CS không có khả năng xây dựng đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sống một mình trong rừng hoang không giao thiệp, không giao thương, không trao đổi với ai. Quanh năm suốt tháng hái rau rừng nhai và uống nước suối sống. Có thể nói bộ dạng hắn còn bệ rạc hơn cả kẻ được gọi là “khố rách áo ôm”.

Một ngày nọ hắn mò ra khỏi rừng trong bộ dạng trần truồng trông rất tội nghiệp. Một địa chủ thấy vậy tưởng tâm thần.

Nhưng qua hỏi thăm ông biết hắn sống cách biệt văn minh chứ không phải tâm thần. Thấy tội nghiệp bác địa chủ cho hắn mượn tiền mua đồ mặc vào, cho mượn vốn kha khá rồi chỉ hắn cách trồng trọt buôn bán. Ông nói “bác cho cháu mượn số tiền này để làm ăn, làm theo hướng dẫn của bác. Sau 10 năm bắt đầu thanh toán lại cho bác. Số tiền thanh toán chia làm 10 đợt, mỗi đợt là 1/10 số tiền gốc cộng lãi!”. Hắn dạ vâng ngon lành rồi nhận lấy tiền.

Trong 10 năm đó, hắn chẳng làm ăn gì ráo. Cứ lấy tiền xài phung phí. Rồi kỳ hạn 10 năm cũng đến. Đến lúc này hắn về nhà đè đầu bóp cổ vợ móc bóp lục tiền, không đủ hắn đem đồ đạc trong nhà cắm hết ở cầm đồ. Vẫn chưa đủ hắn lại cho con đi ở đợ lấy tiền vv… Chỉ mới đợt đầu tiên mà đã bế tắc. Hắn thầm nghĩ nếu hết tiền chắc bán vợ bán con sang Trung Quốc mới có tiền trả nợ.

Đấy là hình ảnh CSVN. Năm 1986 trong thế kiệt quệ đến cùng cực, dân không đủ gạo ăn phải ăn khoai mì hoặc bo bo thay cơm. Hết đường cứu, thế là phải mở cửa. Thấy đói rách World Bank và các quốc gia khác cho vay để tái thiết đất nước. Thế nhưng thay vì tái thiết, CS đã dùng những đồng tiền này làm gì?

Sự tái thiết đất nước dựa trên 2 việc cơ bản. Thứ nhất là xây dựng hạ tầng pháp lý để trong sạch môi trường đầu tư nhằm đảm cho nhà đầu tư trong và cho nước ngoài phát triển bền vững. Thứ nhì là xây dựng hạ tầng cơ sở để công tác sản xuất thuận tiện, lưu thông hàng hoá tốt để tối ưu hoá nền sản xuất, giá thành sản phẩm sau khi cộng chi phí vận chuyển có sức cạnh tranh. Đấy là cách đầu tư hiệu quả. Khi hàng hóa dồi dào, tăng trưởng mạnh và phát triển bền vững thì khi đó xuất khẩu sẽ mạnh. Đó chính là nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước giúp chính phủ dễ dàng trả số tiền vay ban đầu.

Thế nhưng chính quyền CS nhận được số tiền vay đó họ đã làm gì?

Thứ nhất, họ không hề cải thiện hạ tầng pháp lý. Để tham nhũng tràn lan, thủ tục rờm rà, luật pháp bất cập và không nghiêm minh. Chính những điều đó ngăn cản sự phát triển của doanh nhiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn nước ngoài, dẫn tới kinh tế èo uột không phát triển. Đấy là hình thức bóp chết nền sản xuất trong nước bởi chính quyền vô năng không cải thiện được hạ tầng pháp lí.

Thứ nhì, khi nguồn vốn vay vào tay chính phủ, thay vì dồn sức cho đầu tư hạ tầng cơ sở để phục vụ nền kinh tế đa thành phần của đất nước thì họ lại dùng phần lớn trong đó làm vốn cho doanh nghiệp nhà nước, còn lại ít ỏi cho xây dựng hạ tầng. Thật sự 2 kênh nhận vốn vay này đã giúp ích gì cho việc phát triển đất nước? Sự phát triển chỉ là cái bình phong. Bản chất đúng là nằm sau cái bình phong đó. Đó là những ổ tham nhũng và doanh nghiệp sân sau sống cộng sinh, cùng nhau đu bám vào đó hút cạn nguồn ngoại tệ đó.

Kênh xây dựng hạ tầng là một kênh béo bở. Nơi đây là đầu mối rút tiền công đưa vào túi. Ví dụ nhưng cùng xây dựng cao tốc 4 làn xe, thì Mỹ đầu tư chỉ khoảng 3 triệu USD cho 1km nhưng ở Việt Nam có giá khoảng 11 triệu USD, trong khi đó chi phí nhân công của Mỹ cao gấp đến 30 lần Việt Nam, chi phí máy móc thiết bị và chi phí quản lí đều cao hơn Việt Nam rất nhiều và chi phí vật tư cũng không rẻ hơn. Vậy cứ cho chi phí thật sự của Việt Nam bằng Mỹ, thì số tiền còn lại là 8 triệu USD /km vào túi ai? Với vốn vay mà đầu tư như thế thì làm sao chính phủ trả nợ?

Kênh thứ hai là kênh dùng tiền vay thế giới rót cho doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp này được ưu tiên bằng cách chính phủ cấm tư nhân kinh doanh những mặt hàng thiết yếu để dọn riêng con đường độc quyền cho doanh nghiệp nhà nước như xăng dầu, điện, nước vv… Với hàng loạt ưu đãi nhưng doanh nghiệp loại này cứ lỗ, trong khi đó những doanh nghiệp tư nhân luôn trong tình thế cạnh tranh khốc liệt nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn có lời. Được độc quyền mà lỗ thì số tiền đó chui vào túi ai? Có lỗ mới rút tiền ngân sách, còn lời thì đưa tiền về cho ngân sách, vậy dại gì lời?

Vậy là đồng tiền đi vay đã bị xẻ mất miếng lớn quăng cho doanh nghiệp nhà nước xài, càng xài càng lỗ để rút thêm tiền thuế dân. Phần còn lại đầu tư hạ tầng, đầu tư 10 đồng thì đám kền kền ăn theo cạp mất 8 đồng. Mà hạ tầng kém thì chi phí kho bãi vận chuyển cao, góp phần làm hàng hoá trong nước mất cạnh tranh, kinh tế yếu kém, mà kinh tế yếu kém thì sao xuất khẩu lấy đô la về trả nợ? Đây rõ ràng là vay tiền rồi phung phí chứ đâu có chắc chiu cho phát triển để lấy tiền trả nợ như Hàn Quốc và Đài Loan đã làm.

Vậy chính phủ lấy gì trả nợ vay khi đến kỳ hạn? Thứ nhất, nguồn kiều hối hằng năm làm nguồn ngoại tệ để trả nợ. Nếu kiều hối 10 tỷ đô thì chính quyền CS in 230.000.000.0000.000 Hồ tệ để chuyển đổi số đô la đó về tay chính phủ trả nợ, và không ít trong số đó chui vào túi quan chức để đầu tư mua nhà Mỹ cho con du học Mỹ. Thế vẫn chưa đủ để trả nợ, chính quyền thực hiện thêm bước tiếp theo. Bước tiếp theo là họ tăng thuế dân, lấy tiền tăng thuế đó quay lại vét vàng và đô la của chính nhân dân để bổ sung cho phần trả nợ.

Vậy rõ ràng CS vay xài phung phí rồi bóp cổ dân và bóp cổ luôn “khúc ruột ngàn dặm” để vét vàng và đô la trả nợ. Ngày vỡ nợ của chính phủ này ngày một đến gần, đến khi vỡ nợ thật thì vàng và đô la trong dân đã cạn, siêu lạm phát như Venezuela sẽ xuất hiện và cả đống tiền Hồ trong nhà các bạn sẽ thành giấy lộn, nền kinh tế tan hoang. Chắc phải đợi đến lúc đó dân mình biết mở miệng chăng? Chứ thực tình với tình trạng còn chịu đựng được thì chẳng biết lúc nào họ mở miệng.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.