Chuyện vỉa hè: ‘Thông báo nội bộ’ của VP Chính Phủ về 150 triệu USD nhét túi thủ tướng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liệu sẽ khó tránh một vụ truy tìm và bóp cổ người viết báo mạng cá nhân Ðinh Tấn Lực?

Mới đây, ông Ðinh Tấn Lực đưa ra một bản văn với cả hình chụp làm bằng chứng nói đây là “Thông báo nội bộ” của Văn Phòng Chính Phủ CSVN. Văn bản này giải thích cho báo chí lề phải để giải tỏa những xầm xì đầu đường xó chợ về chuyện thủ tướng trán bóng Nguyễn Tấn Dũng đã “nhẩm xà” $150 triệu USD tiền do tập toàn Nhôm Trung Quốc bôi trơn mối thầu khai thác bauxite ở Việt Nam.

Những chuyện như thế này, dầu mỡ được bôi ở trên mây, hay trong bóng tối, không kẻ thứ ba nào có thể nhìn thấy. Huyện ủy, tỉnh ủy còn không ai túm được cái tay nhám chứ đừng nói tới cấp cao hơn.

Các số tiền này, nó chạy thẳng vào các trương mục nằm ở Thụy Sĩ, Hongkong, Macao đâu đó với mật mã thông báo cho người thụ hưởng.

Hãy lấy chuyện in tiền polymer làm ví dụ. Bố con ông thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Ðức Thúy sẽ giơ hai tay lên trời thề là tôi chưa từng nhìn thấy đồng đô la Úc nó tròn hay méo, để đừng đổ tội cho họ ăn bẩn 10 triệu Úc kim trong dịch vụ in tiền cho nhà nước Việt Nam. Nhà thầu Úc đã bỏ thẳng số tiền bôi trơn vào trương mục ở Thụy Sĩ, báo Úc nói vậy. Bố con ông này đâu có dại như Huỳnh Ngọc Sĩ, mê sờ tiền tươi nên bây giờ, nhà nước thay mặt chối tội ăn bẩn cũng rất kẹt với chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Trước đây, đã có tiền lệ là nguyên Tổng Bí Thư Ðỗ Mười đã phải ói ra 1 triệu đô la. Khi thăm Hàn Quốc, tập đoàn Hundai gì đó đã cúng ngài số tiền vừa nói để họ được che dù làm ăn suôn sẻ ở Việt Nam. Nhưng chẳng may lại có đứa nhìn thấy, tin tức rò rỉ khi ngài chưa kịp phi tang.

Theo thông lệ, quà cáp của ngoại quốc tặng cho một vị nguyên thủ là tài sản quốc gia. Khi về nước là phải nộp vào công khố. Ông Ðỗ Mười biết vậy nhưng giả bộ quên nên mấy đứa thối mồm nó xì tin ra ngoài.

Từ kinh nghiệm đau thương của ông Ðỗ Mười, và trừ trường hợp của Huỳnh Ngọc Sĩ, người ta tin rằng các quan lớn của triều đình Hà Nội chùi mép rất kỹ. Tự tin không thể có chuyện “bắt tận tay, day tận mặt” nên ông Trần Văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ mới bạo mồm nói rằng sẽ bắt tham nhũng không chừa ở cấp bậc nào.

Nhưng cái “Thông báo nội bộ” của “Văn Phòng Chính phủ” với cái hình chụp cả website “http://caohockinhte.info/forum/showthread.php?t=11881” mà Ðinh Tấn Lực lấy lại để phổ biến không bình luận có tránh cho ông cái vạ “thèo lẻo” hay không?

Người ta thấy cái tội biết mà không giữ được mồm, giữ được cái tay như Trần Huỳnh Duy Thức, tức blogger “Trần Ðông Chấn” là cái gương làm cho nhiều người “biết chuyện” ở Việt Nam phải co cụm lại.

Nhà thờ họ của thủ tướng ở Cà Mau có vĩ đại, có xa hoa thế nào, lỡ nhìn thấy thì thôi. Cấm xầm xì. Người ta tiền rừng bạc bể muốn làm gì cũng được, thây kệ người ta. Ðứa nào mất chức mất việc vì dám cản đường người nhà thủ tướng thì nó ráng chịu. Ai biểu bới móc ra mà mang họa.

Thực hư về chuyện thủ tướng được bôi trơn, không ai biết và cả cái “Thông báo nội bộ” có hay không, kiểm chứng cũng không thể làm. Nó nằm trong dạng “Cá tháng Tư” nhưng xuất hiện ở tháng Tám, lúc trời đang nóng nực và có nhiều mây bão ở Việt Nam.

Có điều, “Bản thông báo nội bộ” nó rất tử tế như thế này:

“Thông báo nội bộ của Văn Phòng Chính Phủ về thông tin 150 triệu USD

Hà Nội 4/8/2009 – Văn Phòng Chính Phủ đã có thông báo nội bộ, do Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Nguyễn Xuân Phúc ký gửi các cơ quan báo chí, trả lời về việc có thông tin cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận 150 triệu USD liên quan đến các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.Thông báo của Văn Phòng Chính Phủ đã khẳng định một số quan điểm xuyên suốt sau đây:

Một là, TT Nguyễn Tấn Dũng luôn biểu lộ quyết tâm chống tham nhũng, và coi đây là trọng tâm công tác vừa cấp bách lại vừa lâu dài của chính phủ, như có lần TT đã từng nhận định với các giáo sư của trường Ðại Học Havard (Mỹ), “Việt Nam đang đánh mất một phần đáng kể nguồn lực của mình do lãng phí và tham nhũng.”

Hai là, tiến trình xây dựng nhà thờ họ, hoặc quỹ đầu tư IDG Ventures và quỹ đầu tư Việt Capital Fund Management đều là những việc riêng trong gia đình dòng tộc của thủ tướng, không liên quan đến công việc của chính phủ.

Ba là, trong tương lai gần nhất, TT sẽ bổ nhiệm nhân sự vào chức vụ vụ trưởng Vụ Theo Dõi Công Tác Chống Tham Nhũng, Buôn Lậu và Gian Lận Thương Mại (được gọi tắt là Vụ I), đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động của bộ phận Thanh Tra Chính Phủ, sớm thực thi các biện pháp giáo dục cán bộ đảng viên cho tốt, củng cố khâu tổ chức, và chống suy thoái trong cán bộ đảng viên.

Bốn là, Vụ Trưởng Vụ Xử Lý Khiếu Nại, Tố Cáo (được gọi tắt là Vụ II) Phan Văn Minh xác định là chưa nhận được văn bản khiếu nại chính thức nào về thông tin 150 triệu USD bôi trơn dự án nói trên, cũng không có bất kỳ liên hệ nào đến việc từ chức của nguyên Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ Ðạo Tây Nguyên Nguyễn Văn Lâm trước đây.

Năm là, quyết định của TT về việc tạm đình chỉ chức vụ phó tổng thanh tra chính phủ đối với ông Trần Quốc Trượng hoàn toàn là nhằm làm rõ trách nhiệm và những sai phạm trong việc chỉ đạo đoàn thanh tra tại tổng công ty Dầu Khí.”

Bản thông báo cũng cho biết thêm, một lần nữa, TT Nguyễn Tấn Dũng khẳng quyết theo đuổi tinh thần tôn trọng lời “nói thẳng, nói thật” và “ghét nhất là sự giả dối”, nên sẽ không có việc quyết định rút thẻ nhà báo đối với bất kỳ ai về những nỗ lực tìm hiểu về thông tin có thể gây dư luận phức tạp nói trên. Tuy nhiên, mọi cá nhân có hành vi thông tin sai lạc sẽ được xử lý nghiêm minh, triệt để và khách quan theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.” Nếu tình trạng vi phạm gây hậu quả trầm trọng, sẽ bị truy tố theo điều 258 về tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, hoặc ở mức độ cao nhất, là theo điều 258, về tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước.”

Tư Ngộ/Người Việt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=99236&z=2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.