Bể chỗ nào trám chỗ đó, cách giải quyết của một chính quyền vô năng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủng đâu bịt đó là cách quản lý ăn xổi ở thì. Sự thối nát bắt nguồn từ một loại nhà nước không xài luật pháp. Giờ chính quyền này lo loay hoay vá víu lập đủ thứ ban bệ. Hết ban phòng cái này đến ban chống cái kia. Nhưng chẳng được gì ngoài tốn thêm ngân sách vì bộ máy nhà nước ngày một phình ra, dân gánh thuế thêm nặng.

Công an là ổ phạm pháp với những vụ giết người liên tục trong trại giam. CSGT thì hạch sách, phục kích kiếm tiền mãi lộ. Lực lượng CSGT đông như quân Nguyên, có mặt khắp nơi hang cùng ngõ hẻm nhưng tai nạn giao thông thì không thuyên giảm. Rồi cũng lập ra cái gọi là Ủy Ban An toàn Giao thông Quốc gia nhưng rồi tai nạn giao thông cũng ngất ngưởng. Vậy ban đó chẳng làm nên trò gì ngoài ăn bám ngân sách.

Tự nhiên vốn cân bằng, có mưa ắt có rừng điều tiết lũ. Khi tham nhũng dung túng lâm tặc phá rừng, nghĩa là tự phá vỡ cân bằng tự nhiên. Nay mưa một trận nước về như thác lũ, thủy điện xả lũ liên tục làm cảnh tàn phá ghê gớm. Rồi cũng lập ra cái gọi là Uỷ ban Phòng chống Lụt bão. Nhưng lụt do xả lũ thì năm nào cũng có và mỗi năm một nghiêm trọng hơn. Người chết, hoa màu, gia súc vẫn bị lũ cuốn sạch. Rõ ràng ban này cũng chẳng làm nên trò trống gì ngoài ngốn thêm ngân sách.

Thực phẩm bẩn khắp nơi không ai kiểm soát. Nó đã hoành hành đất nước này nhiều năm qua. Phải nói hiện giờ thực phẩm mua đâu cũng bẩn. Nó đóng góp khá nhiều cho kỷ lục mỗi ngày hơn 300 người chết vì bệnh ung thư. Thực phẩm sạch duy nhất là chính mình tự nuôi trồng mà sử dụng chứ chẳng thể cậy vào thị trường. Vậy mà ở xứ Việt Nam XHCN này vẫn có một cái cục to tướng trong Bộ Y tế của bà Tiến gọi là Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Rồi ở địa phương như Sài Gòn lại đẻ thêm cái Ban Quản lý An toàn Thực phẩm nữa chứ. Và như thế thực phẩm cũng chẳng sạch được mà ngân sách lại gánh thêm kinh phí cho ban vô dụng này hoạt động.

Trung ương đảng là ổ tội phạm gộc về kinh tế. Lương tầm 500 USD/tháng nhưng ai cũng có nhà Mỹ, con du học Mỹ cả. Thậm chí không trung ương đảng nhưng làm quan quận hay quan phường tại các thành phố cũng có thể có tiền mua nhà Mỹ, con học Mỹ vậy. Cả bộ máy nhà nước CS là lúc nhúc những con bọ hút máu ngân sách bằng tham nhũng. Mỗi năm 3 tỷ đô tuồn ra ngoại quốc. Nếu ăn 1 phá 10 thì đất nước mất không phải 3 tỷ mà là 30 tỷ đô. Rồi cũng lập ra cái gọi là Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng. Thế rồi tham nhũng cũng có chống được đâu? Mà ngược lại còn kêu réo chống tham nhũng ngay trong cơ chống tham nhũng này. Cuối cùng đất nước tốn thêm ngân sách cho chi phí hoạt động của ban này và đất nước lại cạn tiền thêm vì cơ quan này tham nhũng cũng thuộc loại khủng.

ĐCS là một tập thể chỉ biết trung thành với những cổ hũ. Không bản lĩnh để đổi thay, không đủ trí tuệ để lĩnh hội những cái mới hơn, khoa học hơn. Thế nên mới luôn bắt chước quan thầy hoặc ôm nguyên vẹn những gì của quá khứ. Vậy rồi trong TW Đảng cũng lập Ban Kinh tế Trung Ương. Cuối cùng vì ôm mô hình KTTT định hướng XHCN mà đưa kinh tế đến kiệt quệ như hôm nay. Ban này làm gì? Chẳng làm gì ngoài chuyện ăn bám.

Kinh tế nó có quy luật của nó, người ta thuận theo nó mà phát triển, nghịch nó thì dẫn tới kiệt quệ. Những ngày đầu đổi mới, nhờ sự cộng tác của trí thức VNCH, mà nổi bậc nhất là TS Nguyễn Xuân Oánh, nhờ đó mà giải cứu tình trạng bi đát của mô hình kinh tế cũ, mô hình mà do những kẻ dốt nát về kinh tế đã sáng tạo và áp dụng cho Việt Nam trước đó. Nhưng chỉ giải cứu được một thời gian thôi, đến thời điểm nào đó cái mô hình KTTT định hướng XHCN kiểu ngô không ra ngô, khoai không ra khoai đó nó phải bộc lộ hạn chế của nó. Khi đó chính nó sẽ cùm chân nền kinh tế đất nước không tiến lên được. Chính thấy trước điều này mà ông Nguyễn Xuân Oánh đã đề nghị Nguyễn Văn Linh phải đổi mới chính trị. Vì khỉ rừng không hiểu kinh tế nên thẳng thừng bác bỏ đề nghị này. Năm 1999 TS Oánh trả lời với Reuters rằng “chương trình đổi mới tới đây đã gặp bế tắc”.

Từ đó tới nay gần 20 năm đã chứng tỏ TS Nguyễn Xuân Oánh đã đúng. Và cũng ngần ấy năm chính quyền CS càng gỡ càng rối và càng ngày càng lâm vào khủng hoảng. Và hôm nay Nguyễn Xuân Phúc lập ban cố vấn gồm 15 người toàn là khoe bằng cấp cho hoành tráng thôi chứ gỡ gạt gì được? Trước đây 18 năm TS Nguyễn Xuân Oánh đã chỉ ra cái sai rồi mà? Do ĐCS không chịu làm theo mới ra nông nỗi này. Cần quái gì đến 15 ông tiến sĩ khi bu vào gỡ? Mà gỡ chỗ nào? Nguyên nhân chính không gỡ thì cả ngàn ông bu vào gỡ râu ria thì chả ăn thua. Việc lập nhóm 15 ông này chỉ cho thấy chính phủ bất lực và vô định hướng trong giải quyết. Và 15 ông kia cũng chỉ cho dân thấy ngồi vào ăn bám ngân sách chứ chả làm gì được.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.