Cần vạch rõ âm mưu bức hại Cựu Tù nhân Lương tâm Nhà giáo Vũ Văn Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trưa 4/1/2018, thầy giáo Vũ Hùng, cựu TNLT đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An. Buổi họp mặt bị theo dõi ngay từ đầu. Những kẻ lạ mặt xuất hiện cả trong và ngoài nhà hàng. Khi mọi người đang ngồi liên hoan, đột nhiên nhà hàng ra yêu cầu thanh toán để lấy chỗ cho khách hàng khác đến. Buổi họp mặt đành phải bỏ dở dang.

Anh Vũ Hùng ra về và đến cửa hàng bán chè của chị gái rồi đi bộ về nhà. Sau đó anh bị bắt và đưa về phường Thanh Xuân Bắc. Khi ấy, có người (xin không nêu danh tính) chứng kiến cảnh giằng co xô xát rồi anh bị bắt.

JPEG - 45 kb
Thầy giáo Vũ Hùng Courtesy FB Tụ Tinh Thần.

Đến tối, vợ anh Hùng là chị Lý Thị Tuyết Mai cùng con trai khi biết tin đã đến công an phường Thanh Xuân Bắc tìm. Công an ở đây mở còng tay cho anh rồi lập tức đưa lên taxi chở đi đâu không rõ. Theo chị Mai, anh Hùng chỉ nói được một câu: “Chúng nó dựng chuyện vu khống, rồi lao vào đánh anh”.

Thầy giáo Vũ Mạnh Hùng kể khi thầy đến thì công an vừa chở Vũ Hùng đi xong. Thầy hỏi công an thì được trả lời Vũ Hùng đi xe máy say, đâm vào người ta phải nhập viện. Điều này rõ ràng là vu khống vì khi đi, Vũ Hùng do Lê Anh Hùng chở đi, đến khi về thì anh bảo Lê Anh Hùng cứ về trước, còn Vũ Hùng đi bằng dịch vụ chở hành khách chứ không đi xe máy.

Sáng nay chị Lý Thị Tuyết Mai đến công an phường Thanh Xuân Bắc vào lúc 9h50 hỏi tình hình chồng. Trong khoảng 10 phút họ chỉ nói rằng không biết và nói anh Hùng cầm dao đâm người”. Thế nhưng họ lại nói đây là việc của thành phố? Họ nói cần hỏi gì thì đến công an quận mà hỏi.

Khi đến công an quận Thanh Xuân, chị Mai biết được Vũ Hùng đang bị giam tại đây. Họ trao cho chị tờ thông báo bắt người phạm tội quả tang đối với Vũ Văn Hùng, hành vi gây rối trật tự công cộng, bị tạm giữ tại nhà tạm giữ công an quận Thanh Xuân. Thông báo không cho biết tạm giữ đến bao giờ. Họ không cho chị Mai gặp chồng mà bảo chị về mang đồ tiếp tế đồ cho anh.

Buổi chiều, Lê Anh Hùng cùng chị Mai đến trụ sở công an quận Thanh Xuân từ 3h45. Chị Mai gọi điện cho điều tra viên thụ lý vụ việc là Kim Minh Đức, nhưng anh ta nói đang bận làm việc.

Mãi đến tầm 5h30, anh ta mới ra gặp chị Mai. Anh ta cho biết là Vũ Hùng không hợp tác, khẳng định là anh bị gài bẫy, anh không tin tưởng vào pháp luật nên giữ quyền im lặng. Khác với buổi sáng nhắc chị Mai gửi đồ tiếp tế cho chồng, khi chị Mai đề nghị được gửi đồ tiếp tế thì họ lại trở giọng nói là theo quy định thứ tư hàng tuần người nhà mới được tiếp tế cho người đang bị tạm giữ.

Lời của điều tra viên Kim Minh Đức chỉ có thể tin được ở thái độ bất hợp tác của Vũ Hùng chứ không thể tin việc Vũ Hùng “sập bẫy”. Đã có gài bẫy thì phải có sập bẫy mới thành chuyện. Tôi cho rằng Hùng không sập bẫy và sẽ có bài viết về vấn đề này.

Xâu chuỗi lại sự việc, ta thấy công an đã dàn dựng để bắt Vũ Văn Hùng một cách trắng trợn và thô bỉ. Từ việc đi dự kỷ niệm Hội Giáo chức Chu Văn An, anh trở thành kẻ lúc thì đi xe máy gây tại nạn, lúc thì cầm dao đâm người, gây rối trật tự công cộng.

– Như đã nói, việc an ninh tìm cách gây sự ngay khi mọi người đến nhà hàng nên mọi người phải giải tán sớm. Có thể khẳng định có chủ trương gây sự để bắt Vũ Hùng ngay từ đầu và chúng đã theo dõi anh trên đường về.

– Tại sao chúng không bắt anh khi vừa ra khỏi nhà hàng mà theo anh đến gần nhà mới bắt (nhà anh ở phường Kiến Hưng quận Hà Đông) rồi đưa trở lại giam ở phường Thanh Xuân Bắc, rồi đưa anh giam ở nhà giam giữ ở quận.

– Tại sao tối hôm qua thì nói anh Hùng đi xe máy say gây tai nạn trong khi anh Hùng không hề đi xe máy, sáng nay lại nói anh cầm dao đâm người, gây rối trật tự công cộng. Rồi lại nói việc này của thành phố. Tại sao mấy việc ấy lại cần phải cấp thành phố giải quyết? Những mâu thuẫn trong các câu trả lời của công an cho thấy mọi chuyện công an hoàn toàn bịa ra. Vì bịa đặt nên mỗi người nói một phách.

– Bản tính Vũ Văn Hùng là người chất phác hiền lành, nhường nhịn. Không một ai từng tiếp xúc với anh có thể tin anh lại đi gây gổ với người khác. Chỉ có những người được giao việc đi bắt anh gây gổ với anh mà anh là nạn nhân. Người cần bắt là bọn ấy chứ không phải Vũ Hùng. Cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên nhận xét về Vũ Văn Hùng như sau: “Anh Hùng là người vô cùng hiền lành, ít nói, khiêm nhường và có nét gì đó mang phong cách của một người tu hành. Cho dù rất kiên cường, dứt khoát khi đối mặt với bạo quyền nhưng với bạn bè, anh em, đồng đội thì anh lại nhường nhịn, thậm chí nhẫn nhịn đến khó tin”.

Mưu đồ dựng chuyện để bắt Vũ Văn Hùng nhằm mục đích gì?

Vũ Văn Hùng bị bắt ngày 18/9/2008 do treo băng rôn ở cầu Thăng Long với các nội dung chống tham nhũng, lạm phát, tăng giá, bảo vệ biển đảo và đòi đa nguyên đa đảng. Anh bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế. Sau khi ra tù, anh mất nghề giáo, phải phụ bán chè với chị gái để kiếm sống. Tháng 11/2017, anh nhận 3 lần giấy triệu tập với lý do liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài nhưng không đi.

Sẽ có 2 khả năng:

– Công an bắt anh để đe dọa, khủng bố tinh thần và đánh trả thù sau mấy ngày thì thả ra. Việc khi bị bắt, anh bị còng tay và bị đánh ngay khi bị bắt nói lên sự trả thù đó.

– Hoặc có thể họ tạo dựng ra hồ sơ rồi truy tố. Điều này đã thành thủ đoạn quá quen thuộc đối với ngành công an. Việc bịa đặt ra chứng cứ trắng trợn để bắt bỏ tù Cấn Thị Thêu, Bùi Thị Minh Hằng… và nếu lần này đến Vũ Hùng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam muốn bắt bỏ tù ai cũng được. Về khả năng này, Phạm Thanh Nghiên cũng đã dự báo: “Tôi không bất ngờ về việc anh Vũ Văn Hùng hay bất cứ một cựu TNLT nào bị bắt, nhất là trong thời điểm này. Tuy nhiên, phịa ra lý do “gây rối trật tự công cộng” để bắt anh Hùng thì công an Hà Nội quả là quá vụng về, cho dù họ luôn là bậc thầy của những trò vu khống. Tôi lo ngại rằng điều mà nhà cầm quyền này muốn nhắm đến là điều 79, hoặc 88 chứ không đơn thuần là điều 318 “gây rối trật tự công cộng”.

Dù như thế nào thì đã rõ ràng một âm mưu bức hại Cựu Tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng đang được thực hiện. Công luận cần lên tiếng kịp thời, vạch ra những trò vu khống bẩn thỉu để bảo vệ Cựu Tù nhân Lương tâm Nhà giáo Vũ Văn Hùng.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.