“Cho Formosa hoạt động trở lại là vô trách nhiệm!”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lan Hương, phóng viên RFA
10-04-2017

Đoàn công tác Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam vào hôm 5/4 kết luận rằng nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi, chỉ còn một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô mà dự tính sẽ được hoàn thành vào năm 2019.

Dập cốc ướt, dập cốc khô là gì?

Dập cốc khô và ướt về cơ bản khác nhau như thế nào và nếu Formosa vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ dập cốc ướt đến tận năm 2019 sẽ gây những tác động gì đến môi trường?

JPEG - 95 kb
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa xả thải độc hại ra biển tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dập cốc ướt là công nghệ cổ điển khi đó cốc nóng từ 1200-1300 độ được hạ xuống nhiệt độ 200-300 độ bằng nước lạnh. Phương pháp này sinh ra rất nhiều hóa chất độc hại, trong đó có phenol, cyanua, amoniac… vô cùng nguy hại cho con người và môi trường.

Dập cốc khô là khi cốc nóng đỏ được dập khô bằng khí trơ trong hệ kín. Dập khô có hai lợi ích lớn là thu được nhiệt để vận hành máy phát điện và không tạo ra phenol, cyanua và các hợp chất công nghiệp khác nên khá thân thiện với môi trường.

Kỹ sư Lê Quốc Trinh, hiện đang hành nghề tại Canada, người đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về luyện kim, cho chúng tôi biết thêm:

Luyện ướt sẽ làm ô nhiễm về sông ngòi, luyện khô làm ô nhiễm vấn đề không khí. Luyện khô không cần nước, nghiền ra rất nhuyễn nhưng nó sẽ bay thành bụi trong không khí, gây ra rất nhiều vấn đề về da, hơi thở, phổi,… Còn luyện ướt thải chất thải ra sông sẽ làm ô nhiễm sông.

Giữa năm 2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) khẳng định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt cho Formosa thì công nghệ cốc là công nghệ dập cốc khô. Tuy nhiên trong quá trình vận hành Formosa đã tự ý chuyển sang công nghệ cốc ướt để tiết kiệm chi phí.

Cũng trong ngày 5/4, Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sau quá trình sửa đổi các lỗi vi phạm gây ảnh hưởng môi trường, Formosa hiện tại đã đủ điều kiện để vận hành lò cao số 1 và hiện tại đang chờ phê duyệt của Chính phủ. Tuy nhiên thông tin này đã gây hoang mang trong dân chúng, họ lo ngại nếu Nhà nước cho Formosa tiếp tục hoạt động khi hệ thống dập khô chưa được thiết lập sẽ lại một lần nữa bức tử môi trường biển.

Hãng tin Reuters hôm 6/4 trích lời linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cho biết nếu nhà nước phê duyệt cho Formosa hoạt động trở lại với phương pháp dập cốc ướt sẽ là một hành động vô trách nhiệm và những người dân như ông sẽ còn đấu tranh đến cùng để bảo vệ môi trường.

Không thể không xả thải

Kỹ sư Lê Quốc Trinh nhận định nếu từ giờ đến năm 2019 Formosa tiếp tục sử dụng phương pháp dập ướt thì còn gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển:

Luyện kim ướt sẽ còn thải ra dưới dạng ướt, dạng đó phải thải ra biển và sẽ còn tiếp tục thôi nhưng họ giấu như thế nào thì tôi không biết. Chắc chắn nó còn tiếp tục xả thải chứ làm sao mà ngưng xả thải được. Không có nhà máy nào trên thế giới ngưng xả thải hết. Chỉ là họ giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người. Còn Formosa giải quyết như thế nào với các chất độc trong nước thải tôi không nắm rõ vì tôi không có những họa đồ, tài liệu kỹ thuật.

JPEG - 85.8 kb
Những người phản đối biểu tình chống lại tập đoàn Formosa Đài Loan ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Chắc chắn 100% từ giờ đến năm 2019 họ vẫn tiếp tục xả thải mà chất thải của họ đâu chỉ có mỗi về luyện cốc hay luyện kim đâu. Còn 4 thứ khác nữa cơ! Những nhà máy đồ sộ, nhìn những cơ ngơi nhà xưởng họ xây chứa khoảng hơn 10.000 – 20.000 người.

Chỉ nội 20.000 người đó ăn uống rồi tiểu tiện, đại tiện thôi cũng là một nguồn ô nhiễm mà phải xử lý. Thứ 2 là các chất thải từ các nhà máy hóa học của họ. Tôi biết chắc chắn một điều Formosa bắt nguồn từ một nhà máy hóa học chứ không phải là luyện kim. Nó có rất nhiều nhà máy hóa học ở trong đó nhưng không nói ra. Tôi phân tích những hình ảnh của họ thấy phóng sắt chảy ra rất nhiều.

Ông Lê Quốc Trinh cũng cho chúng tôi biết thêm rằng hiện tại còn rất nhiều nhà máy luyện kim trên thế giới, thậm chí ở những quốc gia hiện đại phát triển còn sử dụng phương pháp luyện ướt. Tuy nhiên quá trình sàng lọc chất thải trước khi xả ra môi trường của họ rất bài bản và được thực hiện cẩn thận. Chất thải khi ra đến sông ngòi chỉ còn phần lớn là nước, và những chất không độc hại như cát, bụi. Sau đó hàng năm người ta lại múc lượng cát, bụi, tạp chất dưới sông lên để xử lý bằng cách trộn với nhựa đường thành nguyên liệu làm đường đi.

Ông đã làm việc trực tiếp mấy chục năm nay với một nhà máy luyện kim lớn ở Quebec, Canada sử dụng phương pháp luyện ướt này và họ chưa từng gây ra điều tiếng gì, hay những nguy hại gì cho môi trường.

Như vậy theo những tài liệu chúng tôi tìm hiểu cùng những phân tích của chuyên gia Lê Quốc Trinh thì hệ thống dập cốc ướt bản thân nó cũng vẫn tiềm ẩn những hiểm họa ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nếu các nhà máy nói chung, trong đó có Formosa, không có kế hoạch xử lý cụ thể từ bước đầu.

Formosa tháng trước cho biết sẽ đầu tư khoảng 350 triệu USD trong dự án cải thiện các biện pháp an toàn môi trường với hy vọng có thể hoạt động trở lại vào quý IV năm nay.

Tháng 4 năm ngoái, nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã xả thải trực tiếp ra biển làm cá chết hàng loạt nổi trắng xóa dọc ven biển các tỉnh bắc Trung bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, khiến hàng trăm ngàn người dân mất sinh kế. Các chuyên gia đã phân tích và cho biết việc Formosa sử dụng phương pháp dập cốc ướt là thủ phạm chính gây ra hiện tượng cá chết.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.