Vì sao CSVN im lặng trước đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

Nguyễn Uyên (CTM Media): Trong những ngày vừa qua, dư luận rất quan tâm về nguồn tin có hay không việc nhà cầm quyền CSVN ra lệnh ngưng việc thăm dò dầu khí tại lô 136-03 vì sự đe dọa của Trung Quốc. Trong lúc đó, bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN trong cuộc họp báo hôm 28 tháng 7 lại không trả lời trực tiếp sự quan tâm này mà chỉ nói chung chung rằng “hoạt động dầu khí của Việt Nam hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.”

Nhiều tin tức quốc tế loan tải rằng Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 760 cùng với 40 tàu chiến đến đe dọa Công ty Talisman-Việt Nam trực thuộc tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha khiến cho Bộ chính trị CSVN đã phải ra lệnh ngưng việc thăm dò dầu khí tại khu vực Bãi Tư Chính. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân.

CTM MediaKính chào ông Lý Thái Hùng. Thưa ông, sự tranh chấp giữa Trung Quốc và CSVN liên quan đến việc khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính mà người ta hay gọi là lô 136-03 đã có từ lâu, thế nhưng lần này sự việc có vẻ nghiêm trọng tạo sự quan tâm của dư luận. Ông nhìn vấn đề này như thế nào?

Lý Thái Hùng: Trước hết, chúng ta cần biết là bãi Tư Chính có một vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế vùng biển, cách Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông. Bãi Tư Chính là bãi ngầm lớn, ở cạnh đường hàng hải quốc tế giữ một vị trí chiến lược đối với quần đảo Trường Sa.

Vì thế, những tranh chấp giữa Trung Quốc và CSVN tại bãi Tư Chính tiếng Anh gọi là Vanguard Bank, còn Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc đã có từ năm 1992 khi Bắc Kinh ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone của Hoa Kỳ. Đến năm 1994, CSVN cũng ký hợp đồng với công ty Mobil thăm dò dầu khí tại bãi Thanh Long gần bãi Tư Chính đã tạo ra sự căng thẳng trên biển Đông một thời gian.

Những năm sau đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty BP của Anh tiếp tục thăm dò dầu khí quanh khu vực này, nhưng đến năm 2009 vì những đe dọa của Bắc Kinh nên BP đã rút ra khỏi việc tìm dầu khí ở bãi Tư Chính.

Sau khi xảy ra vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, CSVN đã cho Tập đoàn dầu khí ký với công ty Talisman của Canada thành lập một liên doanh Talisman – Việt Nam thăm dò dầu khí tại lô 136/3 trong khu vực bãi Tư Chính, nhưng đến năm 2015 thì Tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha mua lại. Từ đó cho đến nay Repsol đã chi hơn 300 triệu Mỹ Kim cho công ty con Talisman – Vietnam xây dựng hạ tầng thăm dò dầu khí ở khu vực này.

Đầu tháng 7 năm 2017, Tập đoàn Repsol thông báo cho CSVN là họ đã tìm thấy một mỏ khí đốt lớn, cùng lúc nhà cầm quyền CSVN lại nhận những đe dọa tấn công từ Trung Cộng vào các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không ngưng thăm dò khí đốt tại bãi Tư Chính.

Đe dọa tấn công này được Bắc Kinh chuyển trực tiếp cho tòa Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 7 và nhất là yêu cầu miệng từ Thượng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch quân ủy Trung Cộng viếng thăm Việt Nam và đột ngột bỏ về vào ngày 18 tháng 7.

Sau khi đưa ra đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của CSVN trên quần Trường Sa, ngày 22 tháng 7, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 760 cùng với 40 tàu chiến đến bao vây quanh khu vực bãi Tư Chính. Trước áp lực này, Bộ chính trị đảng CSVN đã phải họp nhiều buổi vào tuần lễ giữa tháng 7 và cuối cùng đi đến quyết định áp lực công ty Talisman – Vietnam phải tìm lý do kỹ thuật “tránh bão” để chấm dứt mọi kế hoạch tìm dầu vào ngày 24 tháng 7.

Những diễn tiến nói trên cho chúng ta thấy rằng, Trung Quốc đã có thái độ “côn đồ” đe dọa CSVN ngưng khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính vì họ sợ Tập đoàn Repsol tìm ra dầu và đương nhiên giúp Hà Nội đi trước một bước trong việc xác định chủ quyền mà Bắc Kinh chủ trương nằm trong vùng lưỡi bò của họ.

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Cộng tại Hà Nội ngày 18 tháng Sáu, 2017. Ảnh: Báo Mới.
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Cộng tại Hà Nội ngày 18 tháng Sáu, 2017. Ảnh: Báo Mới.

CTM Media: Tại sao CSVN lại im lặng trước những đe dọa từ phía Trung Quốc?

Lý Thái Hùng: Những diễn tiến xảy ra vụ tranh chấp vừa qua giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã được dư luận nhắc đến từ giữa tháng 7, nhất là sau chuyến thăm và bỏ về đột ngột của Thượng tướng Phạm Trường Long, Bộ ngoại giao CSVN và truyền thông lề đảng hoàn toàn im lặng.

Mãi đến 4 ngày sau khi Tập đoàn Repsol ngưng mọi việc thăm dò dầu khí ở lô 136/3, bà Lê Thị Thu Hà, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao mới lên tiếng nhưng không đi thẳng vào vấn đề. Bộ ngoại giao CSVN hoàn toàn tránh né và chỉ nêu ra “đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền và lợi ích chính đảng của Việt Nam” mà thôi.

Rõ ràng là lãnh đạo CSVN đã cố tình im lặng, hay nói đúng hơn là tránh né đề cập đến những đe dọa mang tính quân sự của Bắc Kinh lên các căn cứ ở Trường Sa. Sự im lặng này đến từ hai lý do:

Thứ nhất là lo sợ làm bộc phát làn sóng biểu tình chống Trung Quốc tại các đô thị lớn, đe dọa đến tình hình chính trị trong nước. Có thể nói đây là lý do quan trọng nhất, vì hơn ai hết lãnh đạo CSVN hiểu rất rõ tác động của ngòi nổ Trung Quốc làm bùng cháy lên làn sóng phản kháng từ những bất mãn lan tràn trong dân.

Thứ hai là lo ngại xung đột leo thang dẫn đến chiến tranh thì nhiều phần bất lợi nằm ở phía CSVN. Bất lợi không chỉ về phương diện quân sự mà có thể dẫn đến việc mất thêm một số đảo, bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc.

Nói tóm lại, tình hình tranh chấp nội bộ đảng do những đấu đá phe nhóm cùng với sự yếu kém của nền kinh tế hiện nay, CSVN rất ngại những bất ổn trên biển Đông và những đòn thù của Bắc Kinh trên mặt kinh tế nên đành ngậm miệng.

CTM Media: Một số dư luận cho rằng việc Trung Quốc có những hành động răn đe đối với CSVN là muốn dằn mặt việc đảng CSVN đang nhận những trợ giúp của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ để tham gia vào liên minh chống Trung Quốc.

Lý Thái Hùng: Theo tôi, những hành động răn đe của Bắc Kinh hiện nay đối với CSVN là nhắm vào việc ngăn chận khai thác dầu khí trên biển Đông là chính, nhưng không phải là không có những động lực khác như cô lập CSVN để dễ bề thao túng và duy trì ảnh hưởng quan thầy lên lãnh đạo Hà Nội.

Trong những năm gần đây sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981, CSVN một mặt duy trì các quan hệ hợp tác cấp đảng và chính phủ về biển Đông đối với Bắc Kinh, nhưng mặt khác đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ để trang bị cho lực lượng hải quân và không quân nhằm mở rộng khả năng kiểm soát vùng cận biển.

Sự kiện CSVN nhận 6 tàu tuần tra biển của Nhật và 6 tàu tuần tra cao tốc, một tuần dương hạm loại 3.000 tấn của Hoa Kỳ, giúp cho lực lượng cảnh sát biển CSVN đã mở rộng tầm hoạt động mạnh mẽ hơn; nhưng so với tiềm lực quân sự của Trung Quốc trên biển Đông thì như muối bỏ biển. Do đó, Trung Quốc không mấy quan tâm vào sự trang bị lực lượng tuần tra biển gần đây.

Điều mà Bắc Kinh lo ngại chính là CSVN đã tăng cường các hoạt động thăm dò dầu khí trên biển Đông với các công ty của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Ấn Độ. Bắc Kinh lo ngại vì hai lý do:

Thứ nhất là nếu các công ty này tìm được dầu khí như trường hợp công ty Talisma – Việt Nam của Tập đoàn Repsol vừa khoan tìm ra mỏ khí đốt lớn ở bãi Tư Chính, sẽ giúp cho Hà Nội lôi kéo nhiều nước nhảy vào đầu tư khai thác, vô hình chung xác định chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc khó có thể thắng trong tranh chấp.

Thứ hai là khi tìm được dầu khí, CSVN sẽ tìm cách “thoát Trung” về mặt kinh tế, mở rộng các hợp tác với Nhật, Hoa Kỳ và từ đó liên minh Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Ấn mới trở thành một đe dọa cho Trung Quốc.

Nói tóm lại, Trung Quốc không lo ngại khả năng tăng cường việc tuần tra của CSVN trên biển Đông qua sự giúp đỡ của Hoa Kỳ hay Nhật mà là không chấp nhận sự kiện CSVN cộng tác với vài Tập đoàn tìm được mỏ dầu khí dưới lòng Biển Đông, và không muốn CSVN thêm vây cánh để tách rời khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.

CTM Media: Như vậy sau những áp lực của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, nếu CSVN tiếp tục khai thác dầu khí thì có dẫn đến xung đột lớn, và các quốc gia liên hệ như Hoa Kỳ hay Nhật Bản có nhảy vào can thiệp hay không?

Lý Thái Hùng: Hiện nay, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã hợp tác với công ty của ba quốc gia Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Ấn Độ để tìm dầu khí tại ba khu vực khác nhau:

Một giàn khoan của Tập đoàn Repsol, Tây Ban Nha. Ảnh: Internet
Một giàn khoan của Tập đoàn Repsol, Tây Ban Nha. Ảnh: Internet

Tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha đã bỏ ra 300 triệu Mỹ Kim cho công ty con mua lại từ Canada vào năm 2015 là Talisman – Vietnam khai thác lô 136/3 tại bãi Tư Chính. Tập đoàn Repsol vừa tìm được mỏ khí đốt vào đầu tháng 7 thì bị Trung Quốc áp lực phải ngưng.

Tập đoàn Exxon Mobil của Hoa Kỳ đã bỏ ra 600 triệu Mỹ Kim để đầu tư vào dự án mỏ khí Cá Voi Xanh tại các lô 117, 118, 119 và 120, nằm ngoài khơi Đà Nẵng. Theo các chuyên gia thì giá trị đầu tư của dự án Cá Voi Xanh này có thể lên đến 20 tỷ Mỹ Kim vì có trữ lượng mỏ khí lên đến 150 tỷ mét khối. Dự án này nằm ngay trên đường lưỡi bò nên chắc chắn sẽ bị Trung Quốc áp lực một khi việc tìm tìm có kết quả sơ khởi như ở bãi Tư Chính.

Tập đoàn dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ vừa mới ký với Tập đoàn dầu khí Việt Nam để tiếp tục dự án tìm dầu khí tại lô 128 nằm ngoài khơi biển Đông. Theo một cán bộ cao cấp của Videsh cho biết lợi ích từ lô 128 mang tính chiến lược nhiều hơn thương mại vì việc khai thác dầu mỏ ở đây được xem là có rủi ro cao và tiềm năng trữ lượng khá hạn chế.

Dự án khai thác của Tập đoàn Repsol tại bãi Tư Chính đã ngưng, hiện chỉ còn Tập đoàn Exxon Mobil Exxon của Hoa Kỳ và Tập đoàn Videsh của Ấn Độ tiếp tục. Nếu hai dự án của Mobil Exxon và Videsh tìm ra khí đốt như Tập đoàn Repsol thì chắc chắn Trung Quốc sẽ không để yên mà tìm cách áp lực.

Khác với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Ấn Độ chắc chắn sẽ không tự “rút lui” mà tìm cách bảo vệ quyền lợi những công ty của quốc gia mình. Vì thế theo tôi thì các quốc gia Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ can thiệp, nhưng mức độ can thiệp ra sao cần phải chờ đến lúc bối cảnh thật xảy ra mới có thể phân tích chính xác.

CTM Media: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.