự” nhằm tạo sự chú ý của giới lãnh đạo chính quyền các cấp mà đồng thời vẫn giữ gìn được lực lượng cho những cuộc đấu tranh sau này khi cần thiết.
- Thứ ba: Những hành động phản kháng của đồng bào xã Hàm Thạnh (tỉnh Bình Thuận), thôn Xoan (tỉnh Hà Tây).v.v… đã chứng tỏ khả năng và tinh thần đấu tranh tiềm tàng trong quần chúng dưới một chế độ độc tài đảng trị đang ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm trầm trọng, không thể cứu vãn được! (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.