Vận động Chính Phủ Đài Loan về vấn đề Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào lúc 14:30 ngày 5-12-2016 Linh Mục Nguyễn Đình Thục thuộc Giáo Phận Vinh đại diện Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Biển Miền Trung cùng với Linh Mục Nguyễn Văn Hùng và các tổ chức NGO Đài Loan như Environmental Jurist Association, Taiwan Association for Human Rights, Covenants Watch, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu VN, Cộng Đoàn Công Giáo VN Đào Viên, Wild at Heart,… đã có buổi gặp gỡ với văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan để trình bày về thảm họa do Formosa gây nên đối với đời sống người dân và môi trường Miền Trung.

Linh Mục Nguyễn Đình Thục cũng đã đại diện các tổ chức trao Thỉnh Nguyện Thư do 46 tổ chức Xã Hội Dân Sự và chính trị Việt Nam cùng với các tổ chức Đài Loan và XHDS trong vùng gửi đến Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan yêu cầu can thiệp.

Cuộc vận động được tiếp nối với một cuộc họp báo tại Quốc Hội ngày hôm sau 6-12-2016.

Sau đây là Thỉnh Nguyện Thư được gửi đến Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan:

– – –

Ngày 5 tháng 12, 2016

Kính gửi Ông Chủ Tịch Su Jia-chyuan
Viện Lập Pháp Trung Hoa Dân Quốc
Đài Bắc, Đài Loan

Thưa Ông Chủ Tịch,

Chúng tôi là những tổ chức xã hội dân sự Đài Loan và Việt Nam, đặc biệt quan tâm tới thảm họa môi trường tại Việt Nam do công ty thép Formosa Hà Tĩnh gây nên.

Vào đầu tháng Tư vừa qua, hàng trăm tấn cá chết đã trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam. Đây là thảm họa môi trường chưa từng thấy đã xẩy ra cho ngư nghiệp Việt Nam. Những nguy hại cho đời sống và thiệt hại về kinh tế còn đang tiếp diễn và cho tới nay vẫn chưa được lượng định đầy đủ.

Sau gần 3 tháng phủ nhận và chối quanh, nhà cầm quyền Hà Nội và công ty Formosa đã công bố một kết quả đã được dàn xếp giữa hai bên vào ngày 30 tháng Sáu. Thỏa thuận bí mật này đã cho thấy sự thiếu minh bạch trong việc giải quyết thảm họa môi trường nêu trên.

Vào ngày 1 tháng Tám, trong chuyến đi tìm hiểu về sự cố môi trường tại Việt Nam, Nghị sĩ Su Chih-fen và phái đoàn của Bà đã bị nhà cầm quyền Việt Nam lưu giữ 9 tiếng tại phi trường Hà Nội và sau đó tiếp tục bị gây trở ngại trên đường tới Hà Tĩnh, là nơi hoạt động của công ty thép Formosa. Là những người quan tâm, chúng tôi rất cảm kích nỗ lực của nữ Nghị sĩ Su và bức xúc khi phái đoàn của Bà lại bị ngăn cản không cho tiếp xúc với dân chúng địa phương để tìm hiểu về tai nạn môi trường tại đây.

Thảm họa môi trường tại Miền Trung Việt Nam là hậu quả của sự yếu kém, thiếu minh bạch, thiếu tôn trọng môi trường và người dân Việt Nam của nhà cầm quyền Hà Nội và công ty Formosa.

Chúng tôi yêu cầu Ông Chủ Tịch Viện Lập Pháp và các Ủy Ban liên hệ của Quốc Hội Đài Loan:

1. Yêu cầu công ty Formosa phải công bố kết quả điều tra nội bộ về nguyên nhân xả chất thải độc hại và công ty Formosa phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả mà họ đã gây ra.

2. Dùng áp lực của giới hành pháp Đài Loan để hỗ trợ lời kêu gọi của chúng tôi mở cuộc điều tra khoa học độc lập và thiết lập việc giám sát chất lượng môi trường toàn diện.

3. Theo dõi và can thiệp vào tiến trình bồi thường các nạn nhân của thảm họa để đảm bảo đầy đủ tiền bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân này.

4. Thúc đẩy công ty Formosa bạch hóa toàn bộ nội dung của các thoả thuận với chính quyền Việt Nam.

5. Thúc đẩy chính quyền Đài Loan thêm luật hoặc sửa đổi luật để ngăn ngừa các công ty có vốn đầu tư Đài Loan hoạt động tại nước ngoài không được lợi dụng các quốc gia yếu kém về luật lệ và thực thi bảo vệ môi trường.

Khi tiến hành chính sách Hướng Nam Mới của chính quyền Đài Bắc, những việc làm có trách nhiệm sẽ minh chứng cho người dân Việt Nam và các quốc gia trong vùng thấy rằng Đài Loan là một đối tác có trách nhiệm để góp phần đem lại phát triển và thịnh vượng cho toàn vùng.

Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của Ông Chủ Tịch về vấn đề hệ trọng này.

Đồng ký tên,

財團法人天主教會新竹教區越南外勞配偶辦公室
桃園越南天主教團體
環境法律人協會
台灣人權促進會
人權公約施行監督聯盟
台灣國際醫學聯盟
社團法人台灣蠻野心足生態協會
Defend the Defenders(捍衛人權)
Viet Tan(越新黨)
People’s Intellect(智慧人)
Con Se Parish, Vinh Diocese(天主教榮市教區)
Dong Yen Parish, Vinh Diocese(天主教Dong Yen教區)
Phu Yen Parish, Vinh Diocese(天主教Phu Yen教區)
Song Ngoc Parish, Vinh Diocese(天主教Song Ngoc教區)
Tam Toa Parish, Vinh Diocese(天主教Tam Toa教區)
Hoang Sa FC(黃沙FC)
Brotherhood For Democracy(兄弟民主會)
Bau Bi Tuong Than Assocation(南冬瓜會)
Former Catholic Prisoners (天主教更生人)
Chu Van An Teachers Association(周文安老師協會)
Hội Thánh Tin Lành Lutheran Việt nam-Hoa kỳ, Ms Nguyễn Hoàng Hoa(越南之美國基督教-阮黃花小姐)
Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, ông Đinh Quang Tuyến(自覺越南民族聯盟)
Viet Labor Movement(越南勞動陣線)
Saigon Paper(西貢報)
Tuổi trẻ lòng nhân ái, ông Thái Văn Dung(青年慈善,蔡文榮先生)
Vì Tương Lai, ông Trần Minh Nhật(為了未來,陳明日先生)
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, ông Nguyễn Chí Trung(社會民主越南黨,阮志忠先生)
連署團體:
1.Centre for Human Rights and Development, Mongolia(蒙古人權與發展中心)
2.Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights (LICADHO)(聯團協會與柬埔寨人權保護)
3.League for the Defence of Human Rights in Iran (LDDHI)(伊朗保護人權聯團)
4.Armanshahr Foundation/OPEN ASIA(Armanshahr 組織)
Korean House for International Solidarity (KHIS)(韓國國際團結之家)
台灣國際家庭互助協會
南洋姐妹會
綠色公民行動聯盟
彰化縣環境保護聯盟
台灣圖書室文化協會
台灣生態學會
綠色陣線
政大種子社
樹黨
自從六輕來了電子報
輔大黑水溝社
活力海岸工作協會
北大翻牆社
看守台灣協會

Phóng sự của SBTN về buổi vận động tại Quốc Hội Đài Loan:

Hình ảnh cuộc họp báo:

JPEG - 30.3 kb
Từ trái sang phải: Lm. Nguyễn Văn Hùng, Lm. Nguyễn Đình Thục, Dân Biểu Tô Trị Phần (Su Chih-fen). Bà Tô Trị Phần đến Hà Tĩnh hồi đầu Tháng 8/2016 để thị sát nhà máy Formosa và tìm hiểu về tình hình người dân trong thảm họa Formosa. Trước khi đến Hà Tĩnh bà đã bị câu lưu 9 tiếng tại sân bay Nội Bài Ảnh: FB Nguyen Tien Sy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.