Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ bày tỏ mối quan tâm về nhân quyền tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên Bang Thụy Sĩ
Bộ Trưởng Ngoại Giao

Democracy for Vietnam
Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam
Ông Nguyễn Tăng Lũy

Chemin de la Métairie 22
1218 Grand-Saconnex

Berne, ngày 25 tháng 3, 2013

Thỉnh Nguyện Thư cho các tù nhân lương tâm “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói”

Thưa ông,

Tôi đã nhận Thỉnh Nguyện Thư ngày 24 tháng Giêng 2013, qua đó ông có bày tỏ sự lo ngại về tình hình các tù nhân lương tâm. Xin thưa với ông là tôi cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền là một trong những mục tiêu của chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Chính sách đó đã được ghi trong Hiến pháp Liên bang; trong đó, Thụy Sĩ nhìn nhận vai trò chủ yếu của những người bảo vệ nhân quyền và các việc làm của họ hầu giúp thăng tiến quyền con người và củng cố những quy định của luật pháp.

Tòa Đại sứ Thụy Sĩ tại Hà Nội thường xuyên cập nhật cho Bộ Ngoại giao Liên bang về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Thụy Sĩ đã có các cuộc đối thoại về chủ đề này với Việt Nam từ năm 1997. Tại các cuộc gặp gỡ đó một số trường hợp cá nhân và tình trạng các nhà bảo vệ nhân quyền đã được thẳng thắng nêu lên. Khuôn khổ gặp gỡ đó là dịp để chúng tôi đề cập với chính quyền Việt Nam về những trường hợp mà Thỉnh Nguyện Thư đã nêu lên.

Trong phiên họp vừa qua của Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ đã chính thức bày tỏ mối quan ngại về các trường hợp đe dọa, bắt bớ và kết án những người thực thi các quyền tự do ngôn luận, quyền tụ tập một cách ôn hòa, quyền lập hội đoàn, hay quyền chỉ trích chính phủ, và chúng tôi cũng đã nêu lên những trường hợp tại Việt Nam. Thụy Sĩ kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền phải cải thiện nghiêm trọng lãnh vực chính trị để bảo đảm quyền dân sự và chính trị đồng thời kêu gọi thả ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị.

Thụy Sĩ luôn tích cực tham gia trong những cuộc gặp gỡ trao đổi song phương hay đa phương để khuyến khích các nỗ lực đem sự tôn trọng và thăng tiến nhân quyền tại Việt Nam.

Xin ông nhận nơi đây lời chào trân trọng của tôi.

Didier Burkhalter
Bộ Trưởng Ngoại Giao

PDF - 248.7 kb
Lettre du DFAE au Cosunam (pdf)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.