Bắc Kinh ngày càng lộ mặt du đãng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không lâu sau vụ tàu đánh cá Trung quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản và bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2010, nhiều trang mạng của các cơ quan công quyền, xí nghiệp lớn của Nhật lần lượt bị tin tặc (hacker) từ Trung quốc tấn công tới tấp. Ngoài chuyện phải tốn nhiều thời giờ, công sức, và tiền bạc để sửa chữa lại những khu giao diện và kho dữ kiện bị tin tặc phá hoại, các nạn nhân còn rất khổ sở lo lắng khi tin tặc xâm nhập vào máy để ăn cắp tài liệu bí mật của quốc gia hay của xí nghiệp.

Một trường hợp điển hình đang làm dư luận Nhật bức xúc cao độ, vào ngày 18 tháng 9 vừa qua, xí nghiệp Mitsubishi Juko, đứng đầu ngành công nghệ nặng của Nhật, loan báo có ít nhất 83 máy vi tính của xí nghiệp đặt tại các công xưởng chế tạo tàu ngầm, tên lửa, và các công cụ quốc phòng khác đã bị tin tặc xâm nhập hầu đánh cắp dữ kiện. Tất cả những vụ xâm nhập đó đều phát xuất từ Trung quốc. Phát ngôn viên xí nghiệp Mitsubishi Juko còn nói rằng cách thức xâm nhập của các tin tặc giống hệt lối ra tay của một tổ chức tình báo ở cấp quốc gia chứ không phải kiểu vào quậy phá chơi của giới hacker trẻ. Và vì vậy họ đã báo động với chính quyền để mở cuộc điều tra.

Kết quả điều tra về mức thiệt hại còn lan xa hơn nữa. Vì xí nghiệp Mitsubishi Juko là nơi đặt hàng của chính phủ Nhật nên một số hệ thống vi tính của hãng này có đường dây nối kết với các bộ, ban, ngành của quốc gia này. Do đó, từ cửa ngõ tại Mitsubishi Juko, tin tặc đã lẻn vào được hệ thống vi tính của bộ Quốc phòng, bộ Kinh tế & Công nghiệp, Tổng nha Cảnh sát, v.v….

Ngày 20/09/2011, khi sự bực tức của công luận Nhật lên đến cao điểm, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc, ông Hồng Lỗi, lên tiếng cho biết: “Mặc dù quân khu Quảng Châu có thành lập một Ban chuyên môn về mạng Internet, nhưng ban này chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu để chống lại những vụ tấn công của tin tặc vì chính phủ Trung quốc cũng là nạn nhân. Chúng tôi không nghi ngờ gì về chuyện hãng Mitsubishi Juko của Nhật bị tin tặc tấn công, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy cứ điểm của tin tặc phát xuất từ Hoa lục”.

Ngay sau phát biểu của ông Hồng Lỗi, công ty Mitsubishi Juko công bố các bằng chứng không thể chối cãi từ các địa chỉ các máy tính tại Trung Quốc đến các vết tích còn sót lại viết bằng loại chữ Hán giản thể, được dùng chính thức tại Trung Quốc. Kế đến, Tổng nha Cảnh sát Nhật cũng công bố trong 2 đợt tin tặc đột nhập vào hệ thống vi tính của họ vào tháng 7/2010 và tháng 9/2011, khoảng 90% tin tặc xuất phát từ Trung quốc.

Cũng trong vài tháng qua, cơ quan an ninh của chính phủ Ấn Độ cũng công bố mạng vi tính của chính phủ lưu vong Tây Tạng trên đất Ấn cũng bị tin tặc tấn công liên tục một cách ác liệt. Hầu hết các máy được dùng để tấn công đều có “hơi hám của quân khu Quảng Châu và bộ Công an Trung quốc”.

Ngay cả bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng không thoát. Vào tháng 8/2011, trong báo cáo thường niên của bộ Quốc phòng, các giới chức Mỹ báo động việc quân đội Trung quốc đã và đang nâng cấp nỗ lực xâm nhập mạng vi tính của Bộ để ăn cắp các tài liệu về vũ khí chiến lược tối tân, các tài liệu về kế hoạch hành quân & hậu cần của quân đội Hoa Kỳ và các tài liệu tổng kết mức hiệu quả của quân đội Hoa Kỳ khi giao chiến.

Trước những tố cáo từ nhiều quốc gia điểm thẳng vào Bắc Kinh, bổng nhiên có một thanh niên 20 tuổi, tự xưng mình đứng đầu một nhóm tin tặc ở Trung quốc và nhận luôn nhóm của anh ta đã xâm nhập vào hệ thống vi tính của Mitsubishi Juko và nhiều nơi khác. Người thanh niên này cho biết đã tự ý hành động “vì lợi ích của đất nước chứ không hề nhận chỉ thị của ai khác”. Cả thế giới, đặc biệt là giới chuyên gia an ninh vi tính, phì cười trước cách giải quyết theo kiểu “dê tế thần” vô cùng quen thuộc mà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn dùng đối với người dân Trung Quốc.

Thái độ của Bắc Kinh hôm nay chỉ càng nhắc nhở thế giới về hình ảnh của Moscôva thời thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Vào thời điểm cực thịnh, chàng du đãng Moscôva cũng kéo lê hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử, đến nhiều nước; vung vãi tiền bạc và vũ khí để dấy động các nhóm khủng bố mang cờ búa liềm khắp nơi, từ Đông Nam Á đến Phi Châu đến Trung Mỹ.

Thế giới đã đứng lên đối diện với những tên du đãng quốc tế trong quá khứ, từ Đức Quốc Xã đến Liên Bang Xô Viết. Và nay phong trào nhận diện và phòng chống du đãng Cộng Sản Trung Quốc đã bắt đầu. Riêng tại Hoa Kỳ, cuốn sách cảnh báo có tựa đề Chết Vì Trung Quốc (Death By China) đang được đón nhận từ giới trí thức nghiên cứu đến các tổng giám đốc các công ty liên quốc gia, đến nhiều thành phần và ban ngành trong chính quyền. Khác với các đợt cảnh báo trước đây, lần này, với các dữ liệu quá rõ ràng và lộ liễu, người ta không còn thấy những giọng điệu chống chế cho Bắc Kinh nào đáng kể nữa. Giòng tranh luận chính hiện nay là cách đối đầu nào hữu hiệu nhất.

Lịch sử nhân loại đã minh chứng nhiều lần về số phận của các chế độ du đãng quốc tế. Nhưng thay vì đứng cùng phía với đại khối con người tiến bộ, đất nước và dân tộc Việt Nam lại vẫn bị trói cứng vào chân tên du đãng còn lại của nhân loại ở thế kỷ 21 bằng sợi giây dối trá “16 chữ vàng và 4 tốt”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.