Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chưa nắm rõ thông tin…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để gia tăng tối đa khối kiến thức từ nhiều góc cạnh về vấn nạn Bô-xít Trung Nguyên hiện nay, chúng tôi đang và sẽ tiếp tục cố gắng thu thập ý kiến của các chuyên gia ngoại quốc cũng như Việt Nam về các hậu quả lên môi sinh và con người quanh vấn đề này.

Ban Biên Tập Web Việt Tân


Trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình sáng ngày 4/5/2009, trả lời chất vấn và tâm nguyện của cử tri: muốn Quốc hội đưa ra bàn thảo và quyết định cho tiếp tục triển khai hay dừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”.

Theo chúng tôi, trả lời như vậy chứng tỏ: Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng chưa nắm và chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên; chưa thấy hết và cảm thông đầy đủ với những bức xúc và dư luận của các nhà khoa học, của cử tri khắp cả nước đặt ra về các hệ luỵ của dự án này có thể gây ra trước mắt và lâu dài liên quan tới rất nhiều vấn đề không chỉ có kinh tế, không chỉ có liên quan tới 600 triệu USD kia… Trong khi đó thì những ý kiến giải trình, giải thích với công luận từ phía Tập đoàn Than và khoáng sản và Bộ Công thương thì vừa sơ hở, nhiều điểm vô lý, phi khoa học; bênh vực điều này thì làm hở cái bất hợp lý điều kia; những ý kiến rất kém thuyết phục vì không có những luận chứng và bằng chứng có cơ sở khoa học thực chứng…

Ngay cả về phương diện kinh tế thôi thì theo ông Đoàn Văn Kiển Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Than và khoáng sản (TKV) trả lời phỏng vấn Vietnamnet đã cho biết, TKV dự kiến sẽ đầu tư từ 600-900 triệu USD trong đó sẽ vay của nước ngoài 80 %; con số 600 triệu USD là con số tối thiểu mà ông Đoàn Văn Kiển đã đưa ra. Nếu tính 900 triệu USD thì số tiền tương đương với khoảng 18.000 tỷ đồng tiền Việt Nam, suýt soát với số tiền Theo quy định tại Nghị quyết số 66/QH11 phải đưa ra Quốc hội (mức đầu tư Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư là 20.000 tỷ đồng).

Khi nói về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là phải kể đến sự liên quan tới 5,4 tỷ tấn trữ lượng bauxite (Số liệu do Bộ Công thương đưa ra) nằm rải rác trên địa bàn Tây Nguyên; bất kỳ một chủ trương nào của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đưa ra về vấn đề này đều phải tính đến hệ luỵ ở tầm vĩ mô của nó; cử tri không hề có ý đề nghị Quốc hội chỉ xem xét mỗi cái Tân Rai và Nhân Cơ với quy mô 600 triệu USD… Bởi vì nếu khi chúng ta cho phép Tân Rai và Nhân Cơ được triển khai, tức là sẽ tạo tiền đề cho hàng chục doanh nghiệp khác đổ xô vào khai thác bauxite và tất yếu sẽ có thêm hàng chục cái dự án Nhân Cờ, Nhân Cớ… khác ra đời, vì theo luật pháp họ đều bình đẳng với Tập đoàn Than Khoáng sản và các nhà đầu tư Trung Quốc. Nếu không cho doanh nghiệp khác vào mà để cho TKV một mình tự tung tự tác thì suốt đời họ sẽ báo lỗ và Nhà nước chẳng thu được cái gì. Cho đối tác khác vào nữa thì phải phân lô, đấu thầu kèm theo trăm ngàn hệ luỵ…

Ngay về quy mô đầu tư, một dự án mà đích danh Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã đồng ý đưa vào Tuyên bố chung 3/12/2001 trong chuyến thăm Trung Quốc; Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 9/5/ vừa qua cho biết sẽ: “Đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên…” ( Nguồn Vietnamnet), thế mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lại cho là chưa tới tầm cơ quan này phải xem xét ? Cử tri biết nghe và tin theo ai?

Cử tri cho rằng một dự án như vậy Quốc hội không thể không có ý kiến riêng và cử tri không thể không được quyền đề xuất ý kiến để các cơ quan chức năng xem xét cân nhắc. Hay Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Thủ tướng đã quyết làm rồi thì chẳng cần Quốc hội cem xét làm gì nữa ?! Bản thân Chính phủ cũng đã chính thức đề nghị đưa vấn đề này ra Hội nghị Trung ương và Quốc hội. Theo chúng tôi nếu Quốc hội thấy cần phải quan tâm tới tâm nguyện của dân thì càng rất cần trưng cầu ý dân về dự án này nếu Quốc hội chưa đủ thông tin và chưa đủ tự tin!

Là một cử tri tôi cho rằng: Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên có những hệ luỵ lớn về tất cả các mặt: kinh tế, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng… Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra khuyến cáo là hoàn toàn có cơ sở.

Riêng về giải pháp xử lý bùn đỏ bằng cách xây dựng hồ chứa lọc dần; xin thưa rằng xưa nay nước là thứ đứng đầu về sức phá hoại: Thủy, hoả, đạo, tặc; không ai cản được sự phá hoại của nước, không ai kìm được nước… Nước không công phá trực diện thì sẽ công phá ngầm: nước chảy đá mòn; hơn nữa hồ chứa bùn đỏ lại nằm trên cao thì các đội đặc nhiệm lập ra chỉ là đội quân “đội đá vá trời” mà thôi. Nước thải bùn đỏ chỉ cần ngấm dần ra, năm này qua năm khác, đã đủ làm hư hại, giết dần mòn môi trường sinh thái vì nó hủy hoại chất mùn, chất hữu cơ và các loài ký sinh sống ở trong đất…

Hiện nay theo thông tin mà chúng tôi nắm được, Bắc Triều Tiên đang nắm trong tay một thứ vũ khí còn nguy hiểm hơn cả bom nguyên tử khiến cho Hàn Quốc phải e ngại. Tại vùng giới tuyến phi quân sự của Nam-Bắc Triều Tiên, phía Bắc Triều Tiên cho xây trên ngọn núi đối diện với Seoul một cái hồ chứa nước lớn, khi muốn, chỉ cần phía Bắc Triều Tiên cho vỡ đập thì cả thành phố Seoul của Nam Triều Tiên trở thành cua, cá hết. Còn chúng ta lại đang tự vay tiền nước ngoài, để xây cho mình một “quả bom” nhân tạo đặt trên mái nhà Đông Dương (theo thông tin của Đài truyền hình Việt Nam thì một ngân hàng của Hồng Kông đã ký cho TKV vay 500 triệu USD trong dịp đi thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua sang Hồng Kông và Ma Cao). Theo tính toán của tác giả Dương Thanh Tùng đã công bố trên báo Thanh tra thì quả bom bùn 20 triệu tấn này chắc chắn sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát của Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội và bất kỳ đội đặc nhiệm nào! Đây là lo lắng có cơ sở và chân thành chứ không hàm ý “đe doạ” Bộ Công thương và TKV như ý kiến ông Thứ trưởng Lê Dương Quang phát biểu tại buổi tại buổi giao ban báo chí ngày 27/4 vừa qua về những ý kiến phản biện của một số nhà khoa học…

Điều làm cho nhiều cử tri lo lắng khi nghe ý kiến của ông Chủ tịch Quốc hội là ông chỉ quan tâm đến dự án khai thác Tây Nguyên qua chỉ số tiền 600 triệu USD đầu tư do TKV báo cáo; cử tri chưa thấy ông Chủ tịch QH quan tâm sâu sắc tới các mặt khác như môi trường và an ninh quốc phòng của địa bàn Tây Nguyên. Trong khi đó thì từ cử tri đến bậc khai quốc công thần như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông tướng gắn cả đời binh nghiệp của mình với địa bàn Tây Nguyên là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên lại lo lắng tới vấn đề này nhiều hơn?! Đây là một trong 5 năm tiêu chí quan trọng được Quốc hội quy định trong Nghị quyết 66/QH11 là phải được đưa ra Quốc hội xem xét?

Một vấn đề cuối cùng chúng tôi xin kiến nghị: Các cơ quan chức năng cần phải thông báo rộng rãi các điều kiện do các nước, các tập đoàn, các ngân hàng nước ngoài cho các cơ quan Chính phủ hoặc cho các doanh nghiệp Việt Nam vay trừ các khoản vay cho các dự án liên quan tới an ninh quốc phòng. Bởi vì, đây là các khoản vay phải trả, chưa trả trước mắt thì phải trả trong tương lai; đời chúng ta không trả được thì con cháu chúng ta phải gánh lấy nợ… Trong khi những người được chi tiêu các khoản tiền đi vay lại hữu hạn về nhiệm kỳ công vụ cũng như trách nhiệm; liệu họ có đang sử dụng cái hữu hạn của nhiệm kỳ và trách nhiệm công vụ để tận dụng và sử dụng cái quyền năng tối thượng: được chi tiêu nhiều tiền vay của nước ngoài mà họ đang nắm trong tay dưới các chiêu thức dự án ích quốc lợi dân; sự ích quốc lợi dân theo như khẳng định của ông Đoàn Văn Kiển là: Có làm mới biết kết quả và xác suất lãi lỗ là 50/50? (Trả lời phỏng vấn Vietnamnet)… Có điều mọi hậu quả và các khoản nợ chắc chắn không phải là ông Đoàn Văn Kiển mà là những thế hệ kế tiếp sẽ gánh, nhưng những người phải trả nợ đó họ lại không được biết phải chịu trách nhiệm đến đâu và điều kiện gì về các khoản đã ký vay? Nói dại, nhỡ những người đi vay họ đem một phần đất nào đó của Tây Nguyên để thế chấp, đến đáo hạn nợ không có tiền trả đành phải bàn giao cho chủ nợ thì sao? Nếu cù nhầy ra thì người ta sẽ xiết nợ bằng các biện pháp kinh tế, ngoại giao và cả bằng quân sự nữa! Ai kiểm soát việc này?

Chúng ta không đi vay để có tiền đầu tư bằng mọi giá; dân tộc chúng ta đã trải qua nghèo khổ quá lâu rồi, quen thắt lưng buộc bụng; chúng ta đi vay cho các công trình không có hiệu quả, lợi bất cập hại, hoặc người ta cho vay nhưng lại bắt kèm theo biết bao điều kiện oái oăm, nhục nhã thì chúng ta có tội lớn với con cháu…

Riêng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên chắc chắn sẽ đi vào lịch sử và lịch sử sẽ phán xét mọi hiệu quả và hậu quả của nó!

P.L.T

Nguồn: http://www.bauxitevietnam.info/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.