Vụ Án Chính Trị của Tổng Cục II Trực Thuộc Bộ Quốc Phòng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 65.6 kb
Từ trái sang phải: Lê Đức Anh, Võ Nguyên Giáp, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng

Vụ án Tổng Cục II, trực thuộc Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam đang làm chấn động dư luận ở trong và ngoài Việt Nam, qua những lá thư tố cáo của một số cựu tướng lãnh và cựu đảng viên cao cấp trong đảng Cộng sản Việt Nam. Theo dư luận đánh giá thì vụ án này còn nghiêm trọng hơn vụ án Nam Cam, Lã Thị Kim Oanh, liên quan đến sự sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam vì nó liên hệ đến giới lãnh đạo cao cấp trong việc dùng cơ quan an ninh tình báo để tiêu diệt và khống chế nhau. Vụ án này khởi sự từ một vài lá thư tố cáo của một số cựu chiến binh vào năm 1998. Họ tố cáo Tổng Cục II, cơ quan tình báo và phản gián của quân đội đã ’sử dụng những thông tin sai lạc để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong đảng’, cụ thể là qua các vụ án được liệt kê như vụ Sáu Sứ, vụ Xiêm Rệp, vụ T4… mà đa số nhắm vào việc tố cáo tướng Lê Đức Anh đã cho đàn em nguỵ tạo tin tức để tấn công cựu tướng Võ Nguyên Giáp và một số nhân vật cao cấp ở trong đảng bị cơ quan CIA mua chuộc. Được biết, Tổng Cục II, nguyên trước đây là Cục Quân báo nằm trong Bộ Tổng Tham mưu; nhưng từ sau đại hội đảng Cộng sản Kỳ VII vào năm 1991, tướng Lê Đức Anh, lúc đó là Chủ tịch nước đã ra Nghị Quyết số 96/CP nâng lên thành Tổng Cục II, có chức năng lo về an ninh, tình báo, phản gián nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ truởng Bộ Quốc Phòng. Thời đó, Tổng Cục II đuợc giao cho Tướng Đặng Vũ Chính, Tưóng Nguyễn Chí Bình, là những người thân tín của Tuớng Anh nắm giữ.

Bẵng đi một thời gian, vụ ’Tổng Cục II’ lại được nhắc đến vào đầu năm 2004 qua lá thư của Tướng Võ Nguyên Giáp gửi Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư và ủy ban kiểm tra trung ương đảng để góp ý kiến về việc tổng kết 3 năm thực hiện nghị quyết của đại hội đảng kỳ IX. Trong lá thư này ở phần chót, ông Giáp đã nêu lên vấn đề ’bảo vệ chính trị nội bộ’ để yêu cầu trung ương đảng giải quyết những vụ án chính trị xoay quanh Tổng Cục II, một cách công khai theo pháp luật của nhà nước và kỷ luật của quân đội. Để hỗ trợ cho các yêu cầu của tướng Giáp, một số cựu tướng lãnh và cựu sĩ quan trong quân đội đã soạn lá thư đề ngày 17 tháng 6 năm 2004, đứng tên Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, gửi ban chấp hành trung ương đảng, bộ chính trị, ban bí thư và ủy ban kiểm tra trung ương đảng của khóa 7, 8 và 9 để yêu cầu điều tra và đem ra xét xử công khai những người có liên hệ trong các vụ án chính trị do Tổng Cục II dựng ra, đồng thời chấn chỉnh lại Tổng cục này. Tướng Nguyễn Nam Khánh từng là Ủy viên Trung Ương đảng, Cục phó cục tuyên huấn, phó chủ nhiệm kiêm bí thư đảng ủy thuộc Tổng cục chính trị quân đội Cộng sản cùng thời với Tướng Lê Đức Anh, Tướng Đoàn Khuê và có thời được Bộ chính trị giao cho nhiệm vụ theo dõi một số vấn đề gọi là ’bảo vệ chính trị nội bộ”.

Vì lá thư này mà ông Lê Hồng Hà, cựu Đại tá Công an hồi hưu đã bị đàn em là Đại tá công an Hà Nội Đào Trọng Sĩ dẫn một tiểu đội công an đến nhà lục soát để tìm kiếm bức thư vào tối ngày 10 tháng 7; nhưng đã không tìm thấy. Đúng một tuần sau, lá thư của Thượng Tướng Nguyễn Nam Kháng đã phổ biến khá rộng trên mạng Internet và đuợc tán phán rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc, tạo một sự giao động khá lớn trong hàng ngũ đảng viên cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam. Trong lá thư, Tướng Nguyễn Nam Khánh đã tố cáo một số vụ án đáng quan tâm như:

1/Vụ án Xiên Riệp. Đó là vụ án tàn sát đẫm máu hàng trăm cán bộ cộng sản Campuchia ở Xiên Riệp năm 1983 với nhiều nghi vấn là có liên hệ đến Tướng Lê Đức Anh, vì tướng Anh đang là người chỉ huy mặt trận Campuchia trong thời kỳ này. Theo tố cáo thì vụ Xiên Riệp là do Cục 12 trước là Cục 2 đã dựng tài liệu, chứng cứ không có thật, dựa theo tin địch, vu oan cho nhiều cán bộ Campuchia, dùng nhục hình, tra tấn, mớn cung gây ra những đau đớn tinh thần lẫn thể xác và sau đó là tàn sát.

2/Vụ án T4. Đó là vụ án tình báo ma, dựng chuyện lên rằng CIA đã móc nối một số cán bộ lãnh này, để tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau qua một số tin ngụy tạo như CIA đã móc nối ông Trương Tấn Sang, ông Phan Văn Khaỉ, ông Nguyễn Tấn Dũng… để làm việc cho nước Mỹ hoặc gây phân hóa trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

3/Vụ án Sáu Sứ. Đó là vụ án mà theo tài liệu do chính bà Nguyễn Thị Sứ là một cán bộ cao cấp ở Sài Gòn khai với Tổng Cục II gồm 16 cuộn băng rằng bà đã cùng một số người từ miền Nam ra móc nối với một số bộ hạ của tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có Hà Kế Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương đảng. Bộ trưởng Thủy Lợi, Thanh Quảng, nguyên bí thư của Tướng Giáp. Lê Hoàng, Phó bí thư thành uỷ Hà Nội. Họ đích thân gặp tướng Giáp bàn chuyện đưa Tướng Giáp lên làm Tổng Bí Thư hoặc làm chủ tịch nước, đưa tướng Trần Văn Trà ra làm bộ trưởng Quốc phòng để rồi sẽ thay Tướng Giáp làm Tổng bí thư trong tương lai.

Trước diễn biến nói trên, ngày 20 và 21 tháng 7, hai ông Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh đã phải đến nhà gặp riêng Tướng Võ Nguyên Giáp để yêu cầu không xé to vấn đề và hứa là sẽ giải quyết vấn đề này rốt ráo trong nội bộ đảng; nhưng Tướng Giáp đã không đồng ý và yêu cầu mang ra xử công khai. Liền sau đó, ngày 25 tháng 7 năm 2004, một số cán bộ lão thành tại Hà Nội gửi thêm một số lá thư đặt vấn đề Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương đảng không có quyền ngăn cản việc truy tố những tội phạm trong Tổng cục II, tức là đòi lãnh đạo đảng đứng ra ngoài vụ án, dành quyền truy tố cho bộ công an và viện kiểm sát.

Lược qua một số diễn biến nói trên, vụ án Tổng Cục II đã xảy ra từ nhiều năm qua nhưng lãnh đạo Hà Nội đã cố tình bao che và không ai dám lấy quyết định giải quyết vì những liên hệ phức tạp giữa các phe nhóm trên thượng tầng. Khi tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng cùng với sự hậu thuẫn của một số cựu tướng lãnh trong thời gian qua, đã đặt lãnh đạo Hà Nội ở vào thế không thể không giải quyết. Tuy nhiên, trong tiến trình giải quyết vụ án Tổng Cục II, mỗi phe nhóm sẽ tung ra những đòn hỏa mù, với rất nhiều loại tin tức khó có thể kiểm chứng để dùng đó làm lý cớ tấn công lẫn nhau hoặc tránh né giải quyết rốt ráo vì sợ ’diễn biến hòa bình’ do những thế lực bên ngoài xách động. Hơn thế nữa, thành phần lãnh đạo hiện nay vừa yếu kém về mặt tư thế lãnh đạo ở trong đảng, vừa không có bề dầy ’chính trị’ so với Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp nên không có khả năng giải quyết rốt ráo mà chỉ muốn xoa dịu để không nổ lớn.

Trong khi đó từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã viết một lá thư gửi cho lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam để ba điều:

1/ Mở phiên tòa đại hình xét xử công khai và nghiêm minh các đối tượng liên hệ quanh vụ án chính trị mà ông cho là nó xuất phát từ những hiềm khích cá nhân với một số đối tượng liên quan tương đối hẹp, đứng đầu là các ông Lê Đức Anh, Đặng Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh. Phiên tòa có thể kéo dài nhiều tháng nhưng phải được mở sớm, ít nhất là trước Đại hội X. Không nên viện chiêu bài ’ổn định chính trị’ để tránh né.

2/ Hủy bỏ pháp lệnh tình báo của quốc hội ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và Nghị định 96/CP của chính phủ ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.

3/ Thanh lọc về nhân sự đối với Tổng Cục II;

4/ Đổi mới triệt để công tác nghiên cứu lý luận chính trị – xã hội nhằm có được nhãn quan chính trị mới, phù hợp với thực tiễn và xu thế thời đại. Tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề đối ngoại, đặc biệt là về mối bang giao Việt Nam – Trung Hoa và Việt Nam – Hoa Kỳ.

Mãi cho đến ngày 8 tháng 7 năm 2004, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam mới thống nhất ý kiến, cử Phan Diễn, Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên thường trực ban bí thư mở cuộc gặp gỡ với Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh tại văn phòng Trung ương đảng ở đường Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra lúc 4 giờ chiều có Trưởng ban nội chính trung ương cùng ngồi dự với Phan Diễn và Tướng Nguyễn Nam Khánh.

Theo sự mô tả lại cuộc gặp gỡ này qua lá thư thứ hai viết ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh (lá thư đính kèm bên dưới – xem trang 2), thì phía lãnh đạo Hà Nội tiếp tục bịt kín nội vụ và không muốn mang ra xử công khai những sai quấy của các cán bộ liên hệ.

Trong cuộc gặp này, Phan Diễn cho biết là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có nhận lá thư và đồng ý một số nội dung mà lá thư của tướng Khánh đề cập. Tuy nhiên trong câu chuyện thì Phan Diễn cho rằng vụ án T4 là một vụ án chính trị nghiêm trọng và đã đưa ra pháp luật truy tố bốn người là Chấp; Nguyên; Vinh, Diệu từ 5 năm tù trở lên. Phan Diễn còn nói rằng hai pháp lệnh tính báo là Pháp lệnh Tình Báo và Nghị Định 96/CP về tình báo quân sự có nhiều nội dung sai phạm cần sửa chữa. Tuy nhiên tướng Nguyễn Nam Khánh cho rằng Hà Nội chỉ mang ra sét xử những nhân vật thừa hành và bưng bít mọi tin tức trong khi những người lãnh đạo Tổng Cục II của Bộ quốc phòng như Vũ Chính, Nguyễn Chí Vinh lại chỉ bị xử lý nội bộ.

Trong cuộc gặp gỡ này, Phan Diễn đã trách tướng Nguyễn Nam Khánh là đã vi phạm việc tiết lộ những tin tức nội bộ gây nguy hại đến đảng vì ông Diễn cho là nếu những tài liệu mật này lọt ra ngoài thì kẻ địch sẽ lợi dụng để phá hoại đảng. Tướng Khánh nói rằng vì ông muốn gặp trực tiếp tổng bí thư Nông Đức Mạnh để nói chuyện; nhưng chờ hơn 1 tháng không thấy trả lời gặp hay không gặp nên phải phổ biến lá thư đến một số Ủy viên trung ương đảng và nhờ văn phòng trung uơng chuyển. Do đó tướng Khánh đã nói rằng ông không gửi tài liệu mật cho địch, nếu làm lộ tài liệu là do việc trung ương làm lộ ra mà thôi.

Qua những gì mà Tướng Nguyễn Nam Khánh trình bày qua cuộc gặp gỡ với ông Phan Diễn, Ủy viên thường trực ban bí thư thì phía lãnh đạo Hà Nội chỉ xử lý những nhân vật thừa hành trong Tổng Cục II mà không mang ra xử công khai những nhân vật lãnh đạo của Tổng Cục này. Cách trả lời của ông Diễn cho người ta thấy rằng Bộ chính trị vẫn cố tình bưng bít và bao che cho các nhân vật lãnh đạo ở Tổng Cục II vì sợ sẽ ảnh hưởng đến đại hội đảng kỳ thứ 10 và ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lựa nhân sự cho đại hội 10 và về sau nữa.


Thượng tướng cộng sản Nam Khánh tố cáo những âm mưu bịt kín nội vụ.

Ngày 15 tháng 7 năm 2004

Kính gửi: Ban chấp hành trung ương,

Đồng chí Tổng bí thư và các ủy viên Bộ chính trị, Uỷ viên Ban bí thư, Uỷ ban kiểm tra trung ương, Ban nội chính, Ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, đ/c Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra khóa 7, khóa 8.

Hồi 16 giờ 30 ngày 8/7/2004, đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ chính trị, Ủy viên thường trực Ban bí thư có mời tôi đến gặp tại phòng làm việc của đồng chí Phan Diễn (số 4 Nguyễn Cảnh Chân). Dự họp có đồng chí Thọ, Uỷ viên Trung ương, Trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ.

Do tính chất quan trọng của cuộc gặp và theo đúng Điều lệ Đảng về quyền hạn của đảng viên, tôi viết thư này kính gửi các đồng chí. Trước hết tôi nêu lại các ý kiến của đồng chí Phan Diễn và ý kiến của tôi về những việc liên quan đến vụ T4 đã phát biểu trong cuộc họp đó.

I.- Ý kiến của đồng chí Phan Diễn:

Tôi (đồng chí Phan Diễn) và đồng chí Tổng bí thư đã nhận được văn bản của các đồng chí về vụ T4.

Tôi (đồng chí Phan Diễn) đồng ý một số nội dung trong văn bản của đồng chí.

- Vụ T4 là một vụ án chính trị nghiêm trọng. Bộ chính trị đã tổ chức Ban kiểm tra liên ngành để xem xét. Ban kiểm tra liên ngành đã đề nghị Bộ chính trị và Bộ chính trị đã xác định là vụ án chính trị nghiêm trọng. Bộ chính trị đã giao cho cơ quan Pháp luật truy tố, đưa ra xử 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà từ 5 năm tù trở lên, đã giao cho Đảng uỷ Quân sự trung ương xem xét các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II. Đảng uỷ Quân sự trung ương đã báo cáo lên Bộ chính trị và Bộ chính trị đang xem xét.

- Tôi (đồng chí Phan Diễn) đồng ý với đồng chí (Nguyễn Nam Khánh) trong Pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/CP về Tình báo quân sự có nhiều nội dung sai phạm. Bộ chính trị đã giao cho Thường vụ Quốc hội xem lại Pháp lệnh Tình báo và giao cho văn phòng Chính phủ xem lại Nghị định 96/CP. Đồng thời đã chỉ thị cho Bộ quốc phòng hướng dẫn cho Tổng cục II xác định một số quy định và chỉ thị cho Tổng cục II không được theo dõi nội bộ.

- Sẽ cho kiểm tra, xem xét Tổng cục II từ tổ chức, nguyên tắc, thủ tục hoạt động. Việc này phải mất một thời gian.

- T4 là một vụ án nghiêm trọng nhưng Bộ chính trị phải chọn vấn đề gì trực tiếp ảnh hưởng đến nội bộ Đảng, Nhà nước, Quân đội mới làm, báo cáo cho Bộ chính trị rõ chứ không báo cáo cho Trung ương, có việc không nói cụ thể cho trung ương và không thảo luận.

Trong văn bản của đồng chí có đề cập đến sự liên quan của một số đồng chí lãnh đạo trước đây. Vì đã lâu rồi và không ảnh hưởng trực tiếp đến nội bộ Đảng hiện nay nên không làm. Vì đưa ra vấn đề này, sẽ tranh cãi rồi không kết luận được, sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm.

- Trong vụ T4, có ý kiến anh Giáp, anh Mân, anh và một vài đồng chí nữa, nhưng Bộ chính trị không báo cáo ý kiến của các anh với Ban chấp hành trung ương, ngay cả ý kiến anh Phiêu cũng không báo cáo với Ban chấp hành trung ương. Ý kiến đề nghị có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu đã đưa thì đưa hết thì Ban chấp hành trung ương khó khăn trong việc xem xét, và không thể kết luận được, làm cho nội bộ phức tạp thêm.

- Các vấn đề mà đồng chí nêu trong bản tài liệu gửi Bộ chính trị thì nhiều, có cái thuộc số người nói trên (ý nói là của Nguyên, Chấp, Vinh, Đặng Diệu Hà), không chính thức của Tổng cục II, có cái của chỉ huy Tổng cục II. Tôi biết, trong số bản tin này, Tổng cục II có đoạn đưa ra 10 bản tin có ký tên, một số không ký tên. Như vậy là thuộc về tài liệu mật và tài liệu không phổ biến. Nếu tài liệu này lộ ra ngoài, kẻ địch sẽ lợi dụng phá hoại Đảng. Nên tôi phê bình đồng chí là không tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật tài liệu.

II.- Ý kiến của tôi (Nguyễn Nam Khánh)

Trước hết tôi (Nguyễn Nam Khánh), cám ơn Bộ chính trị, ban bí thư đã cho tôi biết ý kiến của Bộ chính trị và Ban bí thư về văn bản của tôi gửi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, Uỷ ban kiểm tra và các cơ quan chức năng. Sau đây tôi xin nói rõ ý kiến của tôi về các ý kiến của Bộ chính trị và ban bí thư mà đồng chí vừa nêu lên.

1/ Tôi đồng ý ý kiến nói rằng các nội dung trong văn bản của tôi nêu ra mà địch biết, địch có thể lợi dụng nên tôi đề nghị gặp đồng chí Tổng bí thư để trực tiếp nói rõ vụ T4 với đồng chí Tổng bí thư, tôi chờ hơn 1 tháng nhưng không thấy đồng chí Tổng bí thư trả lời lúc nào gặp được. Những sự thật mà tôi nêu ra chỉ gửi Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và các cơ quan chức năng. Tôi biết tại Hội nghị trung ương lần thứ 10 (khoá 9), Bộ chính trị sẽ báo cáo với Trung ương vấn đề T4. Như tôi đã viết trong văn bản: Với tầm quan trọng của vấn đề và theo đúng Điều lệ Đảng, tôi đã viết thư gửi cho Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương và cơ quan chức năng. Tội trực tiếp niêm phong mang đến văn phòng Trung ương nhờ văn phòng Trung ương chuyển và ngoài bì tôi ghi rõ: Chỉ người có tên mới được bóc. Như vậy là hết sức cẩn thận về bảo mật. Tôi gửi cho Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, cơ quan chức năng, chứ không gửi cho địch. Nếu làm lộ tài liệu là do về các đồng chí nhận tài liệu, chứ tôi không làm lộ.

Việc tôi làm vừa qua là đúng nguyên tắc, đúng Điều lệ: “Đảng viên được phê bình, chất vấn về hoạt động của Tổ chức Đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời”. Tôi không đồng ý ý kiến đồng chí phê bình tôi là sai nguyên tắc giữ bí mật tài liệu nội bộ. Đảng viên có quyền kiến nghị, đề nghị tới lãnh đạo các cấp, đến Bộ chính trị, đến Ban chấp hành Trung ương, đến Đại hội toàn quốc.

2/ Tôi đồng ý là Bộ chính trị, Ban bí thư có quyền lựa chọn vấn đề để giải quyết. Nhưng lựa chọn vấn đề gì để giải quyết là trên nguyên tắc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Chế độ. Không phải trên nguyên tắc cơ hội, hữu khuynh. Trong văn bản tôi gửi Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan chức năng, tôi nêu cả vấn đề T4 và chấn chỉnh Tổng cục II, một ít đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng vừa qua có liên quan đến Tổng cục II và T4, mục đích là để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Chế độ. Vì nếu không làm rõ vụ T4, những người chỉ huy Tổng cục II hiện nay và người lãnh đạo cấp cao liên quan đến T4 và Tổng cục II thì sẽ ảnh hưởng đến Đại hội 10, ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn nhân sự cho Đại hội 10 và về sau nữa.

3/ Vụ T4 với những bản tin vu khống của nó không chỉ do một nhóm người: Chấp, Nguyên, Vinh, Đặng Diệu Hà làm mà có sự chỉ đạo của chỉ huy Tổng cục II. Như vụ vu khống đồng chí Phạm Chánh Trực, Nguyễn Văn Thắng (thường vụ quận uỷ quận 6-Tp/HCM), những đề nghị lập chuyên án người này, người kia là CIA đâu phải do Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà đưa ra mà do lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II hiện nay (Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh), 255 bản tin dù có ký hay không đều do chỉ huy Tổng cục II gửi lên lãnh đạo cấp cao. Không phải do Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà gửi. Cho nên không chỉ đưa ra 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà xử trước pháp luật, còn số chỉ huy, lãnh đạo Tổng cục II hiện nay (Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh) xử lý nội bộ là không đúng.

4/ Trong vấn đề dân chủ nội bộ, phi xuất phát từ động cơ quan điểm đúng, là vì lợi ích xây dựng và bảo vệ Đảng thì mới đi đến nhất trí; nếu vì động cơ cá nhân: “Phê bình đả kích cấp trên hoặc răn đe khống chế Đảng viên” thì không giải quyết được. Theo tôi, lãnh đạo cùng với Đảng viên bàn bạc dân chủ thì công việc mới kết quả. Tôi cảm ơn đồng chí đã nghe tôi phát biểu.

III.- Đồng chí Phan Diễn có ý kiến trở lại.

Cũng cho tôi cám ơn đồng chí đã có ý kiến trở lại về các ý kiến của Bộ chính trị và Ban bí thư. Đến đây kết thúc cuộc gặp giữa tôi và đồng chí Phan Diễn. Đồng chí Thọ ra trước. Tôi ra sau, bắt tay đồng chí Phan Diễn và nói thêm: Nếu các đồng chí không gửi tài liệu của tôi đến Ban chấp hành trung ương khóa 9 thì tôi có quyền và tôi có cách đến Hội nghị Trung ương lần 10/khóa 9 hoặc Hội nghị trung ương sau đó để trao văn bản rồi ra về. Đồng chí Phan Diễn nói lại: – Làm thế thì phức tạp quá.

Thưa các đồng chí,

Tôi ghi lại những ý kiến chính liên quan đến vụ T4 trong cuộc gặp với đồng chí Phan Diễn, thay mặt Bộ chính trị và Ban bí thư gặp tôi và tôi đề nghị mấy ý kiến:

1/ Theo Điều lệ Đảng và quyền hạn của đảng viên, tôi có quyền gửi kiến nghị, chất vấn đến Trung ương và Đại hội Đại biểu Đảng là cơ quan cao nhất Đảng. Tôi làm việc này trong tổ chức. Tôi làm đúng nguyên tắc. Tôi có nghe nói: – Khi báo cáo với Trung ương có đồng chí nói đã phân tích với tôi là tôi vi phạm nguyên tắc. Tôi đã trả lời đồng chí Phan Diễn: – Tôi không vi phạm nguyên tắc. Tôi làm theo đúng Điều lệ Đảng. Tôi khẳng định một lần nữa như vậy.

2/ Như tôi đã phát biểu khi tôi còn làm nhiệm vụ Uỷ viên trung ương rằng: Ban chấp hành trung ương bầu ra Bộ chính trị, Bộ chính trị không được đặt mình cao hơn trung ương. Ban chấp hành trung ương bầu ra Bộ chính trị, kiểm tra và giám sát Bộ chính trị. Bộ chính trị phải báo cáo với Trung ương các công việc xây dựng, củng cố Đảng, những vấn đề nội bộ Đảng, liên quan đến sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước, Chế độ. Cho nên một lần nữa, yêu cầu Bộ chính trị gửi toàn văn bản của tôi đến Trung ương. Vấn đề T4, các vấn đề của lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục II rất nghiêm trọng, có hệ thống, rất nguy hiểm, liên quan đến sự trong sạch vững mạnh của Đảng, hạnh phúc của dân tộc nói chung và của các đảng viên là nạn nhân của sự vu khống chính trị của lãnh đạo Tổng cục II hiện nay. Không phải chỉ là của nhóm 4 người: Chấp, Nguyên, Vinh, Diệu Hà.

Kể từ vụ Sáu Sứ (1991), các vụ án dựng lên có bài bản, công phu đã gây hậu quả rất nghiêm trọng. Vụ Sáu Sứ, khóa 6 bàn giao cho khóa 7. Khoá 7 không làm. Khoá 8 bị ngăn cản, nên các người lãnh đạo Tổng cục II hiện nay lại tiếp tục gây ra các vụ án chính trị nghiêm trọng tiếp theo cho đến Đại hội .

Những tài liệu về vụ Sáu Sứ, các vụ liên quan đến Tổng cục II: vụ Ngọc sọ não, vụ người của Tổng cục II đưa lên mạng nói xấu lãnh đạo cấp cao của Đảng, vụ tên Vinh bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho địch, tên Kê làm pa-ra-bol để ăn cắp tiền, vụ đưa ảnh và tài liệu vu khống đồng chí Lê Khả Phiêu trước Đại hội 9, v.v… là những tài liệu về những kẻ phạm tội. Đó không có gì là bí mật với Trung ương, với Uỷ ban kiểm tra các khóa liên quan, với các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Uỷ viên Ban bí thư các khóa. Dấu diếm, ngăn cản, không làm rõ sự thật của tội phạm là phạm pháp, vi phạm đường lối, bản chất, truyền thống, và Điều lệ Đảng. Phát hiện kẻ tội phạm là có công. Vì có hiện tượng bao che, bịt kín sự thật về những tội phạm nghiêm trọng cho nên tôi phải làm rõ với Trung ương, Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan chức năng và rồi đây báo cáo với các đồng chí nguyên uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Uỷ viên Ban bí thư các khóa. Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh là những kẻ đồng chủ mưu các vụ vu khống của lãnh đạo hiện nay của Tổng cục II. Phải đưa ra pháp luật. Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh không phải là người có công trong vụ “khủng bố Võ Thị Thắng”.

Quan điểm của Đảng là: – Thi hành Pháp luật, không trừ một ai dù người đó ở cương vị gì, dù tuổi tác bao nhiêu, dù trước đây đã giữ những chức vụ nào. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, dưới sự chỉ đạo của các đồng chí thế hệ trước, Cục II đã có một đóng góp. Nhưng từ ngày Tư Văn, Vũ Chính nắm Cục 12 và Tổng cục II thì một bộ phận quan trọng Tổng cục II đã trở thành một công cụ vu khống chính trị. Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh đã phản bội lại truyền thống Tổng cục II.

3/ Uỷ ban kiểm tra trung ương là do Trung ương bầu ra, Uỷ ban kiểm tra trung ương có trách nhiệm độc lập của mình, phi kiên quyết, trung thực, dũng cảm vạch ra sự thật, vạch ra tội phạm. Nếu có điều gì Uỷ ban kiểm tra không thống nhất với Bộ chính trị thì có quyền báo cáo với ban chấp hành trung ương.

4/ Trong các đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Uỷ viên Ban bí thư, nguyên Phó Thủ tướng có thể có ý kiến khác nhau về một số vấn đề. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Trong các đồng chí ấy có 3 loại ý kiến: – Một số thấy rõ sâu sắc sự nghiệm trọng và thật nguy hiểm có hệ thống của các người lãnh đạo Tổng cục II hiện nay, – Có người bao che muốn dấu sự thật, – Một số người chưa rõ. Cho nên phải có thảo luận, tranh luận, sòng phẳng, thật sự dân chủ phân biệt đúng sai trong các đồng chí ấy. Bộ chính trị cần lắng nghe tất cả, phân biệt đúng sai trên quan điểm của Đảng, chứ không vì lý do có những ý kiến khác nhau mà xếp lại những vụ việc nghiệm trọng. Trung thực mà nói, ngay trong số đồng chí nguyên uỷ viên Bộ chính trị, nguyên Uỷ viên Ban bí thư, cũng có người, cá biệt dính líu đến các vụ của lãnh đạo Tổng cục II hiện nay.

Xếp lại những vụ nghiêm trọng liên quan đến việc xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh là thiếu trách nhiệm chính trị đối với Đảng, nhân dân, Tổ quốc, thiếu trách nhiệm với những đồng chí bị vu khống chính trị. Lịch sử của dân tộc và của Đảng đã chứng minh rằng: Không ai có thể che dấu và bịt kín được sự thật. Sự thật sẽ tự mở đường mà đi.

Xin chúc các đồng chí sức khỏe, làm đúng tinh thần của Đảng: Kiên quyết làm đúng Pháp luật, không trừ một ai.

Xin chân thành cảm ơn.` Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh` Nguyên uỷ viên Trung ương khóa 5, khóa 6, khoá 7.` Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.