Các dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi Facebook và Google bất tuân Luật An ninh mạng của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung tuần Tháng 6 vừa qua, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và đảng Việt Tân đã mở cuộc vận động các nhà dân cử thuộc lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các công ty Internet Mỹ không tuân thủ Luật An ninh mạng của VN.

Dưới đây là bản lược dịch bài báo của ký giả John Reed đăng trên Financial Times ngày 17 tháng 7, 2018 liên quan đến bức thư do các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ gởi cho các công ty Facebook và Google.

BBT Web Việt Tân

Biện pháp mới về an ninh mạng của Hà Nội bị chỉ trích là đàn áp quyền tự do biểu đạt

John Reed, Financial Times, 17 tháng 7, 2018

Một nhóm dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã gửi thư đến các ông Mark Zuckerberg và Sundar Pichai, tổng giám đốc của Facebook và Google, kêu gọi các công ty nầy không lưu dữ liệu của người dùng tại Việt Nam theo đòi hỏi của đạo luật an ninh mạng mới.

Đạo luật mới được thông qua bởi quốc hội bù nhìn của quốc gia này vào tháng rồi, yêu cầu các công ty công nghệ nước ngoài mở văn phòng tại Việt Nam, và trong một số trường hợp buộc các công ty Internet phải gỡ bỏ nội dung hoặc cung cấp dữ liệu của người dùng cho Bộ Công An Việt Nam.

Lá thư của 17 dân biểu Quốc Hội từ cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ có ghi, “Đạo luật an ninh mạng không làm gì để bảo vệ người sử dụng Internet. Ngược lại, đó là một nỗ lực trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam để đàn áp sự biểu đạt trên không gian mạng với sự giúp đỡ của các công ty công nghệ hàng đầu – đặc biệt là Facebook và Google.”

Việc can thiệp gây nhiều chú ý từ Washington làm nổi bật thế khó xử của các công ty Internet gặp phải giữa việc ngắm nghía vào thị trường tăng nhanh tại Châu Á – Việt Nam cho biết là nền kinh tế tăng 7,08% trong nửa năm đầu – với rủi ro bị xem là hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản để bóp nghẹt tự do ngôn luận và đối kháng.

Đạo luật yêu cầu các công ty mạng hoạt động tại Việt Nam phải tháo gỡ nội dung trong vòng 24 tiếng khi nhận được yêu cầu từ bộ công an hoặc bộ thông tin.

Khi đạo luật được thông qua vào ngày 12 tháng Sáu, các công ty Internet cảnh báo là luật này sẽ gây bất lợi cho mong muốn thúc đẩy đổi mới nền kinh tế của Việt Nam. Chính quyền thì cho rằng cần luật này để bảo đảm an ninh quốc gia.

Các vị dân biểu Hoa Kỳ viết rằng, “Đã có những báo cáo cho biết các công ty của các Ông đã xóa những video và các tài khoản theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả các tài khoản của những người sử dụng ở California và Đức Quốc” – cả hai nơi này có những cộng đồng người Việt rộng lớn.

Các vị dân biểu cũng kêu gọi Facebook và Google thiết lập các nguyên tắc minh bạch về việc tháo gỡ nội dung, và “nhanh chóng phổ biến” số lần yêu cầu từ nhà nước Việt Nam, cũng như số lần mà các công ty này tuân thủ.

Các vị dân biểu nói thêm, “Nếu nhà cầm quyền Việt Nam ép buộc công ty của các Ông để hỗ trợ và đồng lõa trong việc kiểm duyệt, thì đây là một vấn đề đáng lo ngại cần được nêu lên thông qua kênh ngoại giao và ở mức cao nhất.”

Các dân biểu đứng tên trong lá thư đến từ cả hai đảng lớn của Hoa Kỳ, đứng đầu là Dân biểu Christopher Smith, Đảng Cộng Hòa, tiểu bang New Jersey và Dân biểu Alan Lowenthal và Zoe Lofgren, Đảng Dân Chủ, tiểu bang California.

Không như Trung Quốc, Việt Nam cho phép các công ty mạng xã hội nước ngoài được hoạt động. Facebook, Google, YouTube, và các ứng dụng tin nhắn là những nguồn liên lạc chính cho các nhóm xã hội dân sự, và kết nối giữa người Việt Nam trong ngoài.

Theo tổ chức tư vấn We Are Social, trong dân số 96 triệu của Việt Nam thì hết 64 triệu là người dùng Internet – con số này tăng 28% trong năm vừa rồi. Google và Facebook là hai trang web phổ thông nhất tại Việt Nam, tính theo lượt viếng thăm.

Trong tháng qua tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Việt Nam hãy điều chỉnh đạo luật này, và cho biết là chính quyền và đảng cộng sản cầm quyền có “thành tích đàn áp đối kháng chính trị và xã hội dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia”. Trong những năm gần đây Việt Nam bỏ tù hàng chục người, kể cả blogger, vì họ tham gia biểu tình hoặc đăng bài viết chỉ trích nhà nước.

Trong tháng Tư rồi, các nhà hoạt động Việt Nam cáo buộc Facebook là hợp tác với Hà Nội để tháo gỡ nội dung và khóa tài khoản. Facebook cho biết là có khi họ bị đòi hỏi phải tháo gỡ hoặc ngăn chận truy cập những nội dung “ngay cả khi chúng không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.”

Facebook và Google từ chối lên tiếng về lá thư của các vị dân biểu, và đưa đẩy qua cho tổ chức Asia Internet Coalition (AIC), một nhóm vận động hành lang cho các công ty công nghệ. AIC cho biết là đạo luật mới này “gây ra nhiều bấp bênh cho giới đầu tư” và gây thiệt hại cho uy tín kinh doanh của Việt Nam.

Ông Jeff Pain, giám đốc quản trị của AIC, lên tiếng rằng, “Chúng tôi cho rằng việc kiểm soát luồng thông tin và giới hạn tự do ngôn luận sẽ làm trì trệ tăng trưởng cho giới doanh nhân và kinh doanh địa phương và cản trở việc đầu tư nước ngoài. AIC sẽ tiếp tục tiếp cận với nhà nước về cách thực hiện của đạo luật này.”

Nguồn: https://www.ft.com/content/e8a1b772-899b-11e8-bf9e-8771d5404543

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.