Việt Cộng Lội Ngược Dòng Trên Mạng Internet

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu tháng 7 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị Định 97 để quy định lại những hình phạt hành chánh liên quan đến những ai bị chế độ gọi là vi phạm trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ và thông tin trên Internet. Nghị Định này được coi là kết quả thai nghén hơn một năm trời của Bộ thông tin và Truyền thông nhằm sửa đổi lại Nghị định 55 về quản lý Internet ban hành vào năm 2001. Đến cuối tháng 7 năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dựa theo nội dung của Nghị Định 97 để ra một Thông Tư số 07/2008/TT-BTTTT về quản lý Internet, nhưng đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát các trang nhật ký điện tử cá nhân, gọi là Blog, đang bùng phát mạnh mẽ trong vòng 2 năm (2007 và 2008) tại Việt Nam. Trong cuộc tiếp xúc với báo chí vào cuối tháng 9, Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cho biết là hiện ở Việt Nam có khoảng 24 triệu người sử dụng Internet trong đó có khoảng 3 triệu Blogs xuất hiện và con số này đang mỗi ngày một gia tăng, tạo một ảnh hưởng rất lớn về mặt dư luận. Vì những thông tin của các Blogs trở nên quá nhanh và quá nhạy cảm nên ông Đỗ Quý Doãn cho biết là họ không thể buông lỏng quản lý và kể từ đầu tháng 12 năm 2008, Bộ này sẽ xử phạt những trang nhật ký điện tử (Blogs) có nội dung chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…

Từ năm 1997 khi dịch vụ Internet xâm nhập và lan rộng tại Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị Định mang số 21, do ông Võ Văn Kiệt ký nhằm quy định những kiểm soát gắt gao về sự trao đổi thông tin qua E Mail của những người trong nước. Đến năm 2001, Cộng sản Việt Nam lại ra Nghị định số 55 do ông Phan Văn Khải ký nhằm quy định chặt chẽ hơn về những trang Web và nhất là tung chỉ thị kiểm soát các dịch vụ thuê bao Internet. Khi những trang nhật ký điện tử (Blogs) bùng phát từ giữa năm 2007 với những thông tin đa dạng về tình hình Việt Nam, nhất là những tiết lộ mang tính “thâm cung bí sử” của chế độ Cộng sản Việt Nam, đã làm cho Hà Nội giật mình. Họ những tưởng đã khống chế được mọi luồng tin tức ở trong nước khi nắm chặt trong tay hơn 700 tờ báo và các phương tiện truyền thông đại chúng khác như đài phát thanh, truyền hình, các trang web…; nhưng sự ra đời của các Blog đã đưa thông tin vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chế độ Hà Nội.

JPEG - 51.4 kb

Từ năm 1997, Cộng sản Việt Nam đã phải ba lần sửa đổi những biện pháp kiểm soát Internet và hình phạt để chạy đua với sự phát triển của mạng Internet cho thấy là chế độ Hà Nội đã đi ngược dòng:

Thứ nhất, nhân loại đang ở vào thời đại của cuộc cách mạng tri thức, trong đó sự hiểu biết của con người cần phải được trao đổi để giúp nhau thăng tiến. Internet đang là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp mở mang kiến thức. Tìm cách ngăn chận, kiểm soát để thống lĩnh mạng Internet vào trong tay một thiểu số quyền lực, Cộng sản Việt Nam không những đã đi ngược dòng của sự tiến hóa mà còn làm một công việc mang tính chất “lấy thúng úp voi”.

Thứ hai, Cộng sản Việt Nam hay nói đến mục tiêu theo đuổi cao đẹp là tạo dựng một xã hội công bằng và một đất nước văn minh, nhưng chính họ lại tìm cách kiểm soát Internet, đặc biệt là những trang nhật ký điện tử cá nhân – nơi góp phần chuyên chở rất nhiều những thông tin để mở mang kiến thức, học hỏi và xây dựng xã hội. Cộng sản Việt Nam đã không những đi ngược với chủ trương mà họ thường rêu rao lại còn đang biến Việt Nam thành một ốc đảo bần cùng và lạc hậu.

Ngoài tính chất đi ngược dòng của những quyết định kiểm soát các trang Blogs, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn chứng tỏ họ đang lo sợ một nguy cơ mới, đó là không còn có thể giấu diếm những điều sai trái của chế độ đối với quần chúng và quốc tế, và lại càng không thể che giấu làn sóng chống đối của người dân đang càng ngày càng dâng cao và những bất ổn định chính trị đang ngày càng lan rộng.

Từ nhiều năm qua, khi nói đến phong trào đấu tranh ở trong nước, Cộng sản Việt Nam hay đổ lỗi cho những thế lực thù địch ở bên ngoài, nhất là của các tổ chức đảng phái người Việt tại hải ngoại, với chủ tâm nhằm trấn an nội bộ đảng Cộng sản và các nhà đầu tư ngoại quốc rằng Việt Nam đang có sự ổn định chính trị; những chống đối nếu có đều bị giật dây từ bên ngoài. Nhưng qua ba cuộc phản ảnh lớn lao của hàng triệu Bloggers tại Việt Nam về: 1/ Cuộc vận động biểu tình chống Trung Quốc của Thanh niên sinh viên và Trí thức nhân vụ Bắc Kinh thành lập Huyện Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam từ tháng 12 năm 2007; 2/ Loan tải và cập nhật các tình hình đấu tranh của giáo dân Thái Hà kể cả việc công bố những hình ảnh đàn áp của công an Cộng sản Việt Nam đã góp phần kích động lửa đấu tranh của người dân ở trong và ngoài nước; 3/ Vụ lụt lội kéo dài một tuần lễ khiến cho thành phố Hà Nội chìm trong biển nước cùng với việc phê phán thái độ kẻ cả và khinh dân của lãnh đạo Hà Nội trong vụ lụt này đã làm cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bị ê mặt trước sự tang thương của các nạn nhân lũ lụt.

Ngoài ba cuộc vận động mang tính chất đồng bộ và ào ạt của các trang nhật ký điện tử cá nhân, những bài ý kiến, những tâm tình và nhất là những sưu tập tin tức về đời sống khốn khó của dân chúng bên cạnh những giàu sang của giới lãnh đạo, đã giúp cho mọi người nhìn thấy những nghịch lý của xã hội Việt Nam, hoàn toàn khác xa với những bản tin tuyên truyền trên các báo chí, truyền thanh, truyền hình của nhà nước. Chính những nội dung loan tải này của các Bloggers đã khơi dậy một làn sóng thông tin ngoài luồng, và mở ra một phong trào ‘dân báo’ (báo chí của người dân) để đối lập lại những thông tin bị bưng bít của Cộng sản Việt Nam.

Các chế độ độc tài thường hay tựa trên ba chân vạc để duy trì ách thống trị. Đó là 1/ Bạo lực qua bộ máy quân đội công an; 2/ Bưng bít thông tin qua kiểm soát báo chí, truyền thông; 3/ Giáo dục ngu dân qua việc kiểm soát học đường. Trong thời đại mở cửa ngày hôm nay, Cộng sản Việt Nam đã gãy mất chân giáo dục ngu dân vì kiểm soát không nổi. Họ chỉ còn lại hai chân vạc phải cố chống đỡ là bạo lực và bưng bít thông tin. Tuy nhiên với sự bùng phát của các trang Blog trong thời gian tới, những biện pháp cấm đoán hay kiểm soát của Bộ thông tin và Truyền thông Cộng sản Việt Nam sẽ không thể nào dập tắt được phong trào dân báo ở trong nước vì đó chỉ là hành động “lấy thúng úp voi” mà thôi.

Trung Điền
Dec 29 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.