’Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Chống Kỳ Thị và Áp Bức’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Hội nghị các tổ chức phi chính phủ toàn thế giới liên kết các nhà hoạt động nhân quyền gửi thông điệp chung đến Liên Hiệp Quốc: “Nhân quyền có giá trị toàn cầu”.

NEW YORK, 6 Tháng 9, 2011 – Một liên minh các tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền sẽ tổ chức một hội nghị rộng lớn tại New York vào hai ngày 21-22 Tháng 9, 2011 để nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo thế giới đang họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là “nhân quyền có giá trị toàn cầu”.

Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ Tịch của Lantos Foundation for Human Rights and Justice, một trong 20 nhóm nhân quyền trách nhiệm tổ chức hội nghị, phát biểu: “Hơn 60 năm sau ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền hứa hẹn một thế giới không còn sự bất nhân, sợ hãi và hẹp hòi, thì những quốc gia độc tài trên thế giới vẫn tiếp tục xử dụng bạo lực và hận thù đối với công dân của nước họ”.

Hội nghị “Chúng tôi có một giấc mơ: Hội Nghị Chống Kỳ Thị và Áp Bức” sẽ được tổ chức ngay bên cạnh Trụ Sở của Liên Hiệp Quốc tại New York cùng lúc với Khoá Họp lần thứ 66 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và kỷ niệm lần thứ 10 hội nghị Durban của Liên Hiệp Quốc về vấn đề kỳ thị chủng tộc, phân biệt đối xử và sự bài ngoại.

Hội nghị này sẽ đề cập đến một chuỗi những vấn đề nhân quyền, đòi hỏi mọi quốc gia phải tuân thủ những bó buộc pháp lý quốc tế của họ là không được tra tấn, giam giữ tùy tiện, kiểm duyệt, và chấm dứt việc kỳ thị dựa trên sắc tộc, tôn giáo, sắc tộc thiểu số và phái tính”, ông Jared Genser, sáng lập viên của tổ chức Freedom Now, một nhóm đồng tổ chức, đã phát biểu như trên.

Ông Hillel Neuer, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức UN Watch, một nhóm đồng tổ chức Hội Nghị, có trụ sợ đặt tại Geneva, phát biểu: “Sự đa dạng của các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới chứng tỏ khái niệm nhân quyền có giá trị toàn cầu chứ không giới hạn cho một số quốc gia và văn hoá như các nước vi phạm nhân quyền thô bạo vẫn lập luận”.

Quy tụ những nhà đối kháng và những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng đến từ những quốc gia có thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng – gồm Trung Quốc, Syria, Sudan, Zimbabwe, Bắc Hàn và Ba Tư – Hội Nghị sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo thế giới một bản kiến nghị để thông qua liên quan đến những chính phủ vi phạm tội diệt chủng, tra tấn, kỳ thị, và vi phạm có hệ thống những quyền tự do dân sự, tôn giáo và chính trị.

Mariane Pearl, goá phụ của cố ký giả của tờ báo Wall Street Journal là Daniel Pearl, và là một nhà văn nổi tiếng về việc bênh vực quyền của phụ nữ tại những vùng có tranh chấp, sẽ mở đầu Hội Nghị với đề tài trao quyền cho phụ nữ.

Thành phần diễn giả ưu tú của Hội Nghị bao gồm ông Yang Jianli, một nhà tranh đấu nhân quyền kỳ cựu và cũng là một trong những người lãnh đạo cuộc nổi dậy tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989; Rebiya Kadeer, tiếng nói của dân tộc thiểu số Uyghur bị Trung Cộng đàn áp; Jacqueline Kasha, một người can đảm bênh vực quyền của những người đồng tính luyến ái và đổi phái tính tại Uganda; Grace Kwanjeh, một nhà tranh đấu cho quyền của phụ nữ Zimbabwe đã bị chế độ Mugabe tra tấn; Ahed al Hendi, một nhà văn người Syria đã bị cầm tù vì chống chế độ của Tổng Thống Assad, và John Dau, một người sống sót nạn diệt chủng tại Sudan.

Một số các nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân lương tâm, và các nhà hoạt động mạng từ Ba Tư, Bắc Hàn, Cuba, Ai Cập, Việt Nam Miến Điện cũng sẽ tham dự.

Bà Lantos phát biểu: “Chúng tôi sẽ tạo một diễn đàn cho một số những nhà hoạt động nhân quyền can đảm nhất phát biểu, để bảo đảm là tiếng nói quan trọng của họ sẽ được những nhà lãnh đạo thế giới tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và hội nghị chống kỳ thị Durban lắng nghe. Mỗi tham dự viên Hội Nghị được chọn dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mỗi người tiêu biểu cho dân tộc của họ đang chịu nhiều đau khổ mà chúng ta có nhu cầu cần lắng nghe. Vượt thoát khỏi ngục tù, biệt xứ và tra tấn, họ đến đây để cùng xây đắp một giấc mơ chung là một thế giới nơi đó sự áp bức dựa trên niềm tin và nguồn gốc của con người sẽ bị vứt vào sọt rác của lịch sử”.

Để có thêm thông tin liên quan đến Hội Nghị, kể cả danh sách đầy đủ của các tham dự viên, xin vào thăm trang mạng của chúng tôi tại www.ngosummit.org . Sẽ có cập nhật thường xuyên trên Facebook tại http://www.facebook.com/ngosummit và Twitter (follow @wehaveadream_GS).

Để yêu cầu phỏng vấn và những câu hỏi khác xin liên lạc Ben Cohen, Giám Đốc Liên Lạc Truyền Thông tại New York: ben@conclavecs.com, tel: 917 302 0194.

Để có thêm thông tin: www.ngosummit.org

 

Tổ chức bởi Liên minh các tổ chức phi chính phủ nhân quyền thế giới:

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.