Xiển dương những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM chuyển ngữ

Những sự kiện diễn ra ở Trung Đông đã gây ra nhiều bàn tán trên thế giới về tầm quan trọng của tự do ngôn luận cũng như nhấn mạnh vai trò của Internet trong việc tạo ra tiếng nói cho những ai đã từng im lặng. Và với 1.6 tỉ cư dân mạng trên toàn cầu thì ngày nay người dân đã có thể truy cập và chia sẻ thông tin, điều mà trước đây chưa có trong lịch sử nhân loại.

Cùng lúc đó một số chính quyền trên thế giới ngày càng ra sức ngăn chặn việc truy cập thông tin, cả trên mạng và ngoài đời. Các chế độ hà khắc đang ngày càng tinh vi – cả về mặt chính trị và kỹ thuật – trong việc giới hạn việc truy cập mạng của người dân. Tổ chức Phóng viên không biên giới đếm được có 119 nhà hoạt động mạng trên thế giới đã bị tù chỉ vì bày tỏ chính kiến của họ trên mạng.

Tự do thông tin hầu như là một phần cơ bản trong tiêu chí của Google, và đó là lý do chúng tôi hợp tác với Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới để lập ra giải thưởng Netizen (Cư Dân Mạng) để xiển dương những blogger hay nhà hoạt động mạng bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Internet.

Giải thưởng này sẽ được trao vào lúc 6:30 chiều trong buổi lễ tại Paris ngay trước Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Mạng. Phát biểu trong buổi lễ sẽ có Chủ Tịch Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới, Dominique Gerbaud; Giám đốc Google phụ trách khu vực phía Nam, Đông, Trung Đông và châu Phi, Carlo d’Asaro Biondo; Tổng Thư Ký Jean-Framcois Julliard; và nhà sáng lập tổ chức Bác Sĩ Không Biên Giới kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner.

Trong năm 2010, giải thưởng đã được trao cho các nhân vật tranh đấu cho quyền phụ nữ người Iran với trang web Change for Equality (Thay đổi cho sự Bình Đẳng).

Chúng tôi hãnh diện được làm việc với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, một tổ chức kết hợp yếu tố công bằng với tình thương và kiến thức thực dụng. Trên hết, chúng tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của những người trên khắp thế giới, đấu tranh hằng ngày cho quyền tự do ngôn luận và tự do truy cập thông tin.

Đề cử cho giải thưởng Cư Dân Mạng 2011

Nawaat, Tunisia:

Blogger của Tunisia đã thành lập ra trang blog Nawaat.org vào năm 2004. Nó đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp thông tin về những bất ổn xã hội và chính trị ở Tunisia gần đây.

Ali Abduleman, Bahrain:

Cư dân mạng Bahrain xem blogger này như là nhân vật tiên phong trên mạng. Ali Abdulemam đã bị bỏ tù tại Manama từ ngày 4 tháng 9 năm 2010 vì bị cáo buộc tung tin sai lệch trên diễn đàn Bahrain Online, một diễn đàn mặc dù đã bị chận vẫn thu hút hơn 100,000 độc giả mỗi ngày.

Jiew, Prachatal, Thái Lan:

Còn được biết đến với tên Jiew, Chiranuch Premchaiporn là người chủ bút và webmaster của Prachatai, một trang web tin tức Thái. Bà đã liên tục bị bắt giữ và hiện đang bị truy tố với một vài tội danh chiếu theo bộ luật hình sự và điều luật về tội phạm máy tính bao gồm cả việc hạ nhục Hoàng Gia Thái. Bà phải đối mặt với mức án lên tới 82 năm tù giam.

Tan Zuoren, Trung Quốc:

Là người đóng góp cho trang blog 64Tuanwang về nhân quyền, Tan Zuoren đang phải chịu mức án 5 năm tù về tội kích động nhằm lật đổ chính quyền. Chủ bút trang web Huang Qi cũng bị phạt 3 năm tù giam. Sau trận động đất tháng 5 năm 2008 tại Tứ Xuyên, Tan đã kêu gọi các cư dân mạng tới tỉnh này để ghi chép lại cảnh ngộ thương tâm của các gia đình nạn nhân.

Phạm Minh Hoàng, Việt Nam/ Pháp

Blogger mang song tịch Việt Nam và Pháp, Phạm Minh Hoàng đã bị bắt ngày 13 tháng 8 năm 2010 tại khu vực tây nam thành phố HCM, nơi anh đang giảng dạy tại Học viện kỹ thuật. Anh đã bị buộc tội vào ngày 20 tháng 9 với tội danh “có hành vi lật đổ chính quyền” (điều khoản 79 của bộ luật hình sự) và thành viên của “tổ chức khủng bố” (đảng Việt Tân bị cấm hoạt động).

Natalia Radziner, Chapter 97, Belarus

Phóng viên Natalia Radzina là chủ bút của Chapter 97, một trang web tin tức đăng tải thông tin về những vụ bắt giữ, những vụ hành hung và xách nhiễu bao gồm cả những nhà báo in cũng như báo mạng và những nhà tranh đấu nhân quyền. Cô bị bắt giữ ngày 20 tháng 12 năm 2010, một ngày sau bầu cử tổng thống. Người sáng lập ra tờ Chapter 97, Oleg Benenin, được phát giác “treo cổ tự tử” vào tháng 9.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.