Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Nhật Bản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi Theo Gót Đồng Hương Đi Biểu Tình Chống Trung Quốc Ở Tokyo

Hai tuần trước tôi biết được Cộng đồng người Việt ở Tokyo và vùng phụ cận sẽ tổ chức xuống đường vào ngày chủ nhật 24 tháng 7 nhằm phản đối Trung quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, nhưng vì công việc hãng khó thu xếp được để tham gia khiến lòng tôi áy náy vô cùng. Thứ ba ngày 19 tháng 7, tôi nhận được tin người em trai tôi bị công an đến nhà răn đe chỉ vì hôm chủ nhật 17/07 đã đi biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội; thế là tôi quyết định ngay phải tham gia biểu tình với bà con mình ở Nhật cho dù bị bà Xếp hãng cằng nhằng. Trái với sự dự tưởng của tôi, khi trình bày lý do xin nghỉ để đi biểu tình thì được Xếp vui vẻ chấp nhận ngay và còn cho thêm mấy ngàn yen để đi xe, uống nước rồi còn nói một câu làm tôi rưng hai hàng nước mắt, “Tụi Trung quốc xấu lắm, chuyên ỷ mạnh hiếp yếu, em phải đi biểu tình chống tụi nó xâm lăng đất nước của em chứ, tôi sẽ giận lắm nếu biết em không đi”. Bà ta kể rằng có nghe tin tức về chuyện người dân Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn đi biểu tình rất ôn hòa để chống Trung quốc xâm lược bị công an đàn áp mạnh tay, và thắc mắc tại sao lại như vậy? Cả nhà bà xem tin mà chẳng ai lý giải nổi, nhất là đứa con gái lớn của bà cứ bảo làm gì có chuyện đó, nếu có thì Việt Nam đâu khác gì tình trạng của Tây Tạng bây giờ.

Sáng sớm chủ nhật ngày 24/07, bà Xếp phone cho tôi bảo rằng đứa con gái của bà muốn đi biểu tình chung với tôi có được không, nếu được thì nhờ đến đón dùm; một lần nữa tôi phải ứa nước mắt vì quá cảm động. Hai chị em chúng tôi đến ga Ebisu lúc 12 giờ trưa thì thấy nhiều người Việt Nam đi thành từng toán đổ về công viên nơi làm lễ khởi hành cuộc biểu tình. Công viên Ebisu này nổi danh với nhiều cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ mà mới đây nhất là những cuộc biểu tình ủng hộ Cách mạng Hoa Lài của người Tunisia hay của người Ai Cập đòi lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarack.

Ở Nhật, học được cái hay của người ta là đúng giờ, đúng giấc nên buổi lễ đã diễn ra theo như chương trình đã ghi. Sau phần chào cờ và hát quốc ca Nhật và Việt, ông Nguyễn Phương Khanh, Trưởng ban Tổ chức biểu tình, đã trình bày lý do của cuộc biểu tình ngày hôm nay, ông nói lý do thì ai cũng hiểu còn mục đích là lôi kéo người dân bản xứ ủng hộ người dân Việt Nam chống Trung xâm lược và bày tỏ sự quyết tâm ủng hộ của người Việt tại Nhật đối với đồng bào quốc nội trong việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ. Tiếp đến là lời phát biểu của một vị khách người Nhật, Giáo sư Tono Oka thuộc Đại học Keio (một trong sáu đại học nổi tiếng nhất ở Tokyo). Giáo sư Tono Oka chia sẻ rằng ông rất cảm kích trước việc người dân Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội đã liên tục xuống đường biểu tình chống Trung quốc xâm lược bất chấp sự đàn áp của nhà cầm quyền; ông cũng nói cho những người Nhật có mặt tại chỗ biết rằng tại Việt Nam người dân bị cấm không được biểu tình cho dù mục đích của cuộc biểu tình là phản đối Trung quốc xâm lược Việt Nam: “Tôi đã từng nói vói nhà cầm quyền Việt Nam rằng phải xem những cuộc biểu tình đó như là một thông điệp gởi đến cho những người lãnh đạo ở Bắc Kinh biết về tinh thần sẵn sàng bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của ngưòi dân Việt Nam. Ngăn cấm biểu hiện lòng yêu nước của người dân sẽ mở rộng thêm đường cho Bắc Kinh xâm lăng mà thôi. Tôi không buồn vì những lời của tôi bị nhà cầm quyền Hà Nội bỏ ngoài tai mà chỉ buồn cho người dân Việt Nam có một nhà cầm quyền như vậy thì khó mà bảo vệ biển đảo trước bá quyền Trung quốc luôn tìm cách xâm lược các nước lân bang.”

Kế đến là ông Kojiama, một khuông mặt trẻ đang nắm chức Chi bộ trưởng Tokyo của đảng Kofuku Jitsugen (Thực hiện Hạnh Phúc) đã lên phát biểu như sau: “Không một người dân nào hạnh phúc được khi đất nước mình đang bị ngoại bang xâm lược; khổ tâm nhất là muốn đứng lên bảo vệ tổ quốc mà bị nhà cầm quyền ngăn cấm; tệ hại hơn nữa là ra tay đàn áp với lý do đây là chuyện của nhà nước. Không thể như thế được, nhà cầm quyền có phần việc của nhà cầm quyền, người dân có bổn phận bảo vệ đất nước của nguời dân; phải kết hợp cả hai mới mong chống lại bá quyền phương Bắc. Hôm nay chúng tôi tham gia cuộc biểu tình này là muốn bày tỏ sự ủng hộ ngưòi dân Việt Nam trong công cuộc chống Trung quốc xâm lược.”

Cuộc biểu tình bắt đầu đúng 13 giờ 30 phút. Dẫn đầu là một xe phóng thanh mà tôi thấy trên đó có hai phụ nữ bận áo dài ngồi trên đó cầm và hô to các khẩu hiệu cho đoàn biều tình đáp lại. Khác với cách suy nghĩ thành nếp của tôi là người hô khẩu hiểu phải là đàn ông, thế nhưng khi nghe giọng nữ hô to khẩu hiệu trên loa phóng thanh thì tôi thấy nó hiệu quả vô cùng, cộng thêm với những tà áo dài đi đầu đã làm cho đoàn biểu tình được hầu hết những người đi đường quan tâm. Tôi để ý có nhiều người đứng nhìn với cặp mắt đầy thiện cảm, vỗ tay ủng hộ và đưa camera, điện thoại di động lên chụp hình. Đoàn biểu tình khoảng 200 người sắp thành hàng 4 vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu “Đả đảo Trung quốc xâm lược!” làm rung động nhiều khu phố đông đúc người qua lại của một buổi chiều chủ nhật. Tôi thường liếc mắt nhìn người con gái của bà Xếp tôi để xem phản ứng như thế nào về cuộc biểu tình này thì thấy cô ta vỗ tay cũng nhiều mà hô đáp theo các khẩu hiệu cũng to hơn tôi. Lộ trình biểu tình khá dài, đi bộ gần cả tiếng rưởi đồng hồ, thế mà chẳng ai than mỏi chân hay hô rát cổ họng. Sau khi đến địa điểm giải tán, đoàn biểu tình còn kéo đến trước cổng sứ quán Trung quốc hô to khẩu hiệu “Đá đảo Trung Quốc xâm lược” trước khi ra về. Ngồi trên xe điện trở về nhà, cô con gái người Nhật đó nói với tôi rằng tối nay về em sẽ viết lại cuộc biểu tình này trên Facebook, Twitter để cho mọi người biết, chắc chắn sẽ có rất nhiều phản hồi tốt vì hầu như ai cũng bực mình về hành động cá lớn muốn nuốt cá bé của Trung quốc; và còn nói thêm lần sau có biểu tình cho em biết trước một tuần để em kêu gọi trên Facebook thì sẽ có nhiều người tham gia.

Cám ơn em, cám ơn Ban tổ chức biểu tình đã cho tôi một ngày chủ nhật đầy ý nghĩa và tôi muốn nói với người em trai tôi rằng: Chị ở xứ người đi biểu tình chống Trung quốc xâm lược tổ quốc Việt Nam được sự ủng hộ hết mình của người dân bản xứ, cảnh sát của người ta thì rất lịch thiệp giữ trật tự giao thông cho mình đi; trong khi em ở ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội muốn bày tỏ lòng yêu nước thì lại bị nhà cầm cấm cản, công an hăm dọa!

Tokyo, chủ nhật ngày 24 tháng 7 năm 2011
Nguyễn Thị Yêu Nước

JPEG - 68.6 kb

JPEG - 66.1 kb

JPEG - 64.4 kb

JPEG - 71.3 kb

JPEG - 74 kb

JPEG - 63.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.