Bán rừng cho Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tháng 1 năm 2010, Tướng Đồng Sĩ Nguyên (cựu Ủy viên Bộ chính trị) và Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu Ủy viên Trung Ương đảng) đã gửi một lá thư lên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam và văn phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo động về hiện tượng bán rừng tại một số tỉnh. Tướng Đồng Sĩ Nguyên cho biết là việc bán rừng này là có thật qua điều tra và xác nhận chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi kiểm tra tại hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Hiện tại có 10 tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình, Cao Bằng, Nghệ An, Bình Định, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Kontum, Bình Dương đã cho nước ngoài, đặc biệt là những công ty của Trung Quốc, thuê rừng để trồng cây nguyên liệu. Tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 300 ngàn hecta kéo dài 50 năm.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng việc các tỉnh cho những công ty của Trung Quốc thuê rừng với hợp đồng 50 năm chẳng khác gì từng bước hợp thức hóa việc bán đất, bán rừng cho người nước ngoài trong lâu dài. Không những thế, ông còn cho đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia, khi Trung Quốc đưa người của họ vào sống và làm việc lâu dài trên mảnh đất thuê này. Song song, khi công ty Trung Quốc thuê rừng trồng cây nguyên liệu, họ sẽ khai thác bừa bãi, phá rừng vô tội vạ, chắc chắn không chỉ làm hủy hoại môi trường sống chung quanh mà còn tàn phá hàng chục ngàn hecta đất rừng.

Trong khi đó, cán bộ lãnh đạo tại các Tỉnh thì lên tiếng bác bỏ quan ngại về nguy cơ mất rừng của hai vị tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trong Vĩnh. Họ nói rằng chỉ giao đất cho chủ đầu tư thuê chứ không chuyển nhượng sở hữu, nghĩa là họ không có bán rừng. Cán bộ lãnh đạo Tỉnh còn cho rằng đất rừng để không thì không sinh ra tiền mà Tỉnh lại cần tiền để phát triển, nên vì thế phải cho thuê để lấy tiền phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và Quốc gia.. Họ còn cho rằng Tỉnh sẽ lập ra bộ phận giám sát các dự án cho bảo đảm về môi trường lâu dài và việc cho thuê đất đã thực hiện đúng quy trình quy định của nhà nước. Tức là các Tỉnh cho rằng đã làm đúng theo chỉ thị của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Vấn đế bán rừng cho Trung Quốc hiện đang tạo một sự phẫn nộ lớn trong dư luận Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nó chẳng khác gì hiểm họa cho Trung Quốc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Trong khi dân ta thiếu đất để canh tác kể cả đất rừng, Cộng sản Việt Nam lại núp dưới cái gọi là “phát triển kinh tế – xã hội’ cho Trung Quốc thuê rừng một cách dài hạn. Đây chẳng qua là chính sách “tầm ăn dâu” của Bắc Kinh, từng bước xâm nhập vào những vùng đất chiến lược của Việt Nam sau khi họ đã chiếm xong hai quần đảo Hoàng sa (1974), Trường sa (1988) và khống chế Biển Đông (2009).

Việc Trung Quốc qua các công ty của họ đi thuê đất canh tác không phải là điều mới xảy ra. Dưới cái gọi là “áp lực lương thực”, Trung Quốc đã bỏ tiền ra thuê đất ở một quốc gia tại Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Á, Lào, Việt Nam cho nhiều hạng mục: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, việc thuê đất canh tác nông nghiệp chỉ là lý cớ bề nổi, vì trong thực tế không mang lại nhiều lợi ích như tập trung canh tác tại Hoa Lục. Mục tiêu sâu xa của chính sách mướn thuê đất là để nhằm đưa người Trung Quốc sang làm việc, cư trú và gầy dựng cộng đồng người Hoa trên vùng đất mới, để qua đó giúp cho nhà cầm quyền Bắc Kinh ảnh hưởng lên chính quyền sở tại về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.

Ngoài ra để bảo vệ và bành trướng các vùng biên giới, Trung Quốc đã tập trung thuê đất ở những lân quốc như Miến, Lào, Kazakhstan, Việt Nam… trong những năm qua. Tháng 4 năm 2004, Trung Quốc đã xây dựng ở Lào một trung tâm lâm nghiệp rộng 50 ngàn héc-ta nằm sát biên giới Việt Nam. Vào tháng 1 năm 2010, Trung Quốc đã ký với chính quyền Kazakhstan thuê hàng triệu héc-ta đất nông nghiệp và đã bị người dân địa phương biểu tình chống đối tại thành phố Almaty.

15 ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam biết rất rõ nguy cơ này khi cho Trung Quốc thuê đất, nhưng họ vẫn để cho các địa phương tiến hành việc ký kết cho thuê. Khi đã có 10 Tỉnh trục lợi bằng cách cho thuê đất như hiện nay, những tỉnh còn lại không thể không làm vì sẽ có tiền bỏ túi và nằm trong “chủ trương của nhà nước”. Trung Quốc hiện có quá nhiều tiền (để dành được 2,000 tỷ Mỹ Kim) và Việt Nam là vùng đất mà Trung Quốc cần phải tạo ảnh hưởng để vươn xuống phía Nam nên nguy cơ của dân tộc Việt Nam không chỉ dừng lại ở chỗ thuê đất mà thôi.

Ngày 28 tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn một phái đoàn hùng hậu trong đó có ông Phạm Khôi Nguyên, bộ trưởng tài nguyên và môi trường, ông Hồ Nghĩa Dũng, bộ trưởng giao thông vận tải đến tỉnh Đắc Nông để chính thức phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Alumina Nhân Cơ. Đây là dự án sản xuất Alumina thứ hai tại Tây Nguyên. Dự án thứ nhất là tại Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Đồng đã cho khởi công vào tháng 11 năm 2008. Cả hai dự án này đều bị giới trí thức, cựu tướng lãnh và cán bộ đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam chống đối một cách rộng lớn vì nó sẽ tàn phá môi trường và hủy hoại vùng Tây Nguyên.

Trước làn sóng chống đối này, tại hội nghị về khai thác Bauxite Tây Nguyên do chính quyền Hà Nội tổ chức hôm mồng 9 tháng 4 năm 2009, ông Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng đã tuyên bố hai điều: Thứ nhất là chỉ cho tiến hành việc thí nghiệm ở dự án Tân Rai, ngưng không tiến hành dự án Nhân Cơ cho đến khi có báo cáo đánh giá môi trường bổ sung thì mới xem xét việc khai thác. Thứ hai là chính phủ sẽ điều chỉnh kế hoạch ngành Bauxite và đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án, nếu lỗ thì nhất định không làm”.

Cho đến nay, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam lẫn nhà nước ông Nguyễn Tấn Dũng không có một báo cáo nào về hai điều nói trên của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Kết quả đánh giá môi trường và hiệu quả kinh tế của việc khai thác Bauxite tại hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ vẫn là dựa theo những gì mà Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản (TKV) cung cấp cách nay 2 năm. Điều này cho thấy là 15 thành viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã vì quyền lợi của Bắc Kinh trên quyền lợi của đất nước và nguyện vọng của người dân, đặc biệt là của hàng ngàn trí thức đã ký vào Kiến Nghị yêu cầu Quốc hội Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết chấm dứt khai thác Bauxite do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Tòan và Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng và vận động từ tháng 4 năm 2009.

Việc Nguyễn Tấn Dũng lên Đắc Nông hôm 28 tháng 2, chính thức cho phép tiến hành dự án thứ hai – khai thác Alumina tại Nhân Cơ – sau gần 10 tháng ra lệnh đình đọng vì sức ép của dư luận, cho thấy là những cảnh giác về nạn bán rừng của Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Tướng Nguyễn Vĩnh Trọng rồi sẽ bị cho chìm xuồng. Đối với 15 thành viên Bộ chính trị, Trung Quốc mới là chỗ dựa chính cứu cánh của họ chứ không phải đất nước và dân tộc Việt Nam.

Đừng chờ đợi những thiện chí không có của Bộ chính trị Việt cộng mà hãy cùng rủ nhau xuống đường bắt đầu bằng: “Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam” trong tháng 3 này, nhân kỷ niệm 22 năm Trận Hải Chiến Trường Sa.

Trung Điền
Ngày 2/3/2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?