Ân Xá Quốc Tế: Việt Nam Nên Trả Tự Do Cho Những Nhà Dân Chủ Ôn Hòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ân Xá Quốc Tế
Bản lên tiếng
Ngày 24 tháng 9 năm 2009

Việt Nam Nên Trả Tự Do Cho Những Nhà Dân Chủ Ôn Hòa

Hôm nay tại Việt nam, có ít nhất là 7 nhà đối kháng đang chờ bị đưa ra tòa vì phê bình chính sách nhà cầm quyền một cách ôn hòa. Họ bị xử án với tội đã đăng các bài báo về Dân chủ, Nhân quyền lên mạng, làm thơ, tán phát truyền đơn và căng khẩu hiệu. Cũng ngày hôm nay, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva sẽ thông qua bản Báo cáo kết quả Lượng duyệt định kỳ về nhân quyền tại Việt Nam. Bản báo cáo mà nhà cầm quyền Việt Nam đã phủ nhận một cách trắng trợn những đề nghị cải thiện quyền tự ngôn luận, hội họp và lập hội.

Trong báo cáo đề cập rằng, Việt Nam đã long trọng hứa sẽ tôn trọng nhân quyền như sau:

“Tôn trọng các quyền căn bản của con người, Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các hiệp ước quốc tế về nhân quyền và có trách nhiệm thi hành những cam kết này. Việt Nam hiểu rất rõ rằng là thực thi những thỏa hiệp quốc tế về Nhân quyền là bổn phận của mỗi quốc gia thành viên.”

Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã không áp dụng trên 40 điều đề nghị của những quốc gia thành viên khác, trong đó bao gồm bãi bỏ hay sửa đổi Điều luật hình sự năm 1999 sao cho thích hợp với luật quốc tế; bãi bỏ những hạn chế khác đối với những người bất đồng chính kiến, đối lập chính trị, tự do hội họp và trả tự do cho những tù nhân lương tâm.

Nhiều quốc gia thành viên cũng đã nhấn mạnh về như cầu cải tổ và áp dụng luật lệ nhằm bảo đảm quyền tự ngôn luận và hội họp, kể cả tự do internet, thông qua hệ thống báo chí độc lập và xã hội dân sự. Việt Nam đã từ chối không áp dụng những đề nghị nói trên.

Hơn thế nữa, kể từ báo cáo Lượng Duyệt Định Kỳ hồi tháng Năm 2009, nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa. Công an, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất là 11 người, trong đó có những luật sư, các nhà dân báo, những nhà phê bình chính sách nhà nước và những nhà đấu tranh dân chủ.

Vào ngày 24-05-2009, công an đã bắt giam ông Trần Hùy Duy Thức và ngày 13-06-2009 luật sư nổi tiếng Lê Công Định đã bị bắt. Sau đợt bắt bớ nầy có ít nhất 9 người khác cũng bị bắt giam, trong đó có một số nhà dân báo. Ba người trong số nầy đã được trả tự do sau nhiều ngày điều tra. Nhà cầm quyền tố cáo hầu hết những người bị bắt giam là đã phạm tội theo Luật hình sự điều 88 về an ninh quốc gia. Nếu bị kết tội, có thể họ sẽ phải chịu nguy cơ 20 năm tù.

Điều 88 hình sự – về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” – là một điều luật không rõ ràng, và nhà cầm quyền Việt Nam đã có thói quen từ lâu là dùng các những điều khoản toàn trị để bịt miệng những phê bình mà họ cho là không có lợi. Điều luật nầy nghiêm cấm “tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, “tuyên truyền những luận điệu gây chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân” và “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung” chống nhà nước. Ân xá Quốc tế đã nhiều lần kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ hay sửa đổi điều luật nầy cho phù hợp với luật lệ quốc tế. Trong phiên họp Lượng duyệt tình hình về nhân quyền, nhiều quốc gia đã khuyến nghị Việt Nam sửa đổi Điều 88, cùng với những điều luật tương tự về an ninh quốc gia.

Trong số những người bị bắt là:

Lê Công Định, 41 tuổi, Luật sư
Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, kỹ sư Tin học
Trần Anh Kim, 60 tuổi, Cựu Sĩ Quan
Trần Huỳnh Duy Thức, 43 tuổi, Thương gia và blogger
Lê Thăng Long, 42 tuổi, Thương gia
Bùi Thanh Hiếu, 37 tuổi, blogger
Phạm Đoang Trang, 31 tuổi, ký giả báo mạng internet
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 31 tuổi, blogger

Năm người đầu tiên bị tố cáo là hợp tác với Đảng Dân Chủ Việt Nam, một đảng chính trị lưu vong kêu gọi nền dân chủ đa đảng. Nhà cầm quyền Việt Nam không công nhận bất cứ đảng phái chính trị hay nhóm nào mà không được sự chấp thuận của nhà nước và không do họ kiểm soát. Ba người cuối danh sách là những blogger và ký giả báo mạng, bị bắt giữ vì đã bày tỏ quan điểm của mình trên internet. Tất cả 8 người nầy đều công khai phê bình chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Trung quốc, trong đó có vấn đề khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng sa, Trường sa trên biển Đông. Ân xá Quốc tế xem họ là những tù nhân lương tâm, bị giam tù chỉ vì đã phát biểu cảm nghĩ, quan điệm của mình.

Ngay sau khi bắt giam Ls. Lê Công Định, người nổi tiếng nhất trong số bị bắt, nhà nước Việt Nam đã phát động chiến dịch dùng hệ thống báo đài nhà nước để hạ uy tín của ông. Nhà cầm quyên và báo chí đã cáo buộc ông về tội “âm mưu muốn lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam bằng cách thành lập những nhóm đối lập chính trị” qua việc biên soạn tài liệu “xuyên tạc chính sách Đảng và nhà nước Việt Nam”, ngoài ra nhà cầm quyền còn cáo buộc thêm là “ông Định dùng uy tín luật sư của mình để thực hiện kế hoạch lật độ chính quyền”. Sau những áp lực quốc tế cũng như trong nước phê phán cuộc bắt bớ nầy, ngày 18/6 Bộ Công an tổ chức 2 cuộc họp báo, công bố những chi tiết “thú nhận tội” của Ls. Lê Công Định, trong đó ông đã nhìn nhận những việc làm sai trái và xin được khoan hồng. Khi nhiều người khác bị bắt những ngày sau đó, nhà cầm quyền lại cho công bố thêm những “lời nhận tội” trong những bản tin với ý đồ chính trị. Ngày 19-08-2009, đài truyền hình nhà nước đã cho phát hình đột xuất những đoạn phim ”nhận tội” của những người bị giam, trong đó có Ls. Lê Công Định

Những lời “nhận tội” này và chiến dịch tuyên truyền về những hành vi đó không đủ thành tố kết tội hình sự theo luật quốc tế, nhưng chỉ đơn thuần là truyền đạt những phê bình hay bất đồng chính kiến. Những thí dụ gồm có thu thập dữ kiện thông tin, liên lạc với người khác và đăng tải tài liệu trên internet. Những lời tự thú, tự nó cũng có những điều đáng quan tâm. Những báo cáo cho biết những người bị giam không được gặp gỡ bất cứ ai kể từ khi họ bị bắt, kể cả luật sư, cũng như họ bị thẩm vấn nhiều lần. Trong những cuộc bắt bớ tương tự khác, những điều tra thẩm vấn có hình thức nhục mạ, ép cung và đe dọa để lấy những lời tự thú, như thế gây ra những lo ngại cho sức khoẻ của những người bị giam.

Nhà cầm quyền Việt Nam thông báo rằng những người bị bắt sẽ được đem ra xét xử nhanh chóng, nhưng không rõ là thời điểm các phiên xử đã được ấn định hay chưa.

Ân xá Quốc tế xem 7 người tù nhân mà lẽ ra bị đưa ra xét xử hôm nay nhưng đã bị đình hoãn, là những tù nhân lương tâm. Họ đã bị giam khoảng 1 năm nay, bao gồm những vị sau đây:

Nguyễn Xuân Nghĩa, 60 tuổi, nhà văn
Nguyễn Văn Tính, 67 tuổi, nhà văn
Nguyễn Kim Nhàn, 60 tuổi, thợ điện
Nguyễn Văn Túc, 45 tuổi, tranh đấu cho quyền sở hữu đất
Ngô Quỳnh, 25 tuổi, sinh viên
Nguyễn Mạnh Sơn, 66 tuổi, kỹ sư
Phạm Văn Trội, 37 tuổi, nhà thơ

Ân xá Quốc tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy thực thi những cam két tôn trọng nhân quyền tại buổi kiểm điểm định kỳ bằng cách trả tự do lập tức và vô điều kiện những cá nhân kể trên và những tù nhân lương tâm khác.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?