“Cái gì chúng tôi đã chiếm được của các anh thì các anh chỉ nên… hợp tác.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nội dung lời tuyên bố ngày 6/1 của Đại Sứ Trung Cộng Tôn Quốc Tường: “Cái gì chúng tôi đã chiếm được của các anh thì các anh chỉ nên… hợp tác”

Hôm 6/1/2010 Đại Sứ Trung Cộng tại VN Tôn Quốc Tường đã tiến thêm một bước trong “tiến trình ngang chướng” của người cộng sản. Đã từ lâu, các nhà ngoại giao cộng sản, đặc biệt là Trung Cộng đã nổi tiếng về thái độ: “Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh thì chúng ta thương thuyết”. Nay ông Quốc Tường còn xấn thêm lên và đòi: ”Cái gì chúng tao đã chiếm được của chúng mày thì chớ có tìm cách đòi lại” và phải “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”.

Trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương có liệt kê nhiều cố tật của người Tàu, nhưng tham, chướng và ngang như Tôn Quốc Tường thì chưa thấy. Họ Tôn đã thản nhiên vơ trọn cả Biển Đông thành “tài sản của Tàu” và hạ một câu kết luận tỉnh như con ruồi là “Chúng tôi sẽ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trên vùng đất và đại dương thuộc chủ quyền của TQ. Tôi không nghĩ phát triển kinh tế tại đảo Hải Nam sẽ ảnh hưởng đến nước khác”. Thế ra trong con mắt họ Tôn, cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lẫn 90% Biển Đông đều “nằm trong” đảo Hải Nam.

Bên cạnh cái tham, Tôn Quốc Tường còn có cái chướng khi y phủ nhận (chối bai bải) mọi hành vi áp bức của quân Tàu đối với ngư phủ Việt Nam và còn nhắn nhủ “Không nên đưa tin những việc xấu như thế này!”. Kẻ nào làm việc xấu, kẻ nào giết hại ngư dân VN thì Tôn lờ đi, nhưng nạn nhân tri hô lên thì y lại rằng “không nên”!

Thế ra vai trò thông tin của báo chí không phải là loan tải những sự việc gì đã xẩy ra mà báo chí, dầu là báo VN, chỉ được đăng những điều gì tốt đẹp, có lợi cho Trung Quốc.

Tham và chướng chưa đủ, viên Đại Sứ Trung Cộng còn ngang nữa. Để từ khước nêu lên mọi lý lẽ, biện minh cho thái độ chai lỳ của phường ăn cướp, Tôn đã núp sau mấy câu “Điều kiện chưa chín muồi”! Điều kiện là cái gì, thế nào là chín muồi, bao giờ mới chín muồi thì không cần biết… Câu nói của Tôn tương đương với câu “bây giờ chưa phải lúc” của những kẻ ỷ mạnh nói bừa.

Tôn Đại Sứ xem ra không khác Tôn Đại Thánh là bao nhiêu.

Những điều trình bầy bên trên mới chỉ là khẩu khí viên Đại Sứ của Trung Cộng tại Việt Nam, nếu nhìn vào hành động sự nguy hại còn to lớn hơn nhiều vì Giặc Tàu đã biến guồng máy cai trị của chế độ CSVN thành một bộ phận tay sai trên nhiều khía cạnh, khiến cho “xâm lăng” từ Phương Bắc không còn là một đe dọa mà đã trở thành thực trạng.

Mạng thông tin quan trọng của nhà nước CSVN: Trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đã là nơi loan tải các luận điệu của Trung cộng xoán đoạt các hải đảo và lãnh hải của Việt Nam. Trên nhiều trang báo và pano tuyên truyền tại VN, hình ảnh Hải Quân và Lục Quân Trung Cộng đã được in lên như hình “quân ta”. Nhiều cuộc đấu thầu quan trọng đã ưu tiên dành cho nhà thầu Trung cộng (lúc thầu thì bỏ giá thấp để dành phần thắng, sau đó được phép nâng cao cho có lời). Nhân công tạp dịch của Trung cộng được đưa vào VN không theo quy luật nhập cảnh, và cơ quan lao động Nhà Nước không có thẩm quyền trục xuất… Chưa kể là bất cứ hành động nào của người dân VN, được coi như có thể không làm vừa lòng Trung cộng là bị công an nhà nước đàn áp!

Bên cạnh các sự kiện này, một số biến cố trọng đại khác trên bình diện quốc gia đã xẩy ra, mà với những lý do thông thường thì khó giải thích, nhưng hậu quả đều có lợi cho phía Trung Cộng.

Biến cố thứ nhất là vụ đàn áp Tăng sinh tại Bát Nhã. Các cuộc đàn áp trắng trợn này không đem lại lợi lộc gì cho mấy quan chức CSVN mà chỉ làm lu mờ đi những hành động xâm lăng của Trung cộng tại Biển Đông và chương trình khai thác beauxite (cho Trung cộng) tại Tây Nguyên.

Biến cố thứ hai mới xẩy ra và còn đang tiếp diễn là vụ triệt hạ Thánh gía tại núi Chẽ thuộc Giáo sứ Đồng Chiêm cách Hà Nội chừng 45 Km. Sự việc tại núi Chẽ, mà thật ra chỉ là một ngọn đồi nhỏ đất đá lởm chởm, có thêm một cây Thánh Gía cao mươi thước không giúp ích gì thêm cho uy tín của Công giáo Việt Nam, mà nếu có dẹp bỏ được cây Tháng giá này đi cũng chẳng lợi lộc gì cho phía quan chức Việt cộng… Nói khác đi, không có vụ triệt hạ Thánh giá thì ngay cả Giáo sứ Đồng Chiêm cũng ít người biết tới. Tuy nhiên sự việc lực lượng công an CSVN lên tới nhiều trăm người tràn tới một vùng quê hẻo lánh để phá hủy cây Thánh gía và đánh đập gây thương tích cho giáo dân đã phục vụ rất tốt cho mục tiêu của Bắc Kinh. Không phải nó chỉ che lấp tội ác của Trung cộng tại Biển Đông đối với ngư dân VN, làm cho người ta bớt quan tâm tới thái độ tham lam ngang chướng của viên Đại Sứ họ Tôn tại Hà Nội, mà quan trọng hơn nhiều là nó có thể trở thành vật cản đường giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn.

Tấn tuồng “Meet Việt Nam” của đám diễn viên bận veste cầm đầu bởi Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng trở thành vô duyên bên cạnh hình ảnh côn đồ của bọn đi phá Thánh giá có công an Nhà Nước trợ lực tại Đồng Chiêm.

Nếu câu chuyện CSVN phá Thánh giá tại Đồng Chiêm có được một số nhà Lập Pháp Hoa Kỳ vận động để đưa VN trở lại danh sách CPC thì chắc không khỏi khiến lũ con cháu Tào Tháo tại Bắc Kinh xoa tay mỉm cười lý thú và tự khen đã kiếm được bọn tay sai đắc lực tại Hà Nội, đã thi hành đúng mưu kế của sư phụ…

Nhiều người VN hiện nay tỏ ra bi quan vì kích thước to lớn về cả kinh tế lẫn quân sự của Trung Cộng, người láng giềng nguy hiểm ở phương Bắc của chúng ta. Có điều là cả hai nước đã sống cạnh nhau trong nhiều thế kỷ qua và chưa bao giờ Trung Quốc nhỏ hơn hay yếu hơn Việt Nam!

Đây cũng không phải là lần đầu tiên Trung Quốc trở thành 1 cường quốc. Họ đã nhiều lần từng là cường quốc trong những thế kỷ qua, và họ cũng đã từng sụp đổ nhiều lần vì những nguyên nhân khác nhau. Ngày nay, nếu họ tiếp tục nuôi mộng bá quyền như họ từng diễu võ dương oai tại Biển Đông, họ sẽ sụp đổ trong thế kỷ 21 này, như số phận các đế quốc Đức Quốc Xã và Liên Sô trong thế kỷ 20, chưa chắc vì đụng độ với các quốc gia láng giềng, mà vì sức nặng của giấc mộng bá quyền trong đầu của bọn họ.

Hoàng Cơ Định
hoangcodinh@jps.net

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.