Tường thuật phiên tòa phúc thẩm Dân oan bị cướp đất – Cấn Thị Thêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(30.11.2016)

9 giờ 20: Chị MyHanh Le cho biết, chị Đặng Bích Phượng bị bắt lên xe 7 chỗ mang biển kiểm soát 30A – 121.82. Trước đó rất nhiều người dân đến tham dự phiên tòa cũng bị bắt lên xe buýt đưa đi đâu không rõ. Hiện tại xung quanh khu vực tòa án chỉ còn một nhóm nhỏ bà con đến tham dự phiên tòa, trong khi đó lực lượng an ninh đông hơn gấp trăm lần.

An ninh mặc thường phục, công an, giao thông… bố ráp quanh tòa án rất đông.

Ảnh: Facebook Le Hoang

8 giờ 40: Người bị bắt đầu tiên là anh Lê Anh Hùng, ngay sau đó một chiếc xe buýt được điều đến cùng hàng chục tên an ninh mật vụ, người dân lần lượt bị kéo lên xe buýt trong đó có cả anh Tư và anh Phương.

8 giờ 25: Hiện tại, khu vực xung quanh tóa án, nhiều người dân có mặt để tham dự phiên tòa nhưng bị ngăn cản. Nhiều người yêu mến bà Thêu cầm băng rôn và hô khẩu hiệu: “Tự do cho Cấn Thị Thêu”, “Phản đối quan chức cướp đất của dân”,”Phản đối tòa án bỏ tù người dân vô tội”…

Xe buýt được điều động đến và nhiều an ninh mật vụ đứng xung quanh đám đông người dân. An ninh vừa bắt Blogger Lê Anh Hùng, đám an ninh mật vụ xông vào kéo người dân lên xe buýt.

8 giờ 10: Từ sáng sớm hôm nay, anh Phương cho biết, khi anh thức dậy đã thấy một toán an ninh mặc thường phục đứng canh trước cổng nhà, anh Phương đi bộ ra đường lớn để đón xe Uber nhưng bị toán an ninh này ngăn cản và yêu cầu tài xế xe Uber không được chở anh và em trai, em gái và em rể đi. Nhiều người dân trong nhóm dân oan Dương Nội cũng bị chặn ở cửa không cho đi.

Sau khi nhiều lần bị ngăn cản, 2 anh em Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã đến được khu vực toán án Hà Nội. Tuy nhiên ở khu vực xung quanh tòa án bị căng dây ngăn cản, lực lượng an ninh, công an, cảnh sát được bố ráp rất đông.

Được biết, gia đình bà Thêu vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo mời tham dự phiên tòa.

JPEG - 134 kb
Những viên an ninh mặc thường phục đã ngăn cản gia đình bà Cấn Thị Thêu đến tham dự phiên tòa vào sáng ngày 30.11.2016.

Vào lúc 8 giờ sáng nay, ngày 30.11.2016, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm Dân oan bị cướp đất – Cấn Thị Thêu theo Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng”, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội.

Có 5 Luật sư tham gia bào chữa cho bà Thêu, gồm: Luật sư Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn, LS Nguyễn Khả Thành, LS Ngô Quốc Tuấn.
Bà Thêu – nạn nhân mất đất bị giới chức cộng sản kết án 20 tháng tù giam, bất chấp các luận cứ chứng minh bà Thêu vô tội được các luật sư trưng dẫn trong phiên tòa sơ thẩm, vào ngày 20.09.2016 vừa qua.

JPEG - 38 kb
Bà Cấn Thị Thêu bị giới chức cộng sản bắt vào lúc tờ mờ sáng tại tư gia khi gia đình bà còn đang ngủ, thuộc xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, vào ngày 10.06.2016.

Bà Cấn Thị Thêu bị giới chức cộng sản bắt vào lúc tờ mờ sáng tại tư gia khi gia đình bà còn đang ngủ, thuộc xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, vào ngày 10.06.2016.

Ngay sau khi bà bị bắt, các báo đài nhà nước dưới sự chỉ đạo của ban tuyên giáo đã đồng loạt kết tội bà Thêu với nhiều từ ngữ nặng nề như “kích động, gây rối, coi thường pháp luật…” và đưa ra nhiều “chứng cứ” để kết tội bà. Mặc dù các “chứng cứ” này chưa được công an tiến hành thủ tục điều tra và bất chấp nguyên tắc Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự qui định:“Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Cách đây khoảng 2 năm, vào ngày 25.04.2014, bà Thêu bị bắt giam và truy tố tội danh “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 BLHS và Tòa án Hà Nội đã tuyên án bà 15 tháng tù giam. Ngoài ra, còn có chồng bà là ông Trịnh Bá Khiêm và 7 người dân oan Dương Nội khác cũng bị kết án với tội danh trên. Khi những người này quyết tâm bảo vệ đất đai của gia đình và bà con Dương Nội bị giới chức cộng sản cưỡng chiếm, bồi thường không thỏa đáng; bên cạnh đó, gia đình bà Thêu và bà con dân oan Dương Nội bị lực lượng công quyền hành hung, đánh đập đến trọng thương bằng vũ khí chuyên dụng… Để “trả lời”, nhà cầm quyền tiếp tục ra lệnh bắt giam bỏ tù bà Thêu.

Pv.GNsP

Nguồn: Tin Mừngg Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.