Chiến lược đào tạo 600 robot

Quang cảnh Hội nghị Trung ương 7 đảng CSVN. Ảnh: Vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đào tạo cán bộ kế thừa luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của đảng CSVN, phù hợp với tham vọng nắm quyền thống trị đất nước đến muôn đời. Nhưng trong suốt hơn 70 năm tồn tại, lịch sử đảng cộng sản đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nhân sự ngay ở cấp cao nhất do tranh chấp nội bộ kéo dài. Nhất là từ khi đảng quay lưng lại với hệ thống kinh tế chỉ huy để bước vào thời kỳ gọi là đổi mới, một hệ thống cán bộ đầu não xuất hiện được mô tả ngày càng xa rời ý thức hệ chuyên chính vô sản mà người ta có thể coi như cuộc “suy thoái tư tưởng” lớn nhất trong mọi thời kỳ, có thể đẩy hệ thống cầm quyền đến chỗ tiêu vong.

Chính vì ý thức được điều đó, đào tạo nhân sự cho tương lai là một trong ba đề tài quan trọng được mang ra bàn thảo trong hội nghị Trung ương 7 khóa 12, đang diễn ra ở Hà Nội từ ngày 7 đến 12 Tháng Năm. Mục đích của hội nghị là thảo luận để tìm ra phương sách đào tạo 600 cán bộ lãnh đạo mang tính chiến lược nhằm duy trì được quyền lực độc tôn của đảng trong thời gian tới.

Điều kiện đảng đưa ra đối với loại cán bộ được gọi là chiến lược này, theo đề án của Ban Tổ chức Trung ương là họ phải hội đủ rất nhiều phẩm chất lý tưởng về đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, có đủ năng lực bảo vệ nền tảng tư tưởng Mác-Lênin và những đòi hỏi khác như sẵn sàng hy sinh, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn xa trông rộng. Không có một câu chữ nào đòi hỏi cán bộ chiến lược sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước hiểm họa ngoại xâm. Vì lẽ những cán bộ được chọn lựa không nhằm mục đích làm dân giàu nước mạnh mà chỉ cần giúp đảng tồn tại vững bền.

Từ đâu mà đảng có được loại cán bộ “chiến lược” hoàn hảo siêu hạng này? Đó là những đảng viên cốt cán được chọn lựa từ số cán bộ đang nắm giữ những cơ chế đảng ở trung ương và địa phương hiện nay.

Họ nằm trong ba độ tuổi khác nhau nhưng còn đủ thời gian phục vụ trong bộ máy đảng và chính quyền đến hết nhiệm kỳ. Họ là những chính trị gia và tư tưởng gia xuất thân từ các học viện chính trị, nếu chưa “kiệt xuất” thì cũng thuộc hàng đầu.

Họ được đào tạo bài bản trong một khuôn khổ có thể giữ đuợc đảng đi đúng theo hình mẫu của chủ nghĩa Mác-Lê, cho dù hệ tư tưởng chính trị này chưa hề thành công ở bất cứ đâu kể từ khi nó ra đời. Nhưng Mác phải là ngọn đuốc soi đường như khẳng định chắc nịch của Nguyễn Xuân Thắng, đương kiêm chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia HCM phát biểu trong một cuộc hội thảo: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần được soi sáng bằng tư tưởng của Mác”. Rõ ràng đó là loại tư tưởng rất chiến lược mà đảng cần có trong tương lai.

Điều đặc biệt hơn hết, những cán bộ này sẽ không qua THI TUYỂN mà đươc chọn từ trong hệ thống cai trị hiện nay của đảng. Họ sẽ được giao những trách vụ phục vụ các nhu cầu của đảng bao gồm từ Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư và phó bí tỉnh ủy, chủ tịch UBND và HĐND tỉnh. Tóm lại đây là những mắt xích tối quan trọng trong tương lai, cấu thành một hệ thống cai trị chặt chẽ và hoàn hảo nhất để sớm đưa đảng đến bến bờ vinh quang.

Tuy nhiên khi bàn về vấn đề nhân sự của đảng cầm quyền, không ai quên chính những “hạt giống đỏ” hay những thái tử đảng xưa nay là thành phần đáng tin cậy nhất và luôn được giao những trách vụ nồng cốt nhất. Dĩ nhiên lần này các thái tử đảng trong phe Trọng sẽ không mất chỗ. Nhưng thực tế đã chứng minh do kiểu đào tạo hồng hơn chuyên, đa số những hạt giống đỏ này lần lượt biến thành hột giống lép trong môi trường tham ô, vô đạo đức. Liệu 600 cán bộ chiến lược lần này khi cho ra lò có tránh khỏi tình trạng là những cán bộ ngoài mặt thì đạo đức liêm chính nhưng bên trong lại là những chuyên viên tham ô hạng nhất?

Một khía cạnh khác thường được nói tới trong hệ thống công quyền Việt Nam là nạn chạy chức, chạy quyền. Đây là căn bệnh trầm kha của chế độ ngay từ khi những người cộng sản khám phá ra quyền lực luôn đi đôi với quyền lợi. Do đó cán bộ phải luồn lách tìm đủ mọi cách để ngoi lên những chức vụ cao hơn. Làm sao để được “đề bạt” vào những chiếc ghế mơ ước trong khi tài cán không bao nhiêu thì chỉ còn cách “chạy”, nghĩa là phải biết bôi trơn con đường thăng tiến của mình bằng đô-la.

Chạy chức, chạy quyền cũng thể hiện nếp sống cộng sinh giữa các tầng lớp cán bộ trong tinh thần đôi bên cùng có lợi. Đã chọn lựa không qua thi tuyển, lại thiếu cơ chế kiểm soát thì chạy chức là con đường duy nhất để tiến thân.

Ông Trọng hay Bộ Chính trị có bảo đảm được 600 cán bộ được đào luyện trong lò mác-xít sau Trung ương 7 lần này bước lên ghế bí thư, chủ tịch tỉnh hay cơ quan trung ương hoàn toàn không được lót đường bằng tiền. Vì ngay trong Ban Tổ chức Trung ương, chiếc ghế nào cũng có cái giá của nó trước khi muốn chui lọt qua khung cửa hẹp của Ban này.

Như vậy hóa ra ông Trọng và phe đảng của ông ta đang cố đào tạo 600 con Robot tuyệt đối trung thành chỉ biết vâng lệnh. Hay nói cách khác là muốn tuyển chọn 600 con người mệnh danh cán bộ cách mạng nhưng chỉ biết phục vụ đảng và chỉ biết đến đảng chứ không lợi dụng đảng để làm giàu bất chính như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và những thành phần thoái hóa khác…

Liệu ông Trọng có làm được điều này không? Hãy cứ tạm tin rằng đảng sẽ dễ dàng và nhanh chóng đào tạo được 600 con Robot này. Mà đã là Robot thì nó chỉ biết làm theo mệnh lệnh đảng chứ không theo mệnh lệnh của lương tâm con người trước sự khổ đau và bất mãn của người dân hiện nay.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.