Bản Lên Tiếng ủng hộ đồng bào Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin tức cho hay từ hôm Thứ bảy 15-04-2017, đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa khoảng 6000 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ 5 năm nay nhưng không được giải quyết. Họ cáo buộc nhà cầm quyền cấp xã và cấp huyện đã tự ý lập hồ sơ bán phần đất nông nghiệp 59 hecta cho cán bộ. Sau khi bà con khởi kiện thì mới đây đã quay ra bán cho Viettel, đại công ty viễn thông của Quân đội để làm dự án. Việc cưỡng chế đất đai này là hoàn toàn sai trái, vì đất Đồng Tâm đã dành một phần làm trường bắn, một phần làm sân bay, và phần còn lại làm đất canh tác cho bà con sinh cơ lập nghiệp.

Theo người dân cho biết, lúc 10g sáng ngày 15-04, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là “đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã”. Nhưng khi vừa đến, 5 đại diện này, hầu hết già lão, trong đó có cụ Lê Đình Kình 83 tuổi, cựu thương binh, đã bị công an ập tới bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả họ cũng bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Và ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp.

Quá phẫn uất trước hành vi bắt người lẫn hành động cướp đất cách trắng trợn vô pháp luật, và trong mục đích nắm con tin để dễ thương lượng, người dân đã cầm giữ một số trong đoàn cán bộ và cảnh sát cơ động ấy (song đối xử tử tế với họ; tin tức cho hay tổng cộng có 38 người, đa phần không có thẻ ngành, chỉ đem lựu đạn cay). Dân đồng thời tự canh phòng, tự bảo vệ cũng như bày tỏ lòng mong đợi Trung ương đến giải quyết mọi chuyện cách hợp tình hợp lý. Đáp lại thái độ đó, nhà cầm quyền đưa thêm công an, quân đội và cả côn đồ đến phong tỏa khu vực, đồng thời phá sóng điện thoại để ngăn chặn mọi liên lạc.

Tuy vậy, đang khi nhiều chiến sĩ nhân quyền tại Hà Nội và báo lề dân tìm cách tiếp xúc với dân làng, cố gắng đưa thông tin chính xác và bình luận trung thực, đang khi nhiều luật gia nỗ lực làm trung gian giữa chính quyền với nhân dân để mong giải quyết vấn đề cách tốt đẹp và đúng luật pháp, thì chiều ngày 16/4, ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã đưa “thông tin chính thức về tình hình tại xã Đồng Tâm” với nhận định rằng việc người dân bắt giữ người của nhà nước là hành vi không hiểu pháp luật, chống nhân viên thi hành công vụ, bị “các đối tượng xấu lợi dụng, kích động”. Phó giám đốc Công an Hà Nội còn tuyên bố: người dân Đồng Tâm đã “có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, nhân dân Mỹ Đức cũng như người dân Hà Nội”.

Nay thì nhà cầm đã thả 8 người, chỉ giữ lại cụ Lê Đình Kình, thủ lãnh nông dân, trong bệnh viện (vì đã bị đánh gãy tay và rạn xương sườn), để gọi là “làm việc”. Dân cũng đã thả 18 trong số 38 cán bộ và cảnh sát cơ động bị họ cầm giữ. Nhưng việc Chủ tịch UBND thành Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã không đến xã Đồng Tâm, hôm 18/4, để đối thoại với dân như lời hứa qua trao đổi điện thoại với các luật sư khiến người ta e ngại rằng nhà cầm quyền đang chuẩn bị một cuộc đàn áp.

Trước tình hình đó, chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Khẳng định rằng đây là hậu quả của việc Hiến pháp và luật pháp (Luật đất đai) phủ nhận quyền tư hữu đất đai của người dân, một quyền tự nhiên và phổ quát, qua khái niệm vô lý và lừa đảo: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53). Việc phủ nhận này đã và đang là nguyên nhân gây nên cuộc sống điêu đứng và nghèo khổ của nông dân, sự suy thoái dần dần của nền kinh tế, thói lộng hành của các nhóm lợi ích câu kết với quan chức bản địa, cảnh quyền lợi của người dân bị đe dọa trong hệ thống tư pháp không độc lập.

2- Nhận định rằng nguyên nhân khởi đầu của sự kiện trên là hành xử và thái độ của nhà cầm quyền đối với nhân dân. Việc nhà cầm quyền –trong não trạng coi mọi phản kháng của dân như thái độ thù nghịch – chọn hạ sách lừa gạt và âm mưu, vũ lực và trấn áp, có sử dụng cả xã hội đen, đã dẫn đến việc người dân phải tự vệ bằng bạo lực vì “con giun xéo mãi cũng quằn”. Một khi nhà cầm quyền hành xử không theo luật, thì đừng đòi hỏi người dân phải làm theo luật hay hiểu pháp luật. Thượng bất chính, hạ tắc loạn! Đấy không phải là động thái của một hàng lãnh đạo khôn ngoan và chính danh, đích thực.

3- Ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh vì quyền sống và quyền sở hữu đất đai của đồng bào xã Đồng Tâm (cũng như của đồng bào Dương Nội ở Hà Đông, Cẩm Giàng ở Hải Dương và nhiều nơi khác). Phản ứng giữ con tin để thương lượng với một nhà nước độc tài là điều dễ hiểu. Đó là quyền tự vệ chính đáng của những dân lành bị dồn đến bước đường cùng. Thông điệp này phải được nhà cầm quyền lắng nghe và thấu hiểu.

4- Chân tình nhắc nhở các nhân viên công lực như công an, mật vụ, cảnh sát cơ động rằng việc anh em không đeo thẻ ngành, chẳng mặc sắc phục, lại kết hợp với côn đồ xã hội đen, để dễ dàng trấn áp nhân dân, đó vừa là dấu chỉ anh em đang bị lợi dụng như một công cụ của bạo quyền, của các nhóm lợi ích, vừa là hành vi đắc tội với nhân dân vốn đang nuôi dưỡng mình. Nên nhớ quyền sống và quyền lợi của nhân dân là tối thượng!

5- Tha thiết kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước tiếp lời tiếp sức ủng hộ bà con xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Họ đang cần hỗ trợ công lý, hỗ trợ tinh thần và hỗ trợ vật chất. Chúng ta không thể để bà con đơn độc cũng như để nhà cầm quyền tự tung tự tác, sử dụng mọi thủ đoạn để áp bức và cướp bóc dân lành. Xin nhanh chóng tổ chức những cuộc biểu tình trên mạng, xuống đường giữa phố, thực hiện những hành vi bất tuân dân sự để trước mắt giải cứu Đồng Tâm, và lâu dài là xây dựng một chế độ biết tôn trọng con người và nhân dân, biết bảo vệ sự thật và công lý, biết cổ vũ tự do và dân chủ.

Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày….. tháng 4 năm 2017
Hai tổ chức khởi xướng
– Khối Tự do Dân chủ 8406
– Hội Cựu Tù nhân Lương tâm.

Các tổ chức và cá nhân khác đồng ký tên:

Các tổ chức khác đồng ký tên:
3- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.
4- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê Thân.
5- Câu lạc bộ Phan Tây Hồ: Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo, Nguyễn Quang Nhàn …
6- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm
7- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
8- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
9- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.
10- Đảng Dân chủ Việt. Đại diện: Hương Huỳnh.
11- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
12- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Ông Phạm Trần Anh.
13- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Văn Sóc, Tổng thư ký Lê Quang Hiển.
14- Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An. Đại diện: Linh mục Đặng Hữu Nam.
15- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
16- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN (Hải ngoại). Đại diện: Ni sư Diệu Nghiêm.
17- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
18- Hội Biệt Động quân Bắc California (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Trần Song Nguyên.
19- Hội Dân Oan Đòi Quyền Sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
20- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam. Đại diện: các đồng chủ tịch HT Thích Không Tánh, LM Phan Văn Lợi, CTS Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Ms Nguyễn Hoàng Hoa,BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội, Ông Lưu Văn Tươi, Ông Nguyễn Văn Tánh, Nhà Biên khảo Phạm Trần Anh, Ông Cao Xuân Khải, PTS Trần Viết Hùng, Ông Trần Văn Đông, Ông Lạc Việt, BS Hoàng Mỹ Lâm.
21- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng.
22- Hội Người Việt Tự Do Tại BC Canada – Đại Diện Ông Phan Mật.
23- Hội Pháp Việt Tương trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.
24- Hội thánh Tin lành Mennonite Độc lập. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
25- Khối 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song.
26- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam. Đại diện: Ông Huỳnh Hưng Quốc.
27- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh.
28- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng.
29- Nhóm Anh em Thiện chí San José (Hoa Kỳ). Ðại diện: Ông Nguyễn Ðình Lê.
30- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
31- Nhóm Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Ðại diện: Kỹ sư Trần Long.
32- Nhóm Vietlist.US, Ðại diện: Cử nhân Hoàng Lan.
33- Nhóm Yểm trợ bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi, Ông Ô. Sonny Nguyễn.
34- Phong trào Dân chủ Việt. Đại diện: Sơn Nguyễn
35- Phong trào Liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
36- Phong trào Thăng Tiến VN. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai & Trần Quốc Việt.
37- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver Canada. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính.
38- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN. Đại diện: HT Thích Nguyên Trí, TTK Cao Xuân Khải.
39- Radio Việt Nam Hải ngoại Âu châu (Đức). Đại diện: Ông Đinh Kim Tân.
40- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
41- Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Đại diện: Ông Nguyễn Vũ,
42- Tập hợp Quốc dân Việt. Lm Nguyễn Văn Lý hiệp nhất & nối kết.
43- Tập hợp Quốc Dân Việt Vancouver Canada – Đại Diện Ông Lê Ngọc Diệp
44- Tập hợp Vì nền Dân chủ (Hoa Kỳ). Đại diện: BS Nguyễn Quốc Quân.
45- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam BC Canada . Đại diện: Bà Mai Kim Huyền.
46- Trang mạng LacVietNews & Chương Trình Hội Luận 8406. Đại diện: Ông Lạc Việt.
47- Trang mạng www.nganlau.com (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương.
48- Trang mạng Ủy ban Liên lạc Cộng đồng Hải ngoại. Đại diện: Ông Vương Văn Giàu.
(Còn nhận chữ ký tiếp)

Các cá nhân đồng ký tên:

1- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
2- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp.
3- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội.
4- Đinh Hữu Thoại, Linh mục, Dòng Chúa Cứu Thế.
5- Đoàn Hòa, Phiên dịch tư vấn, Jihlava, Cộng hòa Séc
6- Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Đồng Nai.
7- Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn.
8- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài gòn.
9- Hồn Nhiên, Thành viên Mạng lưới Nhân quyền VN, California, Hoa Kỳ.
10- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
11- Lại Thi Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
12- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
13- Lư Văn Bảy, cựu TNLT, Kiên giang.
14- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
15- Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
16- Ngô Thị Thúy Vân, Nhân viên xã hội, Praha, Cộng hòa Séc
17- Nguyễn Bích, Piping Designer, Texas, USA.
18- Nguyễn Chính Kết, Giáo sư, Hoa Kỳ.
19- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Cộng hòa Séc.
20- Nguyễn Đình Nguyên, TS y khoa, Australia
21- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Hà Nội.
22- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.
23- Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Úc châu.
24- Nguyễn Nguyên Bình.Nhà văn, Hà Nội.
25- Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội.
26- Nguyễn Thanh Liêm, Hiền tài Đạo Cao Đài, California USA.
27- Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ
28- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo tự do, Hà Nội.
29- Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, Sydney. Úc châu.
30- Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn.
31- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội
32- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris, Pháp
33- Phan Tấn Hải, Nhà văn, Hoa Kỳ.
34- Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
35- Trần Kim Thập, giáo chức, Tây Úc.
36- Triệu Sang, thương phế binh VNCH, Sóc Trăng.
37- Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận.
38- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
39- Vũ Ngọc Phúc, Kỹ sư, Århus, Denmark (Còn nhận chữ ký tiếp)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.