Cáp treo Hang Én: Sự phá hoại của người cộng sản!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo cổng thông tin tỉnh Quảng Bình, chiều 25 tháng 8, trong phiên làm việc với lãnh đạo tỉnh này, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN đã cho phép tỉnh này xây dựng khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với đường cáp treo dài 5,2 km đến hang Én, một hang động lớn thứ ba thế giới.

Sự kiên nói trên đã dấy lên làn sóng chống đối trên mạng xã hội và những nhà hoạt động môi trường. Đa số dư luận đã cho rằng quyết định nói trên sẽ có những tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, trong khi đó phía chính quyền Quảng Bình chỉ nghĩ đến nguồn thu cho ngân sách.

Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng có rất nhiều hang động nổi tiếng. Trong đó, Hang Én cách hang Sơn Đoòng khoảng 5 cây số. Hang có chiều dài 1.645m, nhiều nơi trong hang rộng đến hơn 170m, nơi cao nhất là 120m. Hang Én có nhiều cảnh quan đẹp như sông, suối trong hang. Đồng thời, do có cấu trúc đá vôi và hình thành canxit cực hiếm, một số loại thạch nhũ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam, nên các hang động tại đây cũng có giá trị địa chất khổng lồ.

Trên thế giới có nhiều hang động nổi tiếng được phát hiện và khai thác cho mục đích du lịch. Như hang Ingleborough (Anh), hang Onondaga (Mỹ), hang Harrisons (Barbados), Carlsbad Caverns là một nhóm các hang động (Mexico), hang Deer ở Vườn quốc gia Gulung Mulu (Malaysia)… Tựu trung, cách thức khai thác các hang động nổi tiếng đều tuân thủ nguyên tắc: Hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan tự nhiên; tôn trọng và giữ gìn giá trị tự nhiên độc đáo trong hang động – những thứ mà phải hàng trăm năm, thậm chí cả triệu năm thiên nhiên mới tạo được; các hoạt động du lịch phải tổ chức hài hòa với tự nhiên; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

JPEG - 231.7 kb
Hang Én. Ảnh: Carsten Peter/ National Geographic Stock/ Caters News.

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức và quản lý du lịch của Việt Nam hoàn toàn không theo đẳng cấp quốc tế. Theo một số nhà hoạt động môi trường thì việc cấp phép xây dựng một cách vô tội vạ là chuyện thường ngày đang diễn ra tại khắp các địa danh di sản văn hóa trên cả nước.

Những công trình quy mô hiện đại đã và đang làm chao đảo cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người chỉ là mảnh ghép nhỏ trong bức tranh toàn cảnh nhuốm màu vật chất của ngành du lịch Việt Nam. Chắc hẳn nhiều người chưa quên thảm kịch Hạ Long: đưa ca nhạc vào trong hang, đốt nến và làm nhiều trò trong đó. Các quan chức còn cho phá cảnh quan Đồi Vọng Cảnh ở Huế để xây khách sạn, rồi chuyện xây dựng cáp treo tàn phá đỉnh núi cao nhất Việt Nam Fansipan, hay mới đây là xây dựng hàng loạt biệt thự trên bán đảo Sơn Trà gây phẫn nộ lớn trong dư luận.

Đối với vấn đề Hang Én, mọi thứ dường như không đơn giản chỉ là một đường cáp treo. Kèm theo đó sẽ là việc giải quyết dịch vụ cho hàng chục ngàn người đổ về đây, hàng loạt nhà vệ sinh bắt buộc phải làm ngay cạnh hang động kỳ vĩ, hoang sơ bậc nhất thế giới. Kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Vẻ đẹp đặc thù của Phong Nha Kẻ Bàng chính là không gian hoang sơ, điển hình là thảm thực vật được hình thành qua nhiều năm với những cây cao 20- 30 mét, kèm theo tầng thảm mục dày vài mét. Hòa cùng với đó là rất nhiều loại động vật và côn trùng đặc hữu để tạo thành một hệ sinh thái đặc biệt. Nhưng, với việc xây dựng tuyến cáp treo đưa hàng chục ngàn người đến đây, hệ thống sinh thái đặc biệt như thế chắc chắn sẽ bị phá vỡ về các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ bầu khí quyển, hay sự rút lui của các sinh vật lạ không quen với con người.

Nghiêm trọng hơn, rất nhiều sự hình thành địa chất độc đáo từ hàng triệu năm qua có nguy cơ bị hư hại, phá hủy, hoặc thậm chí hoàn toàn biến mất. Lý do là với đặc tính giòn, dễ dập vỡ của đá vôi, lại trải qua lịch sử phát triển địa chất lâu dài dọc theo các đới đứt gãy địa chất, nên kết cấu của hang sẽ rất nhạy cảm với các chấn rung gây ra bởi các hoạt động công trình.

Việc xây dựng trực tiếp các tuyến cáp treo lên hang là vô cùng nguy hiểm cho chính các công trình này cũng như trần và vách hang. Bởi phần lớn cấu trúc trần hang đã suy yếu, và việc xây dựng bên trong hay xung quanh những đường đứt gãy có thể dẫn tới sụt hang bất kỳ lúc nào.

JPEG - 149.3 kb
Ảnh: tin Môi trường

Những ảnh hưởng tiêu cực trên khiến nhiều chuyên gia lo ngại việc xây dựng cáp treo có thể làm cho địa danh Phong Nha – Kẻ Bàng không được UNESCO vinh danh về tiêu chí đa dạng sinh học. UNESCO rất khắt khe trước việc đưa những hoạt động du lịch thu hút đông du khách vào vùng trung tâm di sản. Bởi, tôn chỉ của những khu di sản thiên nhiên là bảo vệ nguyên trạng và hạn chế càng nhiều càng tốt các các công trình dân sinh cũng như sự tác động của con người.

Thậm chí, ngay với danh hiệu Di Sản Thế Giới từng nhận về, việc xây dựng tuyến cáp treo Phong Nha Kẻ Bàng cũng đặt ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về khả năng bị đặt vào “danh sách đen”, thậm chí là tước bỏ danh hiệu. Đơn cử như Vịnh Hạ Long – một điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, đã không dưới một lần bị UNESCO lưu ý bởi sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoach đã làm thay đổi môi trường, sinh thái và cảnh quan tại đây.

Môi trường, di sản văn hóa là nền tảng xác lập những giá trị tinh thần và đạo đức, là những giá trị đã được tạo dựng một cách vô hình và không thể tính toán bằng tiền. Nhưng chính phủ “ kiến tạo’’ mà ông Phúc luôn rêu rao đã chọn lợi ích trước mắt về kinh tế mà quên đi giá trị bảo tồn và phát triển lâu dài. Giống như cái cách họ giải bài toán “cá và thép’’ khi thảm họa Formosa xảy ra hủy hoại môi trường của 4 tình miền Trung. Thực tế là sự hủy hoại về môi trường, mất mát về văn hóa cần phải có hàng thế kỷ mới bù đắp lại được, trong khi đó, nguồn lợi về kinh tế từ du lịch không thể nào so sánh được với những giá trị văn hóa và thiên nhiên đã bị mất đi.

Và cuộc chiến không cân sức giữa bảo tồn di sản và kinh doanh du lịch vẫn luôn tiếp diễn mà không báo trước hồi kết. Một bên là những nhóm lợi ích có sự hậu thuẫn của chính quyền, vẽ dự án để kiếm tiền chia chác. Còn bên kia là những người dân tay không tấc sắc đang nỗ lực bảo vệ những giá trị thiêng liêng đang dần mất đi vĩnh viễn bởi lòng tham và tính tắc trách của con người.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.