Washington DC: Viếng thăm trước Ngày tự do thông tin Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(24.04.2014) – Washington DC, USA – Hôm qua thời tiết thủ đô nước Mỹ thật đẹp và càng ấm áp hơn khi có được bốn người bạn khác từ Việt Nam sang mà trước đó tôi không hề được biết là họ sẽ cùng đồng hành tham dự Ngày tự do báo chí thế giới với tôi.

Quả là hữu duyên thiên lý, sang đây rồi mới biết được mình có bạn cùng đồng hành và những người bạn ấy củng đã phải vất vả tìm đủ mọi cách để thoát ra được khỏi lảnh thổ Việt Nam mà trước đó chỉ vài ngày có một số bạn là phóng viên là blogger đã kém may mắn hơn đã bị công an chặn lại tại sân bay, cướp mất hộ chiếu và ngăn chặn không cho đi tham dự ngày hội này như trường hợp của Pv Huyền Trang VRNs ở Saigon, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội.

Quả đât tròn và rộng lớn bao la thế đấy, những tưởng chừng như không thể gặp nhau để kết tình thân hữu tâm giao, vì lạ lẩm, xa cách nhau về mặt địa lý … Nhưng thực tế không phải vậy, mỗi chúng ta sẽ không phải lẽ loi cô độc khi chung quanh luôn có những người bạn từ khắp bốn phương trời. Trước hết là các vùng miền trong nước với ký giả Ngô Nhật Đăng, blogger Tô Oanh, Nghệ sỹ Kim Chi, luật sư Nguyễn Đình Hà, một số người ở các nước khác cùng đồng hành là chị Thảo từ Pháp, bạn Trang Huỳnh, bạn Trinh, anh Huy, anh Trí… đang định cư ở Mỹ. Những người bạn này hầu hết đã là công dân của Mỹ và Pháp, họ có cuộc sống khá sung túc và hạnh phúc, tuy nhiên không phải vì vậy mà họ quên đi nỗi đau của dân tộc, nỗi thống khổ của người dân quốc nội đang phải quằn mình lên chịu đựng biết bao thiệt thòi khổ cực của thời cuộc, và một số trong các bạn ấy đã hy sinh cuộc sống hạnh phúc của xứ phồn vinh sung túc ấy mà dấn thân đấu tranh và cổ võ cho các phong trào giải phóng dân tộc và canh tân đất nước qua việc tham gia đảng phái chính trị, các hội đoàn xã hội. Những con người đó có cùng điểm chung là mang cùng nỗi đau về người nghèo, người cùng khốn và tình yêu thương đất nước yêu thương dân tộc …. Những con người ấy ắt sẽ gặp nhau kết tình thân ái, bổ túc, tương trợ nhau trên suốt chặng đường gian nan đang đi đòi tự do thông tin – tự do báo chí cho dân tộc.

Người phóng viên lề dân từ quốc nội, giới blogger viết bài đấu tranh bênh vực cho dân oan, cho người nghèo không còn bị lẽ loi khi chẳng những có đồng bào người Việt ở hải ngoại cùng đồng hành mà còn được sự hoan nghênh đón tiếp và sẵn sàng ra tay tương trợ khi cần từ các tổ chức NGO chuyên trách, các công ty sản xuất kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của họ có liên quan đến quyền lợi và lợi ích của con người và phục vụ cho việc phát triển xã hội loài người ngày càng văn minh, ngày càng nhân bản hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn….

Sáng qua chúng tôi được đón tiếp thân tình của Freedom House, Tổ chức Phóng viên không biên giới, và công ty GNI. Chúng tôi xin lần lượt nêu ra vài chi tiết trong các cuộc gặp gỡ sau.

Tổ chức phi chính phủ (NGO) Freedom House: Vốn tiếng anh của tôi thuộc hạng xoàng, nên tôi chỉ có thể hiểu đây là một tổ chức phi chính phủ mang tên “Ngôi nhà tự do”.

Tiếp chúng tôi là ban giám đốc và các thành viên chuyên trách: Người là Giám đốc phụ trách các chương trình từ Đông nam Á, người phụ trách Á Châu, người lo hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ, người lo về vấn đề tự do internet, người lo các chương trình hỗ trợ tài chính, người lo các chương trình cổ võ cho nhân quyền được thực thi ở Đông nam Á….

Các thành viên của Freedom House chia sẽ cho chúng tôi thật nhiều thông tin về tình hình Việt Nam và họ mong muốn có được dự án để giúp đỡ cho Việt Nam được phát triển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ với họ một số thông tin căn bản về chúng tôi ở Việt Nam và họ đề nghị chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ và hãy cho họ biết chúng tôi cần gì để họ giúp và có thể đó là sự lên tiếng áp lực lên các chính phủ quốc gia để hỗ trợ cho chúng tôi nếu chúng tôi gặp điều bất trắc trong quá trình hoạt động của mình.

Chia tay với ban giám đốc Freedom House trong tình thương, sự chân thành và quý mến, chúng tôi đến với tổ chức Phóng viên không biên giới. Trước đây điều mà tôi ấn tượng nhất với tổ chức này là sự kiện một người bạn của tôi lá Paulus Lê Sơn cùng là phóng viên VRNs như tôi, Sơn đi tham dự khóa huấn luyện về báo chí của tổ chức này tại Thailand vào năm 2011 rồi sau đó đã phải ngồi tù cộng sản với bản án nặng nề và sự mất mát to lớn về gia đình là người mẹ của Sơn vì thương Sơn sinh ra đau buồn rồi qua đời mà không được gặp lại Sơn lần cuối.

Tiếp chúng tôi là một cô gái còn rất trẻ và rất duyên giáng tên Delphine Halgand, thoạt đầu chúng tôi nghĩ rằng có lẽ đây là nhân viên lễ tân nhưng rồi cả nhóm đã phải ngạc nhiên khi nghe cô nói cô là giám đốc của Reporters Without Border USA. Thật là khâm phục người con gái tài ba, tuổi còn trẻ với nét người dễ thương, lối nói chuyện gần gũi hòa đồng và rất tỏ tường về tình hình tự do báo chí, tự do thông tin cũng như các vấn đề khác như luật pháp và những chuyện khác tại Việt Nam.

Cô Delphine Halgand chia sẻ, thời gian gần đây tổ chức của cô đã có những việc làm thiết thực để giúp giới phóng viên và blogger ở Việt Nam, cụ thể như: Vận động chính phủ Pháp, Chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng với nhà cấm quyền Hà Nội trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, tổ chức chương trình lên án Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông này có chuyến công du sang Pháp gần đây qua hình thức sử dụng 5 chiếc xe tải gián đấy những khẩu hiệu mang nội dung đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho các blogger và phóng viên đang phải ngồi tù.

Cô động viên và khuyên chúng tôi: “Các anh chị hãy mạnh dạn lên tiếng với các dân biểu và Quốc hội Hoa Kỳ trong dịp điều trần về tự do báo chí này, để họ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho bạn bè của các anh chị đang phải ngồi tù. Hãy yên tâm vì đằng sau các anh chị luôn có chúng tôi”. Ngoài ra cô Delphine Halgand hứa sẽ giúp nhóm chúng tôi trong việc thành lập hiệp hội tự do thông tin tự do báo chí cho Việt Nam.

Cùng ngày chúng tôi có cuộc gặp với công ty Global Network Initiative (GNI), đây là công ty chuyên trách về việc đặt máy chủ hay các hoạt động của các công ty internet như Google, Microsoft, Facebook, Linkiln, ….., họ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về mạng internet từ các quốc qua độc tài về chính trị để từ đó đưa ra các giải pháp, các khuyến cáo hoặc chế tài cho các công ty nói trên.

Họ tập trung vào nhân quyền, các công ước về quyền con người, hệ thống luật pháp và các nghị định mà các quốc gia độc tài thường đưa ra để kiểm duyệt kiểm soát nhà cung cấp dịch vụ mạng và những người sử dụng mạng internet.

Ông David Sullivan cho biết thời gian gần đây GNI đã yêu cầu Yahoo dẹp bỏ văn phòng và máy chủ ở Việt Nam để di giời qua Singapore sau khi nhà cầm quyền Việt Nam đòi kiểm soát Yahoo, hay khuyến cáo Google không được đặt máy chủ ở Vietnam ….. vì họ lo ngại về nghị định 72 do chính phủ Việt Nam mới ban hành.

Các tổ chức và công ty này rất nên trở thành những người bạn đồng hành với giới phóng viên, blogger và các trang mạng độc lập tại Việt Nam.

Anthony Le. VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.