Việt Nam tước quốc tịch của blogger là hành động thái quá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài quan điểm của ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á thuộc Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), được đăng trên trang TheNewsLens ngày 14 tháng Sáu, 2017.

– – –

Hành vi của chính quyền Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là một điều vô cùng thái quá.

Hành vi xúc phạm nhân quyền không thể biện minh được này đánh dấu một mức độ thấp hèn mới của Hà Nội về cách đối xử với giới đối kháng chính trị, bởi vì việc này có nghĩa rằng họ không đáng là người Việt Nam, tước bỏ bản sắc và quốc tính của họ qua một thủ đoạn bất ngờ.

Cộng đồng thế giới, nhất là các nhà viện trợ cho Việt Nam, phải nói với Hà Nội là hành vi này không thể tha thứ được, lá thư của Chủ tịch nước phải được thu hồi và hành động này phải được rút lại ngay lập tức.

Đây phải là một bài học cho những động thái trả đũa khắc nghiệt của chính quyền đối với giới hoạt động chính trị không thể xảy ra mà không bị mất mặt và mất uy tín đối với thế giới. Đã đến lúc phải hành động để bảo đảm là không có một nhà hoạt động chính trị Việt Nam nào khác bị trừng phạt nặng nề kiểu bị tước quốc tịch Việt Nam trong tương lai.

Ông Phạm Minh Hoàng, trong lứa tuổi 60, sinh ra tại Vũng Tàu mà bây giờ là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đi du học tại Pháp năm 1973. Ông trở lại Việt Nam dưới dạng một công dân Pháp năm 2000 và dạy môn khoa học ứng dụng tại Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

Ông Phạm Minh Hoàng viết blog dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, bị bắt ngày 13 tháng Tám, 2010 vì bị tình nghi là có liên hệ đến đảng Việt Tân bị cấm hoạt động, một tổ chức từng kêu gọi nổi dậy chống đối chính quyền cộng sản nhưng sau này đổi qua phương cách chống đối ôn hòa.

Ông bị kết án vào ngày 10 tháng Tám, 2011, với tội danh “có những hoạt động chống chính quyền”, theo điều 79 của Bộ luật hình sự. Ông bị án tù ba năm, sau đó bị quản chế tại gia 3 năm.

Trang blog của ông viết về nhiều đề tài xã hội và chính trị Việt Nam. Ông cổ võ cho quyền lao động và nhân quyền, hòa hợp dân tộc, tự do ngôn luận, và dân chủ.

Kể từ giữa năm 2016, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất hàng chục bloggers và nhà hoạt động và kết tội họ bằng những điều lệ mơ hồ về vi phạm an ninh quốc gia. Tính đến tháng Giêng 2017, Việt Nam có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động bị giam cầm chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội và tôn giáo. Human Rights Watch đã từ lâu kêu gọi Việt Nam bãi bỏ những điều luật hình sự hóa các quyền biểu đạt ôn hòa.

Nguồn: TheNewsLens

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.