Bày trò khảo cổ ở Hoàng Sa: mưu kế sao mà vụng về

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc bài của Hải Nam nhật báo ngày 11/11/2009 nói về các di vật tìm được trong việc “Khảo cổ ở Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam) nhằm khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên quần đảo này, ai cũng phải nực cười về cái mưu mẹo quá vụng tính do các nhà chính trị nước láng giềng khoác áo “khoa học” bày đặt ra.

Như tôi đã nói trong lá thư gửi ông Tề Kiến Quốc, sự thật rành rành là từ thời vua Minh Mạng năm thứ 15 (1834) nhà vua đã có lập ra Hải đội tuần tra, ra Hoàng Sa tìm kiếm hải sản, coi giữ các đảo này và cắm bia khẳng định chủ quyền của nước Đại Nam (tức Việt Nam ngày nay). Hiện trên đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi còn nhà Âm Linh Tự 陰 靈 祀 (Tế âm hồn), để dân chúng và Triều đình tế sống các thành viên của những Hải đội Hoàng Sa trước khi xuất hành; cũng còn Mộ Gió là nơi chôn vọng những người chẳng may chết tại Hoàng Sa không đưa được thi thể trở về. Một vài nhà dân lại còn giữ được các đạo sắc có đóng ấn của Trỉều đình phong chức cho người cầm đầu Hải đội mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện đang cất giữ.

JPEG - 87.8 kb
Âm Linh Tự ở đảo Lý Sơn lập từ dưới thời nhà Nguyễn. Ảnh: Thu Nguyên

Dưới thời thuộc Pháp thì ai là người canh giữ Hoàng Sa nếu không phải là những phân đội lính Pháp lúc bấy giờ đang thống trị Việt Nam chứ có bóng dáng của người Tàu nào lai vãng trên đảo đâu? Thời Việt Nam Cộng hòa cũng vậy, quân đội Việt Nam Cộng hòa thường xuyên túc trực ở đấy, mà Việt Nam Cộng hòa chính là một nửa nước của Việt Nam đang sở hữu Hoàng Sa lúc bấy giờ. Mãi đến 1974, biết thế Việt Nam Cộng hòa sẽ thua đến nơi, còn Việt Nam dân chủ cộng hòa thì lúc ấy chưa chính danh nắm giữ Hoàng Sa, lại đang dốc toàn lực vào cuộc chiến đấu nước rút cho thống nhất đất nước, nên Trung Quốc bèn lợi dụng cơ hội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đặng Tiểu Bình mới cho huy động lực lượng hải quân mạnh hơn đối thủ, ra đánh phá tiêu diệt hải đội của Việt Nam Cộng hòa mà trắng trợn cướp lấy Hoàng Sa vào tay mình. Thế mà còn rêu rao thứ luận điệu không ai ngửi được là “phản kích tự vệ”, để rồi từ đó cứ tự mình đưa ra hết tuyên bố này đến tuyên bố khác, rằng Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc Trung Quốc là điều “không thể tranh cãi”, cốt lòe thế giới theo cái đòn tâm lý “Tăng Sâm giết người” (Tăng Sâm là người hiền nhưng khi nghe có người bịa đặt nói đi nói lại rằng Tăng Sâm giết người đến ba lần thì bà mẹ cũng giật thột, mất cả niềm tin đối với con mình phải bỏ khung cửi đứng dậy ra xem hư thực thế nào).

JPEG - 27.1 kb
Đạo sắc do vua Minh Mạng ban cho Đội trưởng Hải đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn năm Minh Mạng thứ 15. Tờ 1

Sự thực thì Trung Quốc hãy lục trong kho thư tịch của mình mà xem có tìm được tư liệu cổ nào nói Hoàng Sa là của Trung Quốc không? Ngay cả tấm bản đồ do tướng Trung Quốc Đặng Chung vẽ cũng chỉ ghi Hoàng Sa thuộc về An Nam (tức Việt Nam) mà thôi. Tướng Đặng Chung là Tổng binh trấn thủ Quỳnh Châu (Hải Nam) thời ấy.

JPEG - 34.7 kb
Đạo sắc do vua Minh Mạng ban cho Đội trưởng Hải đội Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn năm Minh Mạng thứ 15. Tờ 2

Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý quốc tế về chủ quyền đối với hoàng Sa, còn Trung quốc thì không hề đưa ra được một chút chứng cứ nào ngoài cái “lưỡi bò” tự mình vẽ ra, nên các vị đứng đầu Nhà nước Trung Quốc cứ một mực thuyết phục lãnh đạo Việt Nam không nên mở rộng việc tranh chấp ra các tổ chức liên quan đến nhiều nước trong vùng, chỉ nên “giải quyết song phương” trong “nội bộ hai nước anh em” thôi. Phải chăng Trung Quốc đang cố làm cho những ai nhẹ dạ cả tin mắc vào mưu hiểm của Trung Quốc?

Nay việc cắm mốc trên bộ đã xong, âm mưu dai dẳng lấn chiếm biên giới trên bộ của Trung Quốc theo kiểu cù nhầy một phần đã đạt được. Đã đến lúc phải đàm phán phân chia ranh giới biển đảo, Trung Quốc mới tính đi trước một bước bằng cái mẹo về cuộc “khai quật khảo cổ” này và lu loa lên là “tìm thấy nhiều tư liệu văn vật Trung Quốc” tại Hoàng Sa, hòng hù dọa những kẻ nào đó trong số người Việt Nam non gan rằng đây là chuyện cũ lắm rồi, Hoàng Sa đã thuộc về lãnh thổ “thiêng liêng” (!!!) của Đại Hán từ lâu. Xin nói với các vị, cái gọi là “tư liệu văn vật” đó mang ra từ Quảng Đông hay một tỉnh nào thì có khó gì, thậm chí vác cả xương cốt ông bà cha mẹ người Trung Quốc ra đấy chôn xuống rồi đào lên mà kêu to: “Eureka, fā xiăn, fā xiăn (phát hiện, phát hiện)” cũng được kia mà. Nhưng các vị tưởng thế là thuyết phục được người ta tin đấy à? Trời ơi, cái trò trẻ vặt ấy trên trường chính trị ai mà có lạ. Chỉ cần hỏi một câu là các vị hẳn tắc tị: nếu việc khai quật khảo cổ kia là có thật thì việc gì các vị phải giấu giấu giếm giếm hơn 30 năm nay, cứ đưa ngay ra sau khi ăn sống nuốt tươi quần đảo của đất nước chúng tôi có phải bằng chứng có vẻ đã “cũ” rồi không. Rõ là nuốt miếng xương quá to nên còn nghẹn đấy. Vì thế nói dối mới không kín kẽ.

Hơn thế nữa, đào thấy mảnh vỡ gốm sứ, đồ đồng của các loại đồ gia dụng hoặc ngay cả còn nguyên đi nữa thì đâu đã vội coi nơi đào được là thuộc lãnh thổ Trung Quốc được kia chứ. Ai chẳng biết từ rất sớm, người Trung Quốc đã di cư đi khắp bốn phương trên thế giới, họ cũng bán các các đồ gia dụng của mình đi khắp bốn phương. Mà về việc buôn bán đồ gốm sứ và các hàng gia dụng thì Việt Nam cũng thế thôi. Ví thử bây giờ đào thấy trên đất Nhật Bản có đồ gốm cổ và các loại vật dụng từ xưa của Trung Quốc hay của Việt Nam thì lập tức hô lên với thế giới rằng đất Nhật Bản là thuộc quyền của Trung Quốc hay Việt Nam sao? Sao nói nghe dễ thế nhỉ!!!

Ngay trên đất Việt Nam, nếu khai quật khảo cố ở bờ Bắc sông Như Nguyệt nơi tướng Quách Quỳ nhà Tống đem quân sang đóng ở đấy, hoặc trong thành Đông Quan, nơi Tổng binh Vương Thông đặt tổng hành dinh dưới thời nhà Minh, chắc cũng có thể tìm thấy không ít mảnh vụn đồ dùng đủ loại xưa của Trung Quốc. Cả xương cốt người Tàu nữa, cứ đến gò Đống Đa mà đào hẳn tìm thấy đâu có ít. Dễ thường bấy nhiêu chứng cứ là đủ để nói với thế giới rằng địa phận sông Cầu và Hà Nội là thuộc lãnh thổ Trung Hoa?

Tóm lại, tư liệu khảo cổ không thể nào là tiêu chí để xác định chủ quyền lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Xin hãy thôi đi cái trò cũ mèm ấy.

Nguyễn Trọng Vĩnh
Số 23 Ngõ 5, Hoàng Tích Trí, P. Kim Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/20222.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.