Chính sách, pháp luật nào của Đảng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LĐLSVN (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) mới có văn bản số 173/BTV-LĐLSVN chấn chỉnh các luật sư, không được phát ngôn theo ý chủ quan trên mạng xã hội, “chưa phù hợp với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”.

Đọc xong, tôi giật mình. Theo LĐLSVN thì Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam) sinh ra chính sách hoặc pháp luật hoặc cả hai (!?)

Pháp luật của Nhà nước, điều này ai cũng rõ. Nhưng Đảng cũng không sinh ra chính sách vì như thế là bao biện, làm thay

“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” (Từ điển bách khoa Việt Nam).

Chính sách căn cứ vào đường lối mà đặt ra, ví dụ chính sách đối với đồng bào dân tộc ít người, chính sách đối với vùng sâu vùng xa. Cũng như pháp luật, chính sách cụ thể hóa đường lối.

Còn Đảng chỉ đưa ra đường lối thôi, ví dụ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối hợp tác hóa nông nghiệp… (mà những đường lối này đều tắc tị hoặc phá sản). Trên thực tế có thể có chuyện đảng đưa ra chính sách, thậm chí can thiệp vào những việc cụ thể hơn nữa như quyết định bố trí nhân sự vào bộ máy hành pháp. Nhưng đó là chuyện lấn sân. Còn đã nói bằng văn bản thì phải nói theo sự phân công của hệ thống chính trị.

Sự nhầm lẫn này thật đáng tiếc nhất là trong văn bản của LĐLSVN – tổ chức phải nắm vững luật hơn ai hết.

Trở lại chuyện chấn chỉnh các luật sư. LĐLSVN muốn tỉa tót, nhào nặn các luật sư theo khuôn mẫu của Đảng, tước đi quyền nói năng hàng ngày của họ. Thiết tưởng, đã là luật sư thì phải thượng tôn pháp luật và chỉ chấp hành luật pháp là đủ. Cũng như mọi công dân khác, họ căn cứ vào pháp luật, điều gì cấm và điều gì không cấm để phát ngôn hay hành nghề. Họ không cần biết đến đường lối của Đảng ra sao vì đường lối của Đảng đã được cụ thể hóa trong các điều khoản của luật pháp và trong các văn bản pháp qui khác.

Với văn bản này, LĐLSVN tước bớt đi của giới luật sư quyền công dân. Tại sao lại cấm họ bình luận theo ý chủ quan của mình? Trong vai trò bào chữa, nếu họ chỉ được nói những điều theo kết luận của cơ quan nhà nước thì luật sư làm gì được cho thân chủ đây khi công tố, hội đồng xét xử buộc tội thân chủ của họ một cách oan ức? Trong trường hợp luật sư biết rõ những tình tiết chứng minh thân chủ bị oan sai nhưng vì chưa có “kết luận của cơ quan nhà nước”, luật sư cũng phải ngậm miệng sao?

Nói và làm theo pháp luật đó là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân chứ không thể nói và làm theo các cơ quan nhà nước khi rất nhiều cơ quan nhà nước làm cũng sai mà ban hành văn bản cũng sai. Chính luật sư, giới trước hết có khả năng vạch ra những cái sai đó.

Văn bản của LĐLSVN không chỉ nhầm lẫn vai trò của Đảng mà còn muốn tước đi của luật sư những quyền tối thiểu như quyền bày tỏ chính kiến, hạn chế tư duy sáng tạo của luật sư. LĐLSVN muốn biến nốt số luật sư có chính kiến ít ỏi còn lại thành vật trang trí cho nền pháp luật hiện nay.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: nguyentuongthuy’s blog, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.