Cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu hiệp thông và tạ ơn từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấm thoát cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đến Pháp được hơn một tháng. Là một tín hữu Thiên Chúa Giáo thuần thành, ngay từ ngày đầu đặt chân lên đất nước này, Đặng Xuân Diệu đã ao ước tới được một thánh đường để tạ ơn Chúa đã giải cứu anh từ ngục tù cộng sản Việt Nam và đưa anh ra thế giới tự do.

Trong suốt hơn tháng trời, Đặng Xuân Diệu đã vất vả để làm các thủ tục hành chánh hầu định cư tỵ nạn CSVN tại Pháp. Đến nay, công việc cũng đã tạm yên ổn, nên với sự giúp đỡ của những người bạn mới và cũ, một Thánh lễ đã được cử hành vào lúc 11 giờ ngày Thứ Bảy 18/02/2017 tại nhà thờ Sainte Anne của thành phố Joinville Le Pont, một tỉnh nằm ở ngoại ô phía đông thủ đô Paris.

Từ 10 giờ sáng, bằng đủ mọi phương tiện di chuyển, số người lác đác ban đầu tới địa điểm hành lễ mỗi lúc càng đông. Anh Diệu tới sớm đã đón chào các tín hữu đến dự lễ. Rất may mắn là Linh mục chủ tế là người Việt Nam nên chắc là Diệu không ngỡ ngàng với kinh nguyện bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà theo anh thổ lộ, chưa bao giờ anh nghĩ là sẽ phải học và sử dụng. Nhà thờ nhỏ bé nhưng ấm cúng, mặc dầu Paris đang mùa đông giá lạnh.

Trong số những người dự lễ, có những người Công giáo và không Công giáo, nhưng trong những năm qua luôn tham gia các công cuộc xuống đường đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm – trong đó có Diệu – trên khắp địa bàn Pháp và Âu Châu. Ngoài ra, còn có một số anh chị em giáo dân và nữ tu đồng hương với Diệu đang học tập ở Pháp cũng đến hiệp thông. Đặc biệt là còn có các tín hữu người Pháp tới tham dự để dâng lời nguyện với cộng đoàn Việt Nam.

Thánh Lễ diễn ra rất sốt sắng với ba mục đích được ban tổ chức và Cha chủ tế cho biết là: Hiệp thông với Giáo xứ Song Ngọc và vị chủ chăn là Cha Nguyễn Đình Thục bị nhà cầm quyền cộng sản hành hung đổ máu khi đi nộp đơn khiếu kiện tập đoàn Formosa, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa nghề cá và tương lai con em trong vùng Quỳnh Lưu; thứ nhì là cầu nguyện cho những người bạn của Diệu còn đang ở trong tù như Phêrô Hồ Đức Hòa, Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, David Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà và ba người mới bị bắt trong những ngày gần đây là cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga, và Nguyễn Văn Hóa; thứ ba là lễ tạ ơn Đặng Xuân Diệu được cứu thoát ngục tù cộng sản. Ba mục tiêu này cũng được đọc lên trong ba lời nguyện giáo dân sau bài Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi.

Sau Thánh lễ cộng đoàn, khi hay tin chị Linh Châu, vợ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai có thai hai tháng thì chồng bị bắt, nay đã phải nhập viện vì bị động thai và có nguy cơ không giữ được thai nhi, tất cả mọi người đã nán lại trước tượng Đức Mẹ Maria sốt sắng cầu nguyện cho mẹ con Linh Châu. Trước khi chụp hình lưu niệm, anh Đặng Xuân Diệu đã trao đổi rất thân thiện cởi mở với cộng đoàn. Trà lời một câu hỏi của Cha chủ tế về đời sống, ăn uống trong tù, anh Diệu đã cho biết những chi tiết vô cùng tàn độc trong tù cộng sản. Đáp trả một câu hỏi của cha chủ tế: “Ở trong tù con có khóc không?”, anh Diệu cho biết anh đã từng khóc, nhưng không khóc vì sợ hãi bạo lực, bị ngược đãi trong tù, những giọt nước mắt của anh là để thương mẹ, nhớ nhà.

Anh cho biết nỗi đau to lớn trong lòng anh là khi được quốc tế can thiệp để anh được trả tự do trước thời hạn 7 năm, và bị trục xuất đầy đi biệt xứ, mà cộng sản đã không cho anh được gặp mẹ già lần cuối… Nỗi đau này làm rơi nước mắt của Đặng Xuân Diệu. Sau khi tạ ơn Chúa, Đặng Xuân Diệu cũng tạ ơn tất cả mọi người đã trực tiếp hay gián tiếp đấu tranh cho anh được tự do. Anh hứa sẽ kiên trì ý chí đấu tranh trong môi trường mới cho một nước Việt Nam sớm có độc lập, tự do, dân chủ. Sau buổi lể anh Diệu chuẩn bị lên đường đi Thụy Sỉ, dự Hội nghị Tại Gèneva để báo cáo về sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN mà chính anh là một trong những nhân chứng.

TĐ tường trình từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”