Tường thuật tọa đàm “Thoát Trung về văn hóa”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều nay, 15.8.2014, tại Hội trường tầng 4, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

Đến dự, có đông đảo các nhân sĩ trí thức, học giả quen biết: Ông Nguyễn Khắc Mai, Nhà giáo Phạm Toàn, TS. Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, dịch giả Dương Tường, TS. Nguyễn Quang A, TS. Phạm Gia Minh, PGS.TS Hoàng Quý Thân, GS. Đăng Thanh Lê, GS Phạm Khiêm Ích, Đại tá Thái Kế Toại, …và rất nhiều bạn trẻ phải đứng để theo dõi cuộc tọa đàm vì hội trường không còn ghế trống.

14h04: GS Chu Hảo phát biểu mở đầu tọa đàm, thảo luận về vấn đề Thoát Trung về mặt văn hóa.

JPEG - 34.6 kb
GS. Chu Hảo và Nhà thơ Hoàng Hưng điều khiển buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

14h10: Nhà văn Hoàng Hưng trình bày tóm tắt và tổng hợp từ chùm 19 bài về vấn đề Thoát Trung về Văn hóa đăng tải trên Văn Việt.

– Ý nghĩa của vấn đề “Thoát Trung về Văn hoá”: Với quan niệm Văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm ý thức tư tưởng, niềm tin, lối sống… “Thoát Trung về Văn hoá” là sự bảo đảm nền tảng lâu bền về tinh thần cho việc thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị, kinh tế với Trung Quốc đã kéo dài quá lâu đem đến nguy cơ mất chủ quyền, cũng là nền tảng xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển bền vững, một quốc gia giàu mạnh.

– Thoát Trung về Văn hoá là thoát cái gì: thoát những mặt tiêu cực của thứ văn hoá mà giới cai trị Trung Quốc (phong kiến xưa và chủ nghĩa Mao ngày nay) áp đặt cho xã hội nước họ và ảnh hưởng nặng nề đến xã hội các nuớc phụ thuộc. Trong ý nghĩa ấy, “thoát Trung” cũng là “tự thoát”.

– Thoát Trung về văn hoá để hướng tới nền Văn hoá nào: Khôi phục, phát huy những đặc sắc văn hoá của dân tộc VN đã bị phá hủy, mai một do sự xâm lăng của Văn hoá phong kiến và Maoist Trung Quốc, tiếp thu những cái ưu việt của văn hoá các dân tộc trên thế giới, để xây dựng một nền Văn hoá Dân tộc, Hiện đại, hội nhập với nhân loại trong thế giới phẳng.

Những người tham dự đều được phát bài tổng hợp của Hoàng Hưng, gồm 10 trang in khổ A4. (Chúng tôi sẽ đăng tải lại tại blog này).

Văn bản bài nói của Hoàng Hưng gồm các phần:

A. Những ý kiến không đồng tình với chủ đề và một số ý kiến về Thoát Trung đăng trên Văn Việt. (Phạm Thành, Trần Tiễn Cao Đăng, Trần Đĩnh).

B. Ý nghĩa thời sự của cuộc thảo luận “Thoát Trung về văn hóa”

1. Việt Văn sử dụng “văn hóa” theo nghĩa rộng.
2. Thoát Trung về chính trị cũng là Thoát Trung về Văn hóa.
3. Sự phụ thuộc toàn diện của VN vào China trong nhiều năm qua trong đó phụ thuộc văn hóa là nghiêm trọng.
4. China rất ý thức “bá quyền văn hóa” và dùng văn hóa để ràng buộc VN
.

C. Thoát Trung về Văn hóa là thoát gì?

1. Tư tưởng bành trướng bá quyền, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán

2. Yếu tố phải thoát khỏi trong văn hóa Trung Hoa ngày nay nằm ở mặt Văn hóa Chính trị mà cái gốc là ý thức hệ.
– Tư tưởng phản dân chủ của Khổng giáo kéo dài đến hôm nay.
– Chủ nghĩa Mác – Lê nin?
– Thực chất hơn nữa, rút lại, chính là thoát ý thức hệ độc tài, toàn trị.

3. Rút cục, Thoát Trung là phải tự thoát: vì trớ trêu là lãnh đạo VN còn bám chắc vào ý thức hệ hơn TQ.

D. Thoát Văn hóa Trung để đi tới văn hóa nào?

1. Khôi phục những truyền thống văn hóa Việt đã bị xóa bỏ hoặc xói mòn bởi bọn xâm lược TH và sự tiếp nhận mù quáng của chính giới lãnh đạo Việt Nam.

2. Khôi phục những ảnh hưởng tinh túy văn hóa thế giới phương Tây mà VN đã có thời tiếp nhận.

3. Tư tưởng hòa bình.

Thay lời kết:

– Thoát Trung về văn hóa rút cục là thoát sự phụ thuộc, sao chép những yếu tố văn hóa tiêu cực mà các tầng lớp thống trị China đã áp đặt lên xã hội của họ và xã hội VN.

– Xây dựng nền văn hóa Việt phải: khôi phục phát huy những giá trị tinh túy của văn hóa Việt; chủ động tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của các nền văn hóa hiện đại thế giới mà tinh thần chủ đạo là “dân chủ, đa nguyên“.

– Vấn đề bao trùm cả thoát Trung, tự thoát, phải chăng là Thoát Á?

– Còn câu hỏi lớn: Thoát Trung về văn hóa bằng cách nào?
(14h42’).

Trương Thị Thúy Hằng (Học viện Quản lý giáo dục). …

Lại Nguyên Ân:
Tôi nêu vấn đề, có thể là rất nhỏ: Người VN, nhất là người cầm bút hiện nay là chưa thống nhất cách gọi tên riêng người Trung Quốc. Nên gọi tên riêng người Trung Quốc theo cách gọi của người Trung Quốc.

Đinh Bá Anh

Trần Đình Hiến:
Các vấn đề đều đụng đến cả. Nhưng mới chỉ đụng đến thắt lưng, chưa đụng đến cốt lõi. Ngay cả ở TQ, văn hóa TQ trừng trị hết thảy các nhân vật lỗi lạc nhất Trung QUốc, từ thời Tam Quốc đến Mao Trạch Đông.

Bùi Thiết
Nguyễn Xuân Diện
Bà Đạm Thư
Nguyễn Quang A
Nguyễn Khắc Mai
SV Phạm Nam Anh
Trần Đình Hiến (lần 2)
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Văn Khải
Phạm Khiêm Ích
Chu Hảo
Nguyễn Trường Sơn
Phạm Toàn

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.