Cosunam, Việt Tân cùng 24 chính giới Thụy Sĩ gửi thư cho Đại Sứ Nhật, Canada và Burkina Faso tại LHQ (cập nhật)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một buổi điều trần về nhân quyền do Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 8 tháng 5 sắp tới, trong đó nhà cầm quyền CSVN phải có mặt để điều trần trước Ủy Ban về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Trong nỗ lực vận động các quốc gia chủ toạ – bao gồm Nhật bản, Canada và Burkina Faso – Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam cùng với Đảng Việt Tân đã ra một lá thư kêu gọi các dân biểu và các đảng phái chính trị tại Geneva hỗ trợ cũng như áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền. Sau đây là lá thư gửi cho các quốc gia chủ tọa Nhật Bản, Canada và Burkina Faso.

Ngoài ra vào ngày 5 tháng 5 một phái đoàn của Đảng Việt Tân đã đến thủ đô Ottawa để tiếp xúc với các nhân vật hành pháp và lập pháp của chính phủ Canada trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi Canada áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trong buổi điều trần sắp tới.

Sau đây là :

  • Lá thư của Ủy Ban Thụy Sĩ VN & Đảng VT gửi phái đoàn Nhật Bản (tiếng Việt)
  • Lá thư của Ủy Ban Thụy Sĩ VN & Đảng VT gửi phái đoàn Canada (tiếng Pháp)
  • Lá thư của Ủy Ban Thụy Sĩ VN & Đảng VT gửi phái đoàn Nhật Bản (tiếng Pháp)
  • Lá thư của Ủy Ban Thụy Sĩ VN & Đảng VT gửi phái đoàn Burkina Faso (tiếng Pháp)

Phái bộ thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc, Genève
Ông Đại Sứ Shinichi Kitajima
Chemin des Fins 3
1211 Genève 19

Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Khóa Lượng Duyệt Định Kỳ và Phồ Thông ngày 8/5/2009
Việt Nam

Genève ngày 7 tháng năm 2009,

Kính thưa ông Đại Sứ

Việt Nam sẽ được xem xét ngày 8 tháng năm 2009 trong khóa thứ năm của Hội Đồng Nhân Quyền, được diễn ra tại Palais des Nations Unies tại Genève từ 14g30 đến 17g30. Các quốc gia khảo sát Việt Nam gồm Burkina Faso, Gia Nã Đại, Nhật Bản. Các bản tường trình các tổ chức Phi Chính Phủ và của xã hội dân sự trong đó có tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), Human Rights Watch, Liên Hội Quốc Tế về Nhân Quyền (International Federation of Human Rights), Ủy Ban Việt Nam về Nhân Quyền (Viet Nam Committee on Human Rights), Văn Bút Quốc Tế (PEN International) đều lên án nhà cầm quyền Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền.

Một lời Kêu Gọi và một bản thông cáo báo chí của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM và Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã được sự hỗ trợ của 18 dân biểu và dân biểu liên bang các đảng phái chính trị tại Genève.

Chúng tôi kính nhờ ông Đại Sứ chuyển những quan tâm rất lớn của chúng tôi đến phái đoàn Nhật Bản để áp lực lên chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền. Nhiều tổ chức và hội đoàn Việt Nam sẽ tham gia biểu tình ngày 8 tháng năm 2009 trước Palais des Nations Unies tại Genève trong lúc xảy ra khóa Nhân Quyền.

Chúng tôi xin được trân trọng kính chào ông Đại Sứ,

Nguyễn Tăng Lũy
Tổng Thư Ký
Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam – COSUNAM

Nguyễn Đăng Khải
Đại diện Việt Tân tại Thụy Sĩ
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


Qua sự khởi xướng của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam và của Việt Tân, nhân khóa lượng duyệt định kỳ và phổ thông UPR của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc dành cho Việt Nam ngày 8 tháng 5 2009 tại Genève, 18 dân biểu và nhân vật Thụy Sĩ sau đây rất quan tâm đến bản tường trình chuẩn bị ngày 23 tháng 2 2009 của 12 tổ chức về những vi phạm về quyền tự do ngôn luận và tôn giáo, xin nhờ qúy vị áp lực mạnh mẽ lên nhà cầm quyền Việt Nam để họ phải tôn trọng những khuyến cáo được đề ra sau khóa lượng duyệt sau cùng.

Lời kêu gọi của Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM và Đảng Việt Tân
nhân Lượng Duyệt về Tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Genève, ngày 8 tháng 5 2009

Danh sách cập nhật ngày 10 tháng 5 2009

PDF - 119 kb

PDF - 118.1 kb

PDF - 117.7 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.