Các nhà hoạt động dân chủ kêu gọi sự hỗ trợ của Quốc hội Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CTM lược dịch

Các nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt và các thành viên của Quốc hội Mỹ hôm thứ năm mới đây đã kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ luật cải thiện nhân quyền và dân chủ tại quốc gia cộng sản này. Các nhà phê bình cho rằng tuy mối quan hệ với Hoa Kỳ cải thiện đáng kể, song cũng không ảnh hưởng nhiều đến cách nhà cầm quyền Hà Nội đối xử với công dân của họ.

Các thành viên của Nghị Hội Về Việt Nam (Congressional Vietnam Caucus) cho biết họ đã lên danh sách ít nhất 100 người Việt bị giam giữ vì “biểu lộ quan điểm chính trị, tôn giáo một cách ôn hoà.”

“Việc trả tự do cho những tù nhân trên là một dấu hiệu quan trọng thể hiện sự lãnh đạo toàn cầu khi Việt Nam đang chuẩn bị đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.”

Đại diện đồng chủ tịch của Nghị Hội, bà Loretta Sanchez, nữ Dân biểu liên bang thuộc đảng Dân chủ mà khu vực bầu cử California của bà có số lượng cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông nhất, phát biểu.

Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc từ tháng 1 năm 2007, và trong tháng 10 tới sẽ luân phiên làm chủ tịch lần 2 và cũng là lần cuối trong nhiệm kỳ 2 năm.

Phiên bản mới của Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam tại Hạ Viện Mỹ ngăn cấm Hoa Kỳ tăng cường viện trợ phi-nhân đạo tới Việt Nam nếu chính phủ không tôn trọng quyền tự do công dân và chính trị.

Những phiên bản trước đã được viện thông qua với đa số, nhưng bị dìm chết bởi thượng viện, vì bị phản đối bởi Thượng nghị sĩ John Kerry (D-Mass) và John McCain (R-Ariz); hai ông cho rằng Dự luật sẽ phản tác dụng.

Kerry và McCain đều là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, có công trong quyết định bình thường hoá quan hệ hai nước vào năm 1995.

Từ đó đến nay, quan hệ giữa Hà Nội và Washington được cải thiện một cách đáng kể.

Tổng thống Clinton vào tháng 11 năm 2000 đã trờ thành vị đương kim Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới viếng thăm Việt Nam kể từ sau cuộc chiến tranh. Tổng thống Bush đã mời thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ vào năm 2005 và ông Bush đã tới Việt Nam 1 năm sau đó.

Cuối năm 2006, Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hoá quan hệ thương mại song phương, được biết đến như một đặc ân cho Việt Nam, mở đường cho Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới đầu năm sau đó.

Chính quyền của Bush cũng loại bỏ Việt nam ra khỏi danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, được lập ra dựa theo Dự luật về tự do tôn giáo quốc tế năm 1998, càng khẳng định những cải thiện đáng kể trên mặt cho những phản đối từ phía các nhà phê bình thuộc Hội Đồng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, một tổ chức độc lập được thành lập bởi IRFA chuyên đưa đề xuất cho Quốc Hội và Nhà Trắng.

JPEG - 20.2 kb
Ông Hoàng Tứ Duy đại diện Đảng Việt Tân trong buổi họp báo tại Quốc hội thứ năm ngày 30/07/2009. (Hình: Việt Tân).

Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của đảng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ bị cấm đoán tại Việt Nam tham dự buổi họp báo tại Quốc hội, đã chú trọng về sự đàn áp của chế độ đối với những nhà đối kháng qua mạng.

Anh đã nhắc lại 3 trường hợp cụ thể: Luật sư Lê Thị Công Nhân, blogger Điếu Cày, và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Ls. Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ vào năm 2007 với 4 năm tù giam bị kết tội theo điều khoản thuộc bộ luật hình sự Việt Nam ngăn cấm việc gieo rắc, tuyên truyền chống đối nhà nước. Ông Hoàng nói cô bị giam giữ vì đã “đăng tải những bài báo kêu gọi dân chủ trên mạng.”

Blogger Điếu Cày bị bắt vào năm 2008 bị kết tội trốn thuế, và bị giam 30 tháng tù. Một cơ quan giám sát báo chí, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, kết luận rằng luận điệu đó chỉ là cái cớ nhằm khoá họng anh.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn và cũng là thành viên sáng lập của phong trào dân chủ bị cấm đoán được biết đến với tên nhóm 8406, đã bị giam từ tháng 9 năm ngoái.

“Thử tưởng tượng những cá nhân xuất sắc như thế [Ls. Công Nhân, blogger Điếu Cày và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa] có thể đóng góp nhiều thế nào cho sự đi lên của Việt Nam” , ông Hoàng Tứ Duy nói. “Thay vào đó, họ phải sống mòn mỏi trong nhà tù cùng với hàng trăm tù nhân được nhiều người biết đến.”

“Trong khi nhà cầm quyền Hà nội muốn mọi người quên những nhà dân chủ dũng cảm này, thì chúng tôi không thể quên họ được.”

Ông Hoàng Tứ Duy khẩn thiết kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, đồng thời khuyến khích Thượng viện thông qua Dự luật này.”

Ông cũng kêu gọi các thành viên của quốc hội Mỹ cùng đồng bảo trợ cho Nghị quyết của Hạ viện, được đề xuất bởi Sanchez vào tuần trước kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho những blogger đang bị giam giữ và tôn trọng quyền tự do Internet.”

Dự luật H. RES 672 nêu tên 18 “blogger và những nhà tranh đấu mạng” Việt Nam và kêu gọi trả tự do cho họ cùng với “những tù nhân chính trị khác”.

http://www.cnsnews.com/public/conte…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.