Buổi điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam tại Quốc Hội Liên Bang Úc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 7 tháng 12, tại thủ đô Canberra, Úc Châu, một buổi điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam trước Tiểu Ban Nhân quyền Quốc Hội Liên Bang Úc đã được tổ chức dưới sự chủ tọa của Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Dân Biểu Anne Aly và Thượng Nghị Sĩ Claire Moore.

Phái đoàn Việt Nam gồm có Linh Mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Linh Mục Phan Sỹ Phương và Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh thuộc Uỷ Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Môi Trường Biển, Giáo phận Vinh, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ và là con của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện Đảng Việt Tân tại Úc Châu, đã làm việc với một lịch trình sít sao từ 8 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều.

Từ trái sang phải: Anh Lê Xuân Đôn; anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn; Dân Biểu Chris Hayes; Linh Mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đại diện Đảng Việt Tân tại Úc Châu.
Từ trái sang phải: Anh Lê Xuân Đôn; anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn; Dân Biểu Chris Hayes; Linh Mục Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam; và Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đại diện Đảng Việt Tân tại Úc Châu.
Phái đoàn trao đổi cùng Dân Biểu Tim Hammond.
Phái đoàn trao đổi cùng Dân Biểu Tim Hammond.
Phái đoàn cùng với ông Alistair Coe, Thủ Lãnh Đảng Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc
Phái đoàn cùng với ông Alistair Coe, Thủ Lãnh Đảng Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc.

Phái đoàn đã gặp gỡ các Dân Biểu Chris Hayes; Tim Hammond; Milton Dick, Thượng Nghị Sĩ Zed Seselja; Dân Biểu Anne Aly, Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Úc; Nghị Viên Alistair Coe, Thủ Lãnh Đảng Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô Úc.

Phái đoàn đã trình bày về tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, tự do tôn giáo bị ngược đãi và người dân miền Trung vẫn đang phải sống với những hệ lụy thảm hoạ Formosa.

Từ trái sang phải: Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Anne Aly, ông Dan đại diện cho Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Kevin Andrews và Thượng Nghị Sĩ Claire Moore.
Từ trái sang phải: Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Anne Aly, ông Dan đại diện cho Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Kevin Andrews và Thượng Nghị Sĩ Claire Moore.

Được biết trước đó, chiến dịch #StopTheCrackDownVN (Ngưng Ngay Đàn Áp) của liên minh nhiều tổ chức phi chính phủ và đảng phái trong và ngoài nước đã tạo được sự quan tâm của thế giới về sự đàn áp khốc liệt tại Việt Nam. Tại Úc, Dân Biểu Chris Hayes đã vận động 68 đồng viện cùng ký tên vào thông báo phản đối nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền.

Với những kinh nghiệm trên, chính giới Úc đã bảy tỏ sự cảm thông sâu xa khi nghe những chia sẻ thiết tha của người con đi tìm công lý cho cha; những thương tâm của vị chủ chăn bị đàn áp, hành hung bắt bớ khi lên tiếng bảo vệ quyền làm người cho giáo dân và cho chính mình.

Các buổi gặp gỡ chính giới và điều trần chấm dứt lúc 6 giờ cùng ngày với những thành quả rất khích lệ. Linh Mục Nguyễn Thanh Tịnh đã chia sẻ qua một chương trình livestream trên Facebook: “Trước buổi điều trần, tôi nghĩ không làm được việc gì, nhưng khi gặp anh em, gặp tất cả mọi người, thấy không khí làm việc nghiêm túc và họ quan tâm đến vấn đề của Việt Nam, tự nhiên lấy lại được sức mặc dù từ sáng đến giờ chưa ăn gì…”

Linh Mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh
Linh Mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh

Theo Linh Mục Tịnh: “Tiểu ban Nhân quyền Quốc Hội Úc họ biết rất rõ tình hình nhân quyền tệ hại tại Việt Nam, và họ mong muốn mình nói những cái mắt thấy tai nghe, tình trạng hiện nay ở Việt Nam như thế nào. Khi nghe những chuyện cụ thể thì họ rất ngạc nhiên vì không thể tưởng tượng được như vậy. Trong phần nói chuyện, tôi yêu cầu chính quyền Úc nếu hợp tác với Việt Nam thì cần đặt trên nền tảng về nhân quyền. Bằng không thì sẽ tạo nên hình ảnh đồng lõa với Việt Nam vi phạm nhân quyền. Họ ghi chép và quan tâm và hứa sẽ đặt điều kiện khi làm ăn với Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ có tác động đối với Việt Nam trong tương lai.”

Linh Mục Nguyễn Thanh Tịnh cũng cho biết thêm việc Linh Mục Nguyễn Đình Thục khi đến phi trường Tân Sơn Nhất để đáp máy bay sang Úc thì bị chặn lại với lệnh cấm xuất cảnh. Do đó, Linh Mục Nguyễn Đình Thục đã không thể đến Úc tham dự buổi điều trần.

Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa
Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn bày tỏ sự cảm kích đối với chính giới Úc, anh nói: “Sự tiếp đón của các dân biểu Úc rất nồng hậu và họ am hiểu tình hình Việt Nam, cho nên khi mình đến để nói những câu chuyện của các nhà đấu tranh trong nước đang gặp phải, những chuyện rất đáng để nghe, thì nhiều người rất ư là ngỡ ngàng và tỏ ra vô cùng thông cảm. Như bà TNS Claire Moore đã xuống tận nơi tôi ngồi để nghe và hỏi rất nhiều câu hỏi về gia đình tôi, khiến tôi vô cùng cảm động. Hy vọng với nỗ lực của chúng ta, sẽ đưa đến một kết quả có triển vọng tốt đẹp”.

Thủ đô Canberra sau nhiều ngày mưa dầm, đã trở nên quang đãng, nắng đẹp trong ngày 7 tháng 12 như báo hiệu một điềm lành, tốt đẹp cho nhân quyền tại Việt Nam.

NTXL ghi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.