Việt Nam: Tại sao Đảng đàn áp bloggers nặng nề hơn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

RSF công bố ngày 4/8/2017

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kinh ngạc trước tình trạng bất ngờ gia tăng truy bức các nhà bất đồng chính kiến bởi chế độ độc đảng độc đoán tại Việt Nam. 7 bloggers và nhà dân báo đã bị bắt trong mấy tuần gần đây và 2 người đã bị án tù nhiều năm.

Ở một đất nước mà nhiệt tình cách mạng là yếu tố sống còn của chế độ và nhà nước thì tin tức về các thất bại là điều cấm kỵ. Các nhà dân báo nêu những vấn đề đó đều bị xem là kẻ thù của nhà nước.

Chỉ trong vòng 2 tuần qua, 5 người đã bị bắt về tội danh ’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ’hoạt động chống lại nhà nước’ theo điều 79 bộ Luật Hình Sự. Họ đều có thể bị án tử hình chỉ vì những gì họ đã đăng.

Những người bị bắt ngày 30 tháng 7 bao gồm 4 cựu tù nhân lương tâm, là các bloggers Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, và luật gia nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.

Họ bị truy tố đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Đài, một thành viên của hội Anh Em Dân Chủ — hội của những cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài cũng đã bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội ’tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNVN’ theo điều 88 bộ Luật Hình Sự.

Trong khi đó, Blogger Lê Đình Lượng bị công an thường phục bắt tại tỉnh Nghệ An vào ngày 24 tháng 7 khi đến thăm vợ của ông Nguyễn Văn Oai, một người bảo vệ nhân quyền và cũng là nhà dân báo, bị bắt ngày 19 tháng 1.

Ông Lượng sống tại một trong những vùng bị ảnh hưởng chất độc từ một nhà máy luyện thép của Đài Loan vào tháng 4/2016 và thường viết về sự việc này trên Facebook. Bản thân là một cựu chiến binh, ông cũng viết về cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam vào năm 1979.

RSF tuyên bố ’Chúng tôi mạnh mẽ lên án các vụ bắt bớ và xử án gian trá trong mấy tuần qua. Nhờ công nghệ mới mà các nhà dân báo Việt Nam đã có thể viết về những diễn biến và mô tả thực trạng tại nước này một cách sống động và rất khác với những bài bản tuyên truyền của nhà nước’.

’Những vụ bắt bớ tùy tiện hiện nay đòi hỏi cộng động quốc tế phải có những phản ứng hữu hiệu, áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải thả những người đang bị giam giữ và phải ngưng xách nhiễu các nhà dân báo.

Niềm hy vọng mới cho những kẻ cai trị độc đoán

Một số nguồn tin cho RSF biết nhà nước Việt Nam đang đàn áp quyền thông tin nặng nề hơn vì nhiều lý do. Sóng gió trên chính trường quốc tế dẫn đến việc đắc cử của một số lãnh tụ mới, bao gồm cả ông Donald Trump tại Hoa Kỳ, đã cho chính quyền Việt Nam thêm rảnh tay hành động.

Tuy chính phủ trước của Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam bằng cách không xen vào chuyện nội bộ, nhưng họ vẫn là tiếng nói hàng đầu ủng hộ nhân quyền và tìm cách thúc đẩy các quyền đó.

Việc đắc cử của ông Trump đã chấm dứt chính sách này và, theo ông Jonathan London – một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam, đã góp phần đáng kể vào trận đàn áp bất ngờ hiện nay. Việc ông Trump rút ra khỏi Hiệp ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn đã gở bỏ lý do khiến Đảng Cộng Sản đang cai trị Việt Nam phải cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền.

Phe bảo thủ trong Đảng đang cố gắng tận dụng tình hình này để chiếm ưu thế bằng cách xiết chặt tin tức và dòng thông tin trong nước. Bất cứ ai đăng bài vở phản ánh không tốt về chính quyền đều bị trừng phạt khắc nghiệt, đặc biệt trong lúc đang có căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc vì khai thác dầu khí tại biển Hoa Nam (*).

Các bloggers viết về sự khuynh loát của Trung Quốc trong khu vực thường bị xách nhiễu, tấn công hay truy tố, chẳng hạn như trường hợp của ông Phạm Minh Hoàng, một nhà bất đồng bị tống xuất gần đây ra khỏi nước.

Các bloggers cũng thường viết về cách đối phó luộm thuộm của chính quyền trước thảm họa môi trường do hãng Thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan thải chất độc tại tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 4/2016.

Đã hơn một năm kể từ khi thảm họa xảy ra và Đảng dự kiến đáng lẽ các phê phán đã lặng xuống rồi. Nhưng không, trong nỗ lực tranh đấu cho dân chủ và tự do thông tin, các nhà dân báo không chấp nhận bỏ trôi sự việc. Chính quyền nay rõ ràng muốn bịt miệng họ vĩnh viễn.

Những bloggers bất đồng chính kiến làm Đảng bực mình thường bị đánh đập. Blogger Trần Thị Nga là một trong những nạn nhân bị bạo hành trước khi bà bị bắt và bị kết án 9 năm tù vào ngày 25 tháng 7 về tội ’tuyên truyền chống nhà nước’.

Mẹ của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger bị kết án 10 năm tù vào cuối tháng 6, báo rằng sức khỏe bà Quỳnh đang tệ hại dần trong tù và giới chức cai tù không cho bà nhận thuốc của gia đình gởi vào.

Cùng lúc, bà Nga đang bị các ’biện pháp kỷ luật’ trong tù, kể cả bị biệt giam trong những điều kiện tồi tệ nhất. Đây là một thủ thuật độc ác để cố gắng gột bỏ lý tưởng của những nhà bất đồng chính kiến.

Việt Nam hiện đứng hàng thứ 175 trong tổng số 180 nước trong thống kê về Tự Do Báo Chí Thế Giới 2017 của RSF.

(*) Nguyên văn tên do RSF dùng

Nguồn: RSF

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.