Cộng sản Việt Nam tân trang vũ khí để làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm ngày sau khi Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam cho công bố Bạch Thư Quốc Phòng 2010 vào ngày mồng tháng 8 tháng 12 tại Hà Nội, lần lượt những tin tức liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng của Cộng sản Việt Nam được thổi lớn trong dư luận quốc tế qua hai chuyến đi Nga (từ 15 đến 16 tháng 12) của ông Nguyễn Tấn Dũng, và đi Pháp, đi Mỹ (Từ 10 đến 20 tháng 12) của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Nhiều nhà phân tích thời cuộc quốc tế cho rằng những tin tức này đã được Cộng sản Việt Nam sắp xếp để tạo bộ mặt mới trước khi đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ tháng 1 năm 2010.

Từ nhiều năm qua, Cộng sản Việt Nam đã bị dư luận coi là nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự khiếp nhược của Hà Nội đối với Trung Quốc đã ngày một lộ liễu qua sự im lặng gần như câm nín trước những hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông (cấm đánh cá và bắt giữ đòi tiền chuộc hàng trăm ngư dân Việt Nam; tự ý thăm dò việc khai thác dầu khí trong Thềm Lục Địa 200 Hải lý của Việt Nam), kể cả nhiều cuộc đụng độ cố tình của Hải quân Trung Quốc với Hải quân Cộng sản Việt Nam trên vùng biển gần Trường Sa. Sự khiếp nhược này của lãnh đạo Hà Nội đã làm cho một số sĩ quan cao cấp trong quân đội Cộng sản Việt Nam bất mãn, đòi hỏi phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Trước những áp lực chống Bắc Kinh trong nội bộ đảng, đặc biệt là từ thành phần sĩ quan trẻ trong hàng ngũ quân đội, càng ngày càng trở nên quá lớn, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đã không thể không có những động thái ra vẻ phản đối Trung Quốc. Hai sản phẩm tạo ấn tượng phản đối này là: 1/ Vào tháng 8 vừa qua, thành lập Vùng 2 Hải Quân là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ biển đảo, thềm lục địa phía Nam. Bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu và bảo vệ đường hàng hải đi qua khu vực Thềm lục địa của Việt Nam, và 2/ Cho Quốc hội thông qua Luật dân quân tự vệ trên các vùng Biển, Đảo vào tháng 10 năm 2009 – sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010.

Hai sự việc này cộng với việc Hà Nội trí trá cho lập ra trang nhà biên giới lãnh thổ hôm mồng 2 tháng 12 vừa qua cho thấy chế độ đang phải trực diện với một làn sóng căm phẫn cao độ của người dân – trong cũng như ngoài nước, và trong cũng như ngoài đảng, chứ không phải vì thực tâm muốn bảo vệ đất nước khi chế độ vẫn tiếp tục bỏ tù và kết án những người Việt yêu nước đã can đảm lên tiếng kêu gọi bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải.

Nếu chỉ công bố hai biện pháp nói trên rồi thôi thì không làm nguôi ngoai sự bất mãn trong quân đội nên Cộng sản Việt Nam phải tân trang vũ khí để tạo ấn tượng Bộ tư lệnh vùng 2 Hải Quân có khả năng “hành động”. Trước khi tiến hành việc tân trang này, Cộng sản Việt Nam đã cho công bố Bạch Thư Quốc Phòng 2010 đúng vào dịp kỷ niệm 65 ngày thành lập quân đội. Việc công bố này nằm ngoài dự kiến của dư luận vì không ai chờ đợi Hà Nội làm điều này. Dư luận càng ngạc nhiên hơn nữa là chủ tọa cuộc họp báo lại giao cho Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, chủ nhiệm Tổng cục 2. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là đệ tử ruột của ông Lê Đức Anh và được mô tả làm việc rất mật thiết với lãnh đạo Bắc Kinh.

Nội dung của Bạch Thư Quốc Phòng 2010 không có gì mới lạ, ngoại trừ lần này, Cộng sản Việt Nam chính thức cho biết ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP, tức khoảng 1,8 tỷ Mỹ Kim. Con số này tăng gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2008, nhưng là con số khiêm nhường so với các quốc gia lân bang. Tại sao Hà Nội lại phải công bố số tiền chính thức dành cho ngân sách quốc phòng mà trước đây họ tìm cách che dấu? Chẳng qua là để không tạo sự khó chịu cho Trung Quốc và các quốc gia lân bang khi tiến hành việc tân trang vũ khí. Cũng vì nhắm tới Bắc Kinh mà Hà Nội đã đề cử Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ tọa buổi công bố Bạch Thư Quốc Phòng 2010 thay vì là Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng quốc phòng hay Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng bộ quốc phòng.

Trong chuyến đi Nga vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến một cuộc ký kết:

– Mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, dùng cả dầu diesel và điện năng, được cho là tàu ngầm ít tiếng ồ nhất thế giới hiện nay. Loại tàu ngầm này đều có trang bị hỏa tiễn Club S rất hiện đại. Trị giá hợp đồng mua sáu tàu ngầm này lên đến 1,8 tỷ Mỹ Kim, tương đương với ngân sách quốc phòng hiện nay của Cộng sản Việt Nam. Hợp đồng này bao gồm đóng 6 tàu ngầm, các khóa huấn luyện cho thủy thủ đoàn và cả những cơ sở trên bờ để phục vụ tàu. Nhà máy đóng tàu Admiralteiskiye Verfi tại St Petersburg sẽ thực hiện hợp đồng và mỗi năm giao một chiếc cho cộng sản Việt Nam đến năm 2015 phải hoàn tất.

– Mua 8 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 trị giá 600 triệu Mỹ Kim và một số lượng lớn trực thăng Mi 17 và các loại vũ khí khác trị giá 400 triệu Mỹ Kim

Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chính thức nhờ Nga hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận – được Quốc hội Cộng sản Việt Nam thông qua vào tháng 10, 2009.

Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh viếng thăm hai quốc gia Pháp và Hoa Kỳ từ ngày 10 đến 20 tháng 12 năm 2009. Tại Hoa Kỳ, ông Thanh sẽ thảo luận với Hoa Kỳ để mua một số vũ khí, kể cả những thiết bị tu bổ cho xe thiết giáp, trực thăng mà Hà Nội đã lấy được khi chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1975.

Cả hai chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Nga và ông Phùng Quang Thanh tại Pháp và Mỹ không nhằm vào mục tiêu tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với Nga hay Mỹ. Trọng tâm chính của ông Dũng và ông Thanh, như trên đã phân tích, là để mua một số vũ khí nhằm giải quyết tâm lý “phòng chống Trung Quốc” trong nội bộ đảng và quân đội mà thôi. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp ngoài da.

Thứ nhất, Hà Nội tân trang vũ khí mà vẫn còn rất sợ Trung Quốc nổi giận nên phải tìm cách cho thấy tiềm lực quốc phòng yếu ớt của Việt Nam để không bị Bắc Kinh gây khó dễ. Đây là thái độ hèn kém của tập đoàn lãnh đạo quen đi bằng đầu gối.

Thứ hai, những vũ khí mà Hà Nội mua từ Nga hay từ Hoa Kỳ không thấm vào đâu so với khả năng quốc phòng của Trung Quốc hiện nay. Số lượng tàu ngầm và máy bay mua từ Nga chỉ tạo tâm lý “có vũ khí” để phòng vệ; chứ hoàn toàn không có khả năng chiến đấu.

Từ kinh nghiệm lịch sử cho thấy, vũ khí chống ngoại xâm, đặc biệt là qua những thời kỳ Bắc Thuộc chính là lòng dân. Khi lòng dân căm phẫn và quyết chiến thì không có vũ khí nào ngăn cản nổi ý chí bất khuất của người dân. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã sai lầm khi tìm cách ngăn chận, triệt tiêu lòng phẫn uất của thanh niên sinh viên, trí thức, và của toàn dân trước những hành động bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông trong nhiều năm qua.

Chờ cho đến khi có đủ vũ khí mua về từ Nga hay từ Mỹ vào năm 2015 để cho bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân mà Cộng sản Việt Nam mới thành lập chiến đấu, có lẽ Trung Quốc đã hoàn tất âm mưu Bắc Thuộc lần thứ 5 mà họ đang tiến hành. Muốn ngăn chận lần Bắc Thuộc này, bộ chính trị Cộng sản Việt Nam nên sám hối, tìm về sức mạnh của dân tộc mà nguồn vũ khí quan trọng chính là từ những trái tim yêu nước của các nhà dân chủ và của đồng bào cả nước, không phải từ Nga, Mỹ hay bất cứ một quốc gia nào khác.

Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam nên sám hối trước khi quá trễ.

Trung Điền
Ngày 17/12/2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.