Vũ Nhôm: Hồi cuối của cuộc chiến!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự việc:

Ngày 20/12/2017, nhà của ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) bị An Ninh Điều Tra (Bộ Công an) tới khám xét với mục tiêu bắt giữ.

Ngày 21/12, Thiếu Tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ Trưởng Thường Trực, Cơ Quan An Ninh Điều Tra (Bô Công An) ra quyết định truy nã ông Phan Văn Anh Vũ về tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước (theo điều 263 Bộ luật Hình sự)” vì Vũ Nhôm đã bỏ trốn và công an không biết đang ở đâu. Được biết là Tổ Công Tác Đặc Biệt đã lên đường tìm Vũ Nhôm.

Ngày 26/12, theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), ông Nguyễn Ngọc Tuấn (Phó Chủ Tịch UBND Đà Nẵng) chỉ đạo Sở Tư Pháp, Sở Tài Nguyên Môi Trường, các văn phòng công chứng, các ngân hàng tổ chức tín dụng… tạm dừng tất cả các giao dịch, chuyển đổi chủ sở hữu tài sản trên địa bàn Đà Nẵng của 4 người là ông Phan Văn Anh Vũ, ông Lê Văn Sáu, ông Trần Đại Vũ và bà Nguyễn Thị Thu.

Vũ Nhôm là ai?

Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), 42 tuổi, là cán bộ của Tổng Cục V, Bộ Công An, cấp hàm Thượng Tá, có biệt danh “AV75” là bí số tình báo viên của Tổng Cục Tình Báo, được giao nhiệm vụ làm kinh tế.

Vũ Nhôm nổi tiếng là một đại gia bất động sản ở Đà Nẵng, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Xây Dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Chấn Phong). Vũ Nhôm còn sở hữu 80% cổ phần ở Công ty TNHH Phú Gia Compound và sở hữu nhiều bất động sản khác.

Theo dư luận thì Vũ Nhôm nổi tiếng là có khả năng “hô mưa gọi gió” ở Đà Nẵng và được đánh giá là “có quan hệ rộng rãi với giới chức cao cấp ở Đà Nẵng”. Còn báo chí lề Đảng thì mô tả Vũ Nhôm nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng nhờ biệt tài thao túng thị trường đất đai. Vũ Nhôm luôn thành công dễ dàng trong các dự án biến đất công thành đất thương mại. Cách làm của “Vũ Nhôm” là vẽ ra dự án, sau khi lòn lách để được phê duyệt, y sang nhượng luôn để kiếm chênh lệch giúp Vũ Nhôm bỏ túi hàng trăm tỷ đồng như trở bàn tay.

Vũ Nhôm nắm trong tay hàng loạt khu đất vàng lớn nhỏ ở Đà Nẵng như: khu đất trên đường Ông Ích Khiêm và lô đất tại đường Lê Đức Thọ. Công ty Bắc Nam 79 của Vũ Nhôm còn đưa ra nhiều dự án băm nát mặt tiền sông Hàn. Người dân nơi đây phản ánh “đất của Vũ Nhôm đầy rẫy ở Đà Nẵng, từ nhà hàng khách sạn, Bar, Pub, đến cả trường học…”

Năm 2014 Vũ Nhôm từng bị tố vì tội chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng của ông Nguyễn Văn Tiến, Giám Đốc Công ty Cổ Phần Đầu Tư ATS…Và năm 2016, đã bị nêu tên trong bản kết luận điều tra của Thanh Tra Chính Phủ về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng, gây thất thoát hơn 3 nghìn tỷ đồng.

Những dấu hỏi

Từ khi vụ Vũ Nhôm nổ ra, nhiều câu hỏi thắc mắc đã được nêu lên.

Nguyên thủy lệnh bắt Vũ Nhôm là từ đâu? Phải chăng là từ nguồn quyền lực cao nhất là Nguyễn Phú Trọng?

Nếu lệnh đến từ Tổng Bí Thư thì tại sao Vũ Nhôm lại biết trước để kịp mang cả vợ con bỏ trốn? Ai đã lộ tin cho Vũ Nhôm?

Phải chăng “cuộc hành quân bắt Vũ Nhôm” chỉ là một màn diễn với mục đích gì khác?

Thế lực nào chống lưng cho Vũ Nhôm tung hoành từ trước đến nay và đủ mạnh, đủ chuyên môn nghiệp vụ để giúp Vũ Nhôm “tàng hình” ngay trước mũi Nguyễn Phú Trọng như vậy?

Vũ Nhôm đang nắm trong tay những bí mật khủng khiếp gì khiến một phe quyết liệt bịt miệng và một phe cố sức bảo vệ như vậy?

Những điều rút tiả

Tuy Vũ Nhôm nổi tiếng là một đại gia ở Đà Nẵng nhưng tên tuổi, tài sản khổng lồ cũng như một số những cách làm giàu phi pháp của Vũ Nhôm, hẳn nhiên là được sự bao che của hệ thống tham nhũng chằng chịt từ trên xuống dưới trong ĐCSVN, chỉ được hé lộ khi vụ việc nổ ra mấy ngày nay. Nỗi kinh hoàng của người dân là không biết còn bao nhiêu, hằng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, những Vũ Nhôm khác nữa, như những con mọt khổng lồ, bao năm nay được ĐCSVN nuôi dưỡng để hút máu người dân làm giàu cho cán bộ Đảng các cấp.

Tình trạng đấu đá, tranh giành “quyền” và “lợi” trong nội bộ ĐCSVN đã tới mức “một sống một chết”. Đã qua rồi thời kỳ tuy hậm hực, cùng giấu giếm, thậm chí ngầm thanh toán nhau, để sinh tồn. Đòn hiểm các phe phái tung ra không phải để “đánh cho đau” mà là để “giết cho chết” công khai trong bối cảnh “nó không chết thì mình chết”.

Xem ra đã có những lãnh đạo cao nhất của CSVN nghĩ rằng “thà mất Đảng còn hơn mất mạng”, nói cách khác là “bỏ của chạy lấy người” với bất cứ giá nào.

Sự tương đồng giữa “trường hợp Trịnh Xuân Thanh” với “vụ Vũ Nhôm” rất lớn, mà yếu tố cốt lõi là sự hiện hữu của một sức mạnh đối nghịch với phe Nguyễn Phú Trọng, không chỉ giới hạn trong lãnh vực “lợi” mà cả về “quyền”, mang hình ảnh của một lực “đối lập” ngay trong lòng ĐCSVN.

“Tiết lộ bí mật nhà nước” cũng như “làm giàu phi pháp” chỉ là cái cớ; chính “nỗi sợ Vũ Nhôm tiết lộ những tội lỗi của lãnh đạo” mới là lý do thật sự khiến Nguyễn Phú Trọng cấp kỳ muốn bắt Vũ Nhôm để khoá miệng với bất cứ giá nào giống như Trịnh Xuân Thanh vậy.

“Chống tham nhũng” chỉ là lời tuyên truyền lừa gạt dân; thanh toán nội bộ để sống còn và để tiếp tục bán nước cho Trung Cộng mới là chủ đích thật sự của Thái Thú Nguyễn Phú Trọng.

Kết luận

Nhắc lại câu nói quen thuộc của người dân là “Lãnh đạo CSVN thằng nào cũng khốn nạn cả”.

Từ đó, không có chuyện ủng hộ tên khốn nạn này hay ủng hộ đứa khốn nạn kia!

Điều người dân Việt Nam muốn là phơi bày những thối nát cùng cực của CSVN, những tội ác của ĐCSVN đối với đất nước, mà các lãnh đạo CSVN, từ ông Hồ tới nay, đã giấu giếm và lừa gạt người dân Việt, để từ đó thấy rõ sự thật để cùng một lòng cương quyết đứng lên chấm dứt chế độ bán nước hại dân này, mở con đường cho toàn dân xây dựng lại đất nước quê hương./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.