Tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc tại Vị Xuyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

27-7 -2014

“Nước mắt hòa cùng nước mưa, hàng nghìn người run run thắp từng ngọn nến, cắm từng nén hương trước mộ các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.”

JPEG - 43.8 kb
Ngày 26 Tháng Bảy, đoàn cán bộ Tỉnh Ủy, ĐBQH, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Giang đã tới dâng vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. (Hình: Kiến Thức)

Lần đầu tiên từ khi Việt Nam nối lại bang giao với Trung Quốc năm 1990, người ta thấy một số tờ báo ở Việt Nam đưa tin về lễ tưởng niệm các người lính CSVN đã chết trong cuộc chiến nêu đích danh chống Trung Quốc xâm lược ở vùng núi rừng biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt nhiều năm, từ 1984 đến 1989 ở Hà Giang không hề được công bố các con số thống kê cho biết sự thiệt hại. Chỉ thấy tài liệu viết về cuộc chiến này trên báo điện tử VNExpress ngày 25 Tháng Bảy nói rằng: “Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12 Tháng Bảy, 1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.”

Nhiều phần, vì thiệt hại quân số quá lớn không thể tái bổ sung kịp thời nên “Năm 1989, sư (đoàn) 356 giải thể” như VNExpress kể.

VNExpress kể rằng: “Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10,000 đến 20,000 quả. Có ngày tới trên 65,000 quả (7 Tháng Giêng, 1987). Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.”

Trung Quốc đã xua quân lấn chiếm một số khu vực ở Hà Giang, chiếm giữ những cao điểm 226, 233, 1509, 1030, 772, 685, lấn sâu vào nội địa Việt Nam từ 500 mét đến 2km mà những nơi này diễn ra những trận đánh kinh hoàng suốt nhiều năm.

VNExpress nói rằng: “Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung Ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 20h ngày 26 Tháng Bảy, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.”

Suốt 10 năm trời sau cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng (từ 7 Tháng Hai, 1979 đến 16 Tháng Ba, 1979) dọc theo 6 tỉnh, các cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn nhưng không được đề cập nhiều trên báo chí tại Việt Nam. Khi hai nước tái lập bang giao thì tin tức bị bưng bít hoàn toàn.

JPEG - 45.2 kb
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Lạng Sơn bị đục bỏ các chữ “Trung Quốc xâm lược” – (Hình: Thanh Niên)

Thậm chí, Tháng Hai, 2011, ký giả báo Thanh Niên có một ký sự đi thăm vùng biên giới từng xảy ra chiến trận với Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn nói bóng gió rằng: “Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia” dựng ở đầu cầu Khánh Khê. Nhưng tấm hình chụp tấm bia kỷ niệm được đưa ra với nhiều chữ bị đục bỏ. Toàn thể nội dung tấm bia là ’Sư đoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược.’”

Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hiện chỉ có hơn 1,700 lính CSVN có nấm mộ, trong đó có nhiều nấm mộ bia vô danh. Trong bài viết ngày 25 Tháng Bảy, VNExpress thuật lời một cựu binh tên Nguyễn Văn Kim kể rằng anh là một trong những tân binh vưà mới được huấn luyện căn bản sơ sài “hơn một tháng” là đã bị đẩy ngay ra chiến trường Vị Xuyên vì nhu cầu “cấp bách”.

Ký giả Huy Đức đi thăm vùng biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, viết bài ký sự có tựa đề “Tháng Hai Biên Giới” nhân dịp 30 năm cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em, phổ biến trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Hai, 2009. Bài viết gồm 2 phần, mới đi được nửa đầu thì bị rút xuống. Ít lâu sau thì ông bị ép “tự nguyện” thôi việc ở tờ báo này, ngồi nhà viết Blog.

Mới ngày 16 Tháng Hai vừa qua, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết tin một số người dân tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm các người lính đã hy sinh mạng sống bảo vệ biên giới phía Bắc chống Trung Quốc, một đoàn cán bộ đông đảo đã được huy động tới ca hát, nhảy múa loạn xạ, mục đích là cản trở, mở nhạc thật lớn, quấy rối những người muốn dâng hương, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng vệ quốc.

Nay thì người ta thấy báo VNExpress đăng tải thoải mái một loạt mấy bài về cuộc chiến biên giới ở tỉnh Hà Giang và các buổi lễ tưởng niệm, các cuộc thăm viếng nghĩa trang vốn từng bị bỏ hoang phế những năm trước đây. Một số báo khác cũng loan tin về sự kiện kỷ niệm này. (TN)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.