Các cuộc “phản đối xanh” lan rộng tại Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phỏng dịch theo báo Le Figaro

Hết chịu đựng nổi những tàn phá do ô nhiễm công nghiệp đi đôi với mức tăng trưởng điên rồ của Trung Quốc, các nạn nhân đã xuống đường biểu tình.

Cuộc “phản đối xanh” mới đây nhất đã nổ ra trong tỉnh duyên hải Phúc Kiến. Hàng ngàn cư dân vùng Phương Vị đứng lên phản đối tình trạng ô nhiễm tạo ra bởi một nhà máy thuộc da và một cơ xưởng lọc dầu, đã gây nhiễm độc nguồn nước và nhiều trường hợp ung thư bao tử và thực quản. Sau những cuộc xuống đường ôn hòa, nhưng không được nhà cầm quyền lắng nghe, những người biểu tình đã bắt giữ các quan chức địa phương làm con tin, trước khi áp lực từ phía công an đã làm bùng nổ những cuộc xô sát. Công an đã nổ súng và đã có hàng chục người ngã gục.

“Các Bà Mẹ Anh Hùng”

Những người bị chế độ dán nhãn “bạo loạn” đã nhiều lần tố cáo về cảnh tồn trữ rác thải trong các bể lộ thiên khổng lồ, gây độc hại cho cư dân và còn đe dọa nền kinh tế nuôi trồng thủy sản địa phương. Kể từ ngày xẩy ra những vụ đụng độ, các bà cụ anh hùng – vì “không muốn nam nữ thanh niên bị nguy hiểm”- đã thay phiên nhau canh gác trước các đống rác này, không để chính quyền địa phương thủ tiêu những chứng cứ hầu tránh bị Bắc Kinh đem ra khiển trách. Con số những “làng ung thư”, như người ta thường gọi ở Trung Quốc, đang gia tăng nhanh trên khắp lãnh thổ.

JPEG - 40.7 kb
Tại Madaoku trong vùng Shaanxi, trẻ em nạn nhân bệnh nhiễm chì đang chỉ nguồn ô nhiễm là những ống khói của các nhà máy luyện kim. (Nguổn ảnh: Zuo Gang/Featurechina/ROPI-REA)

Ba vụ việc khác cũng đã đang làm rúng động trong giới dân báo trên mạng Internet Trung Quốc. Tại Hồ Nam (miền Trung), tại Sơn Tây (miền Bắc) và tại Vân Nam (miền Nam), hơn 2 000 trẻ em, sinh sống gần các nhà máy luyện kim, đã bị nhiễm độc chất chì. Tại Hồ Nam, công an đã bắt giữ phụ huynh các em đang đứng chặn đường vào các công sở, và vu cáo cho họ là thành viên của giáo phái Pháp Luân Công đang bị Nhà Nước nghiêm cấm. Tuy vậy, trong những vùng này, các nhà máy bị tố cáo đã bị đóng cửa, chủ nhân bị bắt giữ, và chính quyền hứa sẽ làm sáng tỏ về lượng chì quá cao trong máu trẻ em.

Lãnh vực kinh tế, sức khỏe, và nạn ô nhiễm đang càng ngày càng trở nên một vấn đề mang tính an ninh công cộng tại Trung Quốc vì chính nó, cùng với nạn tham nhũng và nạn lạm dụng luật pháp, là những nguyên nhân chính của những cuộc “bạo loạn xã hội”.

Sau những thập niên phát triển bất kể hậu quả vừa qua, dường như nay chính quyền mới bắt đầu nhận ra mức độ tai hại và cái giá phải trả của quá khứ. Nhiều nhà máy thuộc loại độc hại nhất đã bị đóng cửa và loại khai thác này được chuyển qua các nước khác.

Đoạn phim Bài học bùn đỏ ngay tại Trung Quốc là một dẫn chứng cụ thể về nạn lan tràn các “làng ung thư” và số phận các nạn nhân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.