Vụ án Mục sư Nguyễn Thị Hồng lại đem ra xét xử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Hãy trả tự do cho dân ta đi!”(Xuất 9:1c)

Sài gòn ngày 07/01/2009

Theo thông báo của văn phòng Luật sư Trần vũ Hải và gia đình thì phiên tòa xét xử nữ mục sư Nguyễn thị Hồng sẽ xảy ra lúc 7 giờ ngày 15/01/2009 Tại Tòa án thành phố Sài Gòn số 131 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận I.

Chúng tôi xin có đôi nét về Mục sư Nguyễn thị Hồng như sau:

JPEG - 4.5 kb
Mục sư Nguyễn Thị Hồng

Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Đại học Bách khoa Sài Gòn khóa 84. Là chủ nhiệm hợp tác xã Vạn Thành và Giám đốc công ty xây dựng Tú Tri chuyên kinh doanh xây dựng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1996, công ty bị phá sản, lúc bấy giờ luật về phá sản chưa có, MS Hồng đã nỗ lực hết lòng để khắc phục thua lỗ của công ty, đã bán 2 căn nhà lầu tại đường Lê Văn Sỹ số 412 và tất cả tài sản để trả nợ, nhưng vẫn còn lại số ít không còn gì để trả nổi vả lại Chồng MS Hồng cũng tai nạn giao thông mới chết, MS Hồng có 5 con nhỏ không còn khả năng nuôi phải gửi cho bà ngoại nuôi. Không còn chỗ ở MS Hồng về tá túc nhà của một người chị em bạn dì tên là Cô Chín là một tín hữu tin lành Mennonite. Thương em thấy tình trạng chán đời tuyệt vọng không còn muốn sống của MS Hồng lúc đó, khiến Cô Chín mời Hội Thánh Mennonite chứng đạo và MS Hồng trở thành Cơ đốc Nhân, niềm tin giúp Nữ MS Hồng gượng dậy, dâng mình học trường Kinh Thánh Calvery của Singarpore, và Union College of California (Vietnamese Theological) tại Campuchia, MS Hồng đã tốt nghiệp Cao học mục vụ, được thụ phong mục sư ngày 22/09/2007 và là phụ tá giáo dục của Giáo Hội Mennonite Việt Nam.

MS Hồng như để đền đáp ơn Chúa cứu mình nên đem hết tâm huyết ra phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, đã gây dựng niềm tin cho hàng ngàn công nhân, là người trí thức lại kinh nghiệm sống đức tin, Nữ MS Hồng bản chất đơn sơ hiếu học tận tình nên giúp đỡ mọi người không hề phân biệt hay có dụng ý phá hoại an ninh Quốc Gia.

MS Hồng và con cái thường tiếp tế giúp đỡ đồ ăn cho dân chúng nghèo khổ khiếu kiện Tại tòa nhà Quốc Hội phía nam năm 2007, hay thăm viếng gửi quà cho các gia đình tù nhân lương tâm như Luật sư Trần Quốc Hiền, Trương quốc Huy, hay lưu các tài liệu nghiên cứu về tư tưởng, chính kiến lịch sử, xã hội, tôn giáo văn hóa, luật pháp; thậm chí giúp đỡ cho những người mà nhà nước Việt Nam khó chịu…

Có lẽ do vậy mà chuyện cũ dù chỉ là trách nhiệm trong quan hệ dân sự bình thường của cuộc mưu sinh đầy trắc trở là sản phẩm của nền kinh tế cho đến giờ chỉ là dọ dẫm, phiêu lưu? Lại là cớ đủ để chính quyền Việt Nam khuếch đại vô lý thành trách nhiệm hình sự nặng nề để bắt giữ và giam cầm độc đoán nữ mục sư Nguyễn Thị Hồng 14 tháng qua trong trại tù khắc nghiệt!!!

Đúng ra cơ quan an ninh điều tra, viện kiểm sát… xét về nhân thân Mục sư Hồng đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hoặc tạm tha, hay tại ngoại chờ ra tòa, nhưng họ lạnh lùng giam cầm một người nữ không nhà không cửa, góa bụa đáng thương lại là một trí thức năng lực, và là một nữ tu chân thành với đạo, với đời đáng lý họ phải nâng đỡ trên danh nghĩa của một nhà nước vì dân, một nhà nước cách mạng mà họ tuyên truyền 70 năm qua cho dân việt lầm than nầy!

Hội nghị TW9 của Đảng CSVN kỳ nầy, nếu những tù nhân lương tâm chưa được đem ra thảo luận để trả tự do cho họ, quả thật không một thành tựu nào của hội nghị lại có ý nghĩa hơn trong con mắt của lương tâm nhân loại!

Mục sư Nguyễn Hồng Quang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.