Cái ác sẽ không thể trường tồn trên quê hương Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải.” – Boris Yelsin (cố tổng thống Nga sau khi Cộng sản sụp đổ; từng là đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Nga và đã góp phần chấm dứt chế độ này.)

“Chủ Nghĩa Cộng Sản là một chủ nghĩa có những chính sách chống lại con người!– Quốc Hội Châu Âu

Dù đã bước vào thập niên thứ hai của Thế Kỷ 21, với những thay đổi to lớn của nền văn minh tin học đầy kỳ diệu, cái ác vẫn nhan nhản trên đất nước Việt Nam gần 5000 năm văn hiến của chúng ta – không phải vì người Việt thiếu nhân bản, mà vì cái ác đã được “thể chế hóa” thành phương tiện cai trị của guồng máy độc tài cộng sản.

Với tư duy “hận thù và bạo lực”, chủ nghĩa Cộng sản đã giết hại gần 100 triệu người trên thế giới, nhiều hơn tổng số thiệt hại nhân mạng của cả hai cuộc thế chiến I&II. Và tại 4 quốc gia cộng sản còn sót lại – Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và Trung Cộng, những hành xử độc ác, có khi là man rợ, vẫn diễn ra hằng ngày trên những đất nước phi dân chủ này. Một số hiện tượng điển hình về chính sách ác độc tại Việt Nam hôm nay bao gồm:

1. Người dân “đột tử” khi bị tạm giam tại trụ sở công an. Các nạn nhân đều khỏe mạnh khi bước vào đồn, nhưng thi thể trả về cho gia đình vài tiếng đồng hồ hay vài ngày sau đó thì mang đầy thương tích trầm trọng. Chỉ riêng số liệu báo cáo của nhà nước Cộng sản Việt Nam, trong vòng 3 năm – từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014 – đã có đến 226 nạn nhân thiệt mạng theo kiểu không thể giải thích cách nào khác ngoài việc bị công an hành hung, tra tấn đến tử thương. Kinh hoàng nhất là trường hợp nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, 38 tuổi bị chết trong trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 5 với thông báo là nạn nhân này đã dùng dao rọc giấy cắt cổ tự sát. Vợ nạn nhân khẳng định: “Công an đã đập đầu, cắt cổ chồng tôi.”

JPEG - 82.8 kb
Blogger Nguyễn Chí Tuyến bị côn đồ bị hành hung ngày 11-05-2015 khiến anh bị trọng thương.

2. Dùng xã hội đen để hành hung, ruồng bắt, tấn công, bắt cóc, tông xe các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.

3. Tước bỏ quốc tịch Việt Nam của người đã sinh ra trên quê hương để trục xuất ra khỏi nước vì tội “yêu nước” (trường hợp Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng hồi tháng 6/2017). Chế độ còn trục xuất rất nhiều tù nhân lương tâm ra khỏi Việt Nam để khai trừ tiềm năng tranh đấu cho một nền dân chủ đúng nghĩa.

4. Cho mật vụ và đầu gấu xâm nhập nước Đức để bắt cóc một người mà chế độ này muốn bịt miệng, đó là ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang Bá Linh xin tỵ nạn. Nước Đức đã giận dữ đòi thả người, tuyên bố ngưng đối tác chiến lươc với Việt Nam và trục xuất 2 nhân viên sứ quán Hà Nội.

5. Mới đây nhất, và man rợ nhất, là trong ngày lễ Quốc Khánh 2 tháng 9 của chế độ, CSVN đã cho an ninh tạt axít vào 4 người của đảng Việt Tân tại Cam Bốt, khiến họ phải vào nhà thương điều trị. Ông Nguyễn Ngọc Đức, quốc tịch Pháp, bị trọng thương đã được cấp tốc đưa về Pháp để chạy chữa.

Đây chỉ là một vài thí dụ tiêu biểu trong muôn vàn cái ác của một chế độ phi nhân, sẵn sàng chà đạp lên công ước quốc tế và luật lệ của chính mình để bảo vệ quyền lợi và quyền lực của một thiểu số.

Những cái ác dù đã phải giảm bớt độ hiển nhiên, trắng trợn của thời kỳ trước dưới áp lực quốc tế, nhưng bản chất kinh hoàng vẫn không thay đổi. Đặc biệt, khi so sánh với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ 21 và sau hơn 30 năm mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài, thì chính sách phi nhân này càng nói lên tình trạng man khai và độc ác của hàng ngũ lãnh đạo CSVN – đang được che lấp bằng vỏ bọc văn minh xa hoa vật chất.

Tại sao cái ác và bạo lực sẽ bị tiêu vong?

Kẻ ác thường núp sau bạo lực như cái khiên chắn để bảo vệ ngai vàng mà quên đi rằng, trải qua bao thời đại với nhiều ngàn năm lịch sử của con người, cái ác luôn bị triệt tiêu trước sức mạnh chính nghĩa của số đông – đi tìm một cuộc sống ấm no, bình an, tự do, hạnh phúc và nhân phẩm.

Hai chuyên gia Erica Chenoweth và Maria J. Stephan đã nghiên cứu thấy trong số 323 cuộc cách mạng từ 1900 – 2006, 79% đã thành công, và 2/3 bằng phương thức đấu tranh bất bạo động (BBĐ).

Sự sụp đổ của các chế độ bạo tàn trên thế giới – từ Đông Đức tới Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, từ đế chế Liên Sô tới Tunisia, Ai Cập, Miến Điện, Phillipinnes, Indonesia … trong 3 thập niên qua là bài học nhắc nhở cho chế độ CSVN và những chế độ bạo tàn khác: cái ác sẽ bị tiêu trừ trong tiến trình văn minh của nhân loại.

Người dân Việt Nam đã chủ động đứng lên đấu tranh chống cái ác và bất công trong nhiều thập niên qua. Mọi tầng lớp nhân dân – từ nông dân, lao động, đến trí thức, tu sĩ … đều hiểu là vận mệnh của dân tộc nằm trong tay của chính mình. Vũ khí duy nhất của họ là tiếng nói, là tấm lòng, sự cương quyết, lòng can đảm, computers, smart phones và ngòi bút.

Nhìn vào phản ứng của người dân Việt Nam trước đợt càn quét, bắt bớ tàn khốc mới đây, ta có thể thấy ngay quyết tâm và lòng can đảm của những người yêu nước và hiểu là tại sao chế độ CSVN đang sợ hãi.

Thứ nhất, khi nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị trục xuất với tội danh “chống phá nhà nước”, các bạn anh trong nước đã lên tiếng ủng hộ, cổ võ, gởi những lời thương mến tới gia đình anh, công khai thách thức và chỉ trích chế độ dù biết sẽ có thể đến phiên mình bị quấy nhiễu, hành hung, cô lập kinh tế và vào tù.

JPEG - 56.7 kb
Giáo sư Phạm Minh Hoàng.

Họ đã công khai hẹn nhau “see you soon!” (Hoa Kim Ngo); “Chúng ta sẽ sớm gặp lại!” (Ls Đặng Đình Mạnh)

Luật sư Đặng Đình Mạnh sau khi tiễn biệt Gs Phạm Minh Hoàng, đã chia sẻ những dòng xúc động:

Trong đêm, một người bị lưu đày ra khỏi quê hương, nhưng ngọn lửa yêu nước nồng nàn từ con tim người ấy vẫn cứ cháy sáng mãi không thôi, vẫn truyền lửa lại cho biết bao người, vẫn làm thức tỉnh biết bao kẻ u mê, cho cả kẻ thất phu biết ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh của xứ sở [*] … Và hơn tất cả, truyền lại cho tất cả chúng ta niềm hy vọng. Tạm biệt anh và hẹn gặp lại, thật sớm !

Luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân lương tâm, đã viết trên Facebook của ông về quyết định tước quốc tịch, bắt cóc và trục xuất Gs Phạm Minh Hoàng của nhà nước CSVN, gọi thẳng “Luật pháp côn đồ và một loại luật pháp hèn hạ.”

Một nhà nước đàng hoàng … chắc chắn không chọn cách hành động chẳng khác nào ném phân vào mặt nguyên thủ của nó như thế, bởi côn đồ và lưu manh chỉ nói lên bản chất bất lương và đốn mạt, chứ không chính danh và hợp pháp, của một quyết định hành pháp tối cao như vậy.

Chị Lê Thị Kiều Oanh, hiền thê của anh Phạm Minh Hoàng, đã chia sẻ tâm tình của một người phụ nữ Việt quả cảm, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, hết lòng ủng hộ và hãnh diện về người chồng yêu nước:

Tôi tự hào vì sau này trên trang sử nước nhà anh sẽ ghi danh là người Việt đầu tiên bị chế độ cộng sản lưu đày. Nhưng tôi tin rằng dù ở đâu hay hoàn cảnh nào anh cũng sẽ một lòng hướng về nguồn cội và tiếp tục cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của mình. Và tôi tin chắc là như thế.

Thứ hai, khi người bạn Nguyễn Văn Oai bị giáng bản án tù 5 năm lần thứ hai hôm 18/9/2017 vừa qua, cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Sơn đã viết:

Xử tù người yêu nước, ai sợ ai? Đây chẳng phải là một câu hỏi để ngỏ hay sao? Mà có thể nó đã, đang được trả lời theo thời gian và qua từng phiên tòa. Sự chính nghĩa của những người tù yêu nước được kể như là một nỗi sợ hãi gậm nhấm trong tâm hồn quan tòa. Sự hiên ngang của người công chính trước gông cùm nhà tù được kể như là sức mạnh của biển nước nhấn chìm cả hệ thống cầm quyền cộng sản trong nay mai.

JPEG - 77.6 kb
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.

Linh Châu nói với tôi nhiều lần là em tự hào về chồng mình. Chúng tôi cũng tự hào về Oai, người chiến hữu, đồng đạo và cùng chung lý tưởng cao cả vì non sông Việt Nam được sống trong yêu thương, tự do dân chủ và quyền con người được triển nở trong ngày mai.

Việc nhà cầm quyền CSVN kết án nặng nề TNLT Nguyễn Văn Oai, Mẹ Nấm, Thúy Nga …, đàn áp và ruồng bắt ít nhất 22 nhà dân chủ trong mấy tháng qua, đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới và dư luận trong nước cũng như người Việt hải ngoại. Đặc biệt tại quê hương Nghệ An, nhiều linh mục và các giáo xứ với hàng chục ngàn giáo dân đã lên tiếng bênh vực Nguyễn Văn Oai, đòi trả tự do cho người yêu nước. Ngày xử án anh, đồng bào đã kéo về từ khắp bốn phương dù bị công an ngăn chặn, hành hung.

Thứ ba, khi người của đảng Việt Tân bị ruồng bố, bị tạt axít, đảng viên Việt Tân khắp nơi đã đồng thanh lên tiếng:

Việc sử dụng những hành vi khủng bố là biểu hiện bản chất phi chính nghĩa rõ rệt nhất của chế độ độc tài CSVN. Chúng tôi minh định những toan tính khủng bố này hoàn toàn không có tác dụng. Đảng viên Việt Tân sẽ tiếp tục con đường tranh đấu bằng phương thức bất bạo động để giương cao chính nghĩa chấm dứt độc tài và canh tân Việt Nam.

Bạo lực đã không làm họ chùn bước!

Họ đã công khai thách thức bạo quyền, và liên kết hành động để tạo sức mạnh.

Quyết tâm này của họ chính là điều khiến CSVN e sợ.

Người dân đã hiên ngang chống trả bạo lực bằng phương thức ôn hòa.

Ngày 15/4/2017, người dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức đã nổi giận vì bị cướp đất đai và 4 người dân bị nhà nước CSVN bắt giam phi lý, nên đã hiệp lực bắt nhốt 38 công an để buộc phải thả 4 người đại diện bị bắt và giải quyết những tranh chấp với người dân. Chế độ đã phải tương nhượng, hứa hẹn giải quyết, và mấy ngày sau, những công an bị bắt đã được thả ra về bình yên theo đúng tinh thần đấu tranh BBĐ của người dân.

Trong tháng 8/2017, người dân chống việc thu lệ phí tại trạm Cai Lậy (BOT) trên quốc lộ 1 bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí, gây kẹt xe nghiêm trọng trên trục lộ giao thông, khiến việc thu phí phải tạm ngưng. Chuyện tương tự cũng từng xảy ra hồi tháng Tư tại trạm thu phí Bến Thủy tỉnh Hà Tĩnh. Hàng nghìn các BOT trải dài trên cả nước đang là những điểm nóng “bất tuân dân sự” của người dân để phản kháng lại những đòi hỏi phi lý, bất công của nhà nước.

Trong tiến trình đấu tranh, những cuộc đàn áp của các chế độ bạo lực là đương nhiên, và càng ở vào giai đoạn cáo chung, họ càng đàn áp dữ dội. Nhưng kinh nghiệm của các cuộc cách mạng màu, tulip hay hoa nhài cũng đã chỉ ra rằng: Lòng dân là vạn năng dù với hai bàn tay không để chống trả bạo lực; chính nghĩa/nhân bản sẽ toàn thắng và cái ác sẽ bị đẩy lùi.

Những loạt người yêu nước sẽ vẫn hiên ngang tiến tới, lừng lững oai phong như những tiền nhân anh hùng của giòng sử Việt. Một người vào tù, sẽ có trăm ngàn người khác đứng lên thay thế – như những đợt triều dâng, ngọn sóng sau sẽ cưỡi lên ngọn sóng trước và dâng cao – cao mãi cho đến ngày bạo tàn bị quét sạch trên quê hương yêu dấu.

Ngày đó sẽ chẳng còn bao xa!

Trần Diệu Chân
Ngày 3-10-2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.