Cuộc sống miền Trung có trở lại bình thường như lời Thủ tướng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

13-07-2017

Sau nhiều phát biểu đưa ra từ những người đứng đầu các cơ quan ban ngành chính phủ về vấn đề an toàn môi trường biển các tỉnh miền Trung, ngày 8 tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản cho biết nước thải và khí thải phát sinh của Formosa đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật và cuộc sống người dân các vùng đó đã ổn định.

Thực tế, cuộc sống mưu sinh của hơn 200 ngàn lao động biển ở các vùng bị tác động bởi xả thải của Nhà máy thép Formosa Hà tĩnh gây ra như thế nào?

Vẫn nghi ngờ

JPEG - 62.5 kb
Một vùng biển thuộc giáo xứ Thu Chỉ, thuộc giáo phận Vinh. Ảnh: RFA

Khi trả lời phóng viên trong nước vào thời gian diễn ra phiên chất vấn kỳ họp 3 quốc hội khoá 14, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP HCM cho biết ông sẽ tập trung vào việc công ty này đã sửa chữa, khắc phục các lỗi vi phạm xong chưa. Bên cạnh đó, vấn đề căn bản nhất và quan trọng hơn, theo ông là môi trường biển đã khôi phục được chưa hay khôi phục được bao nhiêu, sau đó là vấn đề bồi thường cho ngư dân bị ảnh hưởng.

Tin được truyền thông trong nước loan đi ngày 8 tháng 7 cho biết, người đứng đầu chính phủ, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản hồi đáp dẫn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kết quả quan trắc online và giám sát hàng ngày hệ thống xử lý nước thải và khí thải phát sinh của Formosa đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật. Đây là kết quả do Hội đồng kỹ thuật và Tổ giám sát của Bộ Tài nguyên môi trường đưa ra.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết cho đến nay, ông chưa nhìn thấy được kết quả báo cáo cụ thể, cũng như kết quả phân tích mới nhất của Bộ Tài nguyên môi trường.

“Khi nào mà họ chuyển lên mạng hoặc Bộ Tài nguyên- Môi trường thông báo rõ ràng mẫu lấy ở đâu, số lượng bao nhiêu…thì khi ấy mới nói được là nó thật sự đạt.”

Trước đó, ngày 22 tháng 6, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường công bố tại Diễn đàn Nhà báo và Môi trường Biển đảo, rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản.

Dư luận và cả những nhà khoa học khi ấy bày tỏ nghi ngờ về công bố này. Chính giáo sư Lê Huy Bá, thời điểm đó đã đặt câu hỏi về mẫu kiểm nghiệm, số liệu khoa học chứng minh nước biển an toàn.

Lần này, phản ứng với văn bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một lần nữa ông cho biết không thể không nghi ngờ.

“Thực tế mình cũng không nói được, vì không có nhân chứng nào cả, không có số liệu nào cả. Không thể nói được.”

‘Chúng tôi khổ dữ lắm’

Cũng theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc do báo trong nước trích dẫn, tình hình an ninh trật tự tại 4 tỉnh miền Trung đã ổn định. Hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất muối, các hoạt động du lịch đã hoạt động trở lại bình thường. Tại một số thời điểm số lượng khách du lịch đến với 4 tỉnh tăng cao hơn cùng kỳ các năm trước.

JPEG - 63.5 kb
Một ngư dân ở giáo xứ Thu Chỉ,thuộc giáo phận Vinh. Ảnh: RFA

Cụ thể báo chí trích dẫn trong văn bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Người tiêu dùng đã yên tâm tiêu thụ các sản phẩm hải sản. Hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản bị tổn thương đã bước đầu phục hồi”.

Tuy nhiên, theo lời một ngư dân ở giáo xứ Cồn Sẻ cho phóng viên đài chúng tôi biết thực tế cuộc sống khó khăn của họ từ khi xảy ra thảm hoạ Formosa cho đến nay, vẫn chưa được cải thiện.

“Trước đây một ngày được 5, 3 trăm, 1 triệu. Rồi hôm nay từ ngày cá nhiễm đến chừ, người dân chúng tôi không biết làm gì mà ăn cả. Nhờ chính quyền xử lý cho người dân chúng tôi. Tôi không biết làm gì mà sống.”

Người dân này cho biết số hải sản đánh bắt không tiêu thụ được, không có người mua. Cho nên họ chỉ bán cho nhà máy, xay làm thức ăn cho các động vật khác.

Một người dân khác ở giáo xứ Đông Yên cho biết đời sống hiện tại của các ngư dân trong vùng là phải khai thác đất cát, thay vì đi biển đánh bắt như lúc trước.

“Đi biển là khai thác bắt cá nhưng khổ nỗi là đi biển về không ăn được cá. Đi về với giá mua bán rất rẻ. Trước đây một ký là 100 ngàn đồng. Giờ đây một ký còn 3, 4 chục ngàn. Chẳng lẽ ngồi nhà không đi biển? Đi biển để kiếm đồng tiền gạo cơm nuôi sống con cái học hành. Chứ lúc này đi biển quá phức tạp. Đi với một cái giá rẻ rúm, mà cá thì lại mỏng manh.”

Cũng từ người dân này, ông cho biết chính sách đền bù của nhà nước đối với những tổn thất của ngư dân phải chịu từ khi xảy ra thảm hoạ Formosa đến nay là không “đáng vào đâu cả”

“Chẳng hạn như gia đình tôi là cha con đi biển, có khi buổi sáng đi buổi chiều về là được 1 triệu rồi. Nói về đền bù, 6 tháng trời mà có nhà được ba mươi mấy triệu. Như tôi đây là được ba mươi mấy triệu. Cả thuyền của tôi là được 64 triệu. Thế nhưng, trong hai tháng tôi được sáu, bảy chục triệu. Nghề biển của tôi là như thế. Cái nghề của chúng tôi là đi biển là quá lớn chứ không phải đơn giản.”

Ông khẳng định nếu nói đến sự thoả đáng trong đền bù thì “không bao giờ có thoả đáng được, trừ khi làm cho cái nước sạch.”

Một ngư dân khác ở giáo xứ Thu Chỉ, thuộc giáo phận Vinh cho biết

“Từ khi xảy ra thảm hoạ môi trường chúng tôi khổ dữ lắm. Không biết chính phủ có nghe thấy lời tôi nói hay không, chứ đến nay vẫn chưa ổn định được đời sống người dân. Nào là thảm hoạ, nào là gây ra tội ác loài người nè, từ khi xảy ra chuyện đến chừ là gần một năm rồi, nhưng thực tế là các ông ấy có can thiệp được cho người dân chúng tôi hay không? Thật rõ ràng là đau đớn lắm. Ngư dân mất việc làm. Chúng tôi thuộc vùng 4 tỉnh miền Trung, người thì được, người thì chưa có, thậm chí phát chưa đủ. Họ nói tìm kiếm công lý cho 4 tỉnh miền Trung, nhưng họ nói công lý mà nói một đằng làm một nẻo làm sao ngư dân chúng tôi kiếm sống được?”

Nếu đúng với văn bản mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục hoạt động. Như thế, cuộc sống của người dân bốn tỉnh miền Trung hiện nay và sắp đến như thế nào? Câu trả lời đã được chính họ gửi đến từ những làng chài đang phải neo thuyền, phơi lưới hơn một năm qua.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.