Về chùm ảnh tư dinh Lê Khả Phiêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp đón Xuân Kỷ Sửu, Hội đồng hương Thanh Hóa (quê hương của Lê Khả Phiêu) đã lên Hà Nội chúc Tết ông Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu đã đón tiếp khá linh đình và đặc biệt cho tham quan ngôi nhà 4 tầng của ông vừa mới xây xong nằm bên cạnh Bộ Quốc phòng. Buổi thăm viếng này đã được “ai đó” chụp hình và được tán phát trên mạng lưới Internet với khoảng 20 tấm hình ghi lại những nét độc đáo về lối sống của một cựu tổng bí thư.

Chùm ảnh khoảng 20 tấm này giới thiệu toàn bộ cuộc đời tư của ông Lê Khả Phiêu từ cổng ra vào, phòng khách, phòng đọc sách, chân dung ông Phiêu bằng hình vẽ, hình chụp và kể cả tượng đồng… Thậm chí chùm ảnh còn giới thiệu cả một vườn rau xanh tươi mà ông Phiêu đã cho trồng để dùng riêng cho gia đình. Đương nhiên, chùm ảnh cũng ghi lại những cảnh mà đại diện Hội đồng hương Thanh Hóa đã đưa quà chúc tết ông Phiêu với những phong bì và một số kỷ vật bằng vàng trông rất lộng lẫy. Những ai đã xem qua chùm ảnh này đều có chung hai nhận xét.

Thứ nhất là những hình ảnh trong nhà của ông Lê Khả Phiêu đã nêu bật được nếp sống giàu sang của một giai cấp quý tộc đỏ trong lòng chế độ Cộng sản. Những hình ảnh này đã toát lên một sự khoe của, khoe giàu sang của một nhân vật từng ở vị trí số một của đảng Cộng sản trong một đất nước nghèo khốn.

Thứ hai là trong số những hình ảnh trưng bày, có một bàn thờ Phật to lớn nằm ở tầng thứ tư, cho thấy sự tương phản trong nếp sống tinh thần của thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Không rõ là ông Phiêu và những người lãnh đạo Hà Nội hiện nay đã giã từ tính chất vô thần của lý thuyết Cộng sản để bước sang thế giới tâm linh hồi nào qua sự tôn thờ nào là Đức Phật Thích Ca, Đức Quan Thế Âm.

Những chùm ảnh nói trên được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet khoảng vài ngày, thì có tin là ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư ra lệnh thu hồi và điều tra về việc ai đã cho phổ biến chùm hình này. Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an đã cho thành lập một ban “chuyên án” để điều tra cái gọi là “kẻ chủ mưu” đã cho tiết lộ toàn bộ hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa Lê Khả Phiêu với ban chấp hành Hội đồng hương Thanh Hóa. Họ cho rằng đây là những hình ảnh loại “quốc cấm” không những tiết lộ đến đời tư của giai cấp lãnh đạo mà còn tiết lộ những bí mật quốc gia. Ban Bí thư và Bộ Công an còn cho rằng sự tiết lộ những hình ảnh này là một âm mưu đen tối mang tính phản động nguy hiểm. Theo tin tức thì Bộ Công an đang điều tra những người trong Hội đồng hương Thanh Hóa đã tháp tùng chuyến viếng thăm tại tư dinh Lê Khả Phiêu.

Sự kiện Bộ Chính trị và Ban Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam rất khó chịu khi xem chùm ảnh hơn 20 tấm chụp hình tư dinh ông Lê Khả Phiêu là điều dễ hiểu, nhưng lại cho Bộ Công an tiến hành điều tra và gọi đó là âm mưu phản động thì rõ ràng là có sự bất ổn trong nội bộ cấp lãnh đạo. Mặc dù ông Lê Khả Phiêu không còn là tổng bí thư sau cuộc đảo chánh của nhóm ông Đỗ Mười – Lê Đức Anh vì đã ngoan cố không nghe lời của hai Thái thượng hoàng vào năm 1998; nhưng ông Phiêu vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng trong quân đội và nhóm giáo điều cực đoan ở trong đảng. Câu hỏi đặt ra là ai ra lệnh cho phổ biến các bức hình lên mạng Internet, nếu không phải là ông Lê Khả Phiêu?

Ông Phiêu là người cho chụp hình tư dinh của mình. Những hình ảnh này chắc chắn ông Phiêu phải biết là chúng sẽ chạy lung tung khi được tung ra ngoài. Nếu ông Lê Khả Phiêu không muốn hình ảnh của mình tung ra ngoài thì ông ta đã không cho chụp hình, dù là hình lưu niệm. Vậy ông Phiêu cho tung ra ngoài chùm ảnh nói trên với dụng ý gì?

Một là ông Lê Khả Phiêu muốn khoe với thiên hạ về cuộc sống giàu sang của mình. Nếu không có dụng ý khoe khoang thì ông Phiêu đã không tốn công đứng giải thích từng tấm hình cho phái đoàn đồng hương Thanh Hóa.

Hai là ông Lê Khả Phiêu muốn phá cái cung cách bí mật của triều đình cộng sản, vẽ lên tính chất có “văn hóa” của những lãnh đạo cao cấp đặc biệt là cho chính ông ta. Ông Phiêu thường hay phô diễn sự khác lạ của ông với những vị Tổng bí thư tiền nhiệm như thích đọc sách, thích nói chuyện về văn hóa, xã hội và chống tham nhũng…(?)

Thật ra thì sự giàu có của ông Lê Khả Phiêu không bằng một góc của ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Riêng ông Lê Đức Anh thì sống trong hai biệt thự lộng lẫy ở Hà Nội, trong đó có một biệt thự có đến hơn 200 bóng đèn thắp sáng cả một khu vực với khoảng 10 con chó Tây được nuôi để canh giữ quanh nhà. Gần cuối năm ngoái, khi ông Lê Đức Anh mừng sinh nhật thứ 88, lãnh đạo đảng và quân đội đã lũ lượt đến nhà ông Anh chúc mừng. Những hình ảnh này sau đó đã được Vietnamnet của Cộng sản Việt Nam cho phổ biến rộng rãi ở trên mạng Internet.

Tất cả những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là từ Ủy viên Bộ Chính trị trở lên, đều có quy chế ưu đãi của chế độ, chưa kể đến mức độ tham nhũng trầm trọng từ thượng tầng lãnh đạo. Những người này được đảng cung phụng suốt đời nên sự kiện ông Lê Khả Phiêu sống giàu sang qua chùm ảnh hơn 20 tấm, không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, chùm ảnh nói trên đã giúp cho mọi người nhìn thấy rõ hơn sự phân cực giàu nghèo trong xã hội Việt Nam hiện nay giữa một thiểu số giai cấp quý tộc đỏ với quảng đại quần chúng nghèo nàn, nhìn thấy rõ hơn bộ mặt tham nhũng và đạo đức giả, nói một đàng làm một nẻo của tầng lớp lãnh đạo CSVN.

Trung Điền
4/2/2009

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.