Con lãnh đạo làm lãnh đạo mang lại hạnh phúc cho dân tộc như thế nào

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 8, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu một câu nổi tiếng đến mức ai cũng nhớ, có thể tóm gọn như sau: Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc cho dân tộc.

Có vẻ như câu nói này, bà vận vào chính bản thân bà vì cha bà trước đây từng làm bí thư tỉnh ủy Tây Ninh. Nay bà làm Chủ tịch HĐND thành phố lớn trực thuộc trung ương lại thêm chức phó bí thư thành ủy nên có thể xem chức của bà ngang ngửa với ông cụ thân sinh.

Như vậy, bà thuộc diện con lãnh đạo làm lãnh đạo. Không biết bà đã đem lại hạnh phúc cho dân tộc như thế nào. Chỉ biết rằng, hôm bà tiếp xúc với dân bị cướp đất Thủ Thiêm, toàn thấy nỗi bức xúc, oán hờn, tiếng than khóc như ri. Dân còn lôi thẳng tên bà ra chất vấn. Khi ông Tất Thành Cang, lạm quyền phê duyệt bán rẻ 32 héc ta đất của Công ty Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai thì bà thản nhiên nói với cử tri rằng 32 héc ta này không phải là đất công do tài sản ấy hình thành từ vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Thành ủy đã chỉ đạo hủy hợp đồng nên nhà nước không… thiệt hại gì. Phát ngôn của bà cẩu thả tới mức, báo Người tiêu dùng mắng bà như mắng trẻ “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”.

Bà Tâm còn nhiều phát ngôn lạ tai nữa. Bà cứ nói câu nào là dư luận giễu cợt câu đó. Phải chăng, dân tộc đang hạnh phúc vì những việc bà làm.

Xin nhắc thêm vài ví dụ để xem con lãnh đạo làm lãnh đạo, dân tộc hạnh phúc đến đâu.

Nguyễn Xuân Anh là con ông Nguyễn Văn Chi, nguyên ủy viên Bộ Chính trị. Xuân Anh được nhanh chóng đưa vào Trung ủy, đề bạt lên tới chức Bí thư tỉnh ủy Thành phố Đà Nẵng khi chưa đầy 40 tuổi. Chỉ hai năm sau, Xuân Anh bị kết luận vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tháng 10 và tháng 11/2017, Xuân Anh lần lượt bị cách tuốt mọi chức vụ: Ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Tp Đà Nẵng.

Lê Phước Hoài Bảo là con trai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh.  Hoài Bảo có sở thích chơi chim nên luôn sưu tầm những loại chim hót hay, nhảy đẹp. Lê Phước Hoài Bảo được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư khi mới 30 tuổi. Nhưng cũng chỉ hơn 2 năm sau, Bảo bị kết luận không trung thực trong việc kê khai quá trình công tác trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt Đảng nhiều tháng, không chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định trong thời gian đi học ở nước ngoài.

Lê Phước Hoài Bảo bị khai trừ ra khỏi đảng, cách chức Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, chuyển xuống làm chuyên viên Sở KH – ĐT tỉnh Quảng Nam. Không chỉ thế, Bảo còn bị  thu hồi toàn bộ các quyết định bổ nhiệm trước đó như thể Bảo chưa bao giờ kinh qua các chức vụ: công tác tại UBND huyện Thăng Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, Phó GĐ Sở KH&ĐT Quảng Nam. Đây là một kiểu kỷ luật lạ đời, mới được sáng tạo ra, bắt đầu từ vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương. Ngoài ra, Bảo còn bị cấm làm lãnh đạo Sở KH&ĐT, bị cấm tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn, giúp việc do UBND tỉnh thành lập.

Lê Trương Hải Hiếu, là con trai nguyên bí thư Thành ủy Tp HCM Lê Thanh Hải. Hiếu được đề bạt lên Phó bí thư quận ủy, Chủ tịch quận 12 khi mới 34 tuổi. Hiếu “can tội” quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng không báo cáo với tổ chức. Kể ra, Hiếu chưa vợ nên việc có con với người yêu khi chưa cưới cũng là chuyện thường, nhưng Hiếu lại là người đang giữ các trọng trách nên mọi việc làm cần cẩn thận hơn, tránh “quan trên trông xuống, người ta trông vào”.  Kể ra vụ kỷ luật này khá lãng nhách. Với mức kỷ luật thấp nhất có thể là khiển trách, mang tính nhắc nhở, răn đe là chính, Hiếu còn nhiều cơ hội để “mang lại hạnh phúc cho dân tộc” như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.

Nguyễn Thanh Nghị con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghị được giữ chức Phó chủ tịch Kiên Giang khi mới 38 tuổi và năm sau thì được làm bí thư tỉnh khi mới 39 tuổi, tức là cũng thuộc diện “tuổi trẻ tài cao” như Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng. Dư luận có nhiều đồn đoán về sự nghiệp chính trị của Nguyễn Thanh Nghị, tương lai thế nào chưa rõ. Chỉ biết một dạo, từ hồi tháng 11/2016 có lùm xùm về việc xe Range Rover Evoque màu trắng, mang biển số xanh 68A.001.43 của công an được điều đi công tác, hay sai phạm về đất đai tại huyện đảo Phú Quốc. Sau đó chuyện cũng qua đi.

Nhắc lại mấy vụ để thấy rằng, con quan làm quan có phải là do tuổi trẻ tài cao, là hạnh phúc cho dân tộc hay không. Việc con lãnh đạo làm lãnh đạo thì nhiều lắm, ở cấp nào cũng có. Cao là mấy quan đầu tỉnh và trung ương, vừa vừa là dạng đầu cơ quan tỉnh và tương đương, làng nhàng là quan huyện, dưới nữa là quan xã. Không nơi nào là không có con lãnh đạo làm lãnh đạo. Dù có biện minh kiểu gì thì dân chúng đều hiểu rằng, các cậu ấm, cô chiêu lên lãnh đạo là nhờ cái bóng của phụ mẫu chứ tuổi trẻ tài cao gì.

Tất nhiên, không phải cứ con lãnh đạo là bất tài nhưng tìm ra một vài gương mặt xem chừng rất hiếm. Vì con đường thăng tiến quá dễ dàng, yên tâm với cái ô của phụ mẫu nên các cậu ấm, cô chiêu này dễ sinh ra chủ quan. Sống trong nhung lụa, kiến thức xã hội non nớt, thiếu kinh nghiệm chính trường lại không chịu tu dưỡng nên không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, lấy đâu ra hạnh phúc của dân tộc từ nguồn này như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó bí thư thành ủy, chủ tịch HĐND Tp HCM nói.

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.