Đã hết sợ chết chung, chết chùm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một điều đã trở thành gần như qui luật trong nhiều thập niên qua khi có các tranh chấp trong nội bộ đảng CSVN. Đó là dù thù nhau cách mấy các phe phái vẫn quyết không để “phản động” lợi dụng, và không để “đắm thuyền chết tất” như tại Đông Âu.

Thật vậy, trong suốt hơn 30 năm sau triều đại Lê Duẫn, phe áp đảo ở thượng tầng lãnh đạo Đảng không đánh chết hẳn phe thua. Thường họ chỉ loại trừ vài nhân vật hệ trọng nhất của phía đối phương ra khỏi vị trí quyền lực, như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Hà Phan, Lê Khả Phiêu,… là coi như “ổn” và tạm sống chung hòa bình cho đến kỳ tranh quyền trước đại hội đảng kế tiếp. Việc trả thù chẳng mấy khi lan xuống tới đời con cái. Trong một số trường hợp, con cái đối phương còn được đối đãi đặc biệt như cái giá thương lượng cho sự “chịu thua” của các ông bố, như con cái Tướng Võ Nguyên Giáp, con cái Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, v.v.

Nhưng nay, tại thời điểm 2017, không có vẻ gì cho thấy phe đang áp đảo ở thượng tầng cho đối phương của họ đường sống. Phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng đang gia tăng từng bước, đánh các đối thủ từ đời cha sâu xuống đời con và rộng ra các cán bộ từng có thời thân cận. Họ đánh thẳng vào toàn bộ hệ thống kinh tài của đối phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng.

Ông Trọng cũng vừa đánh vừa không để cho đối phương chạy nữa. Sau kinh nghiệm những vụ Phùng Quang Thanh, Trịnh Xuân Thanh, và tương tự, nay ông Trọng cẩn thận ném đối phương vào tù trước rồi mới hạch tội họ trên báo đài; hoặc kéo họ về trung ương canh gác ngày đêm trong lúc luận tội và trừng phạt. Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị chận ở phi trường cấm ra nước ngoài, cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng bị canh gác ngày đêm tại Hà Nội là một vài thí dụ điển hình.

Nhưng tại sao lại là lúc này? Tại sao phe ông Nguyễn Phú Trọng không còn sợ “phản động” lợi dụng nữa? cũng không sợ “đắm thuyền chết tất” nữa?

3 lý do sau đây đã hiện ra rõ nhất:

Trước hết, ông Trọng và nhóm tham mưu của ông biết hiện nay chẳng có thế lực “phản động” nào trong nước có khả năng lợi dụng các xung đột nội bộ đảng được cả. Thế lực duy nhất có khả năng làm điều đó chỉ có thể là Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh lại chính là chỗ dựa của phe cánh ông Trọng. Thế là họ chẳng có gì phải sợ.

Kế đến, với kinh nghiệm đã thấy về khả năng “hồi sinh” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong quá khứ, có lúc đã khiến ông Trọng phải mếu máo thừa nhận, thì cánh ông Trọng không thể không dùng cơ hội hiện nay để thực sự tận diệt toàn bộ phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ phải chặt cho hết mọi nhân sự thân tín của đối phương còn ngồi ở vị trí quyền lực từ cấp tỉnh thành đến ban ngành trung ương; phải cướp cho sạch mọi loại công cụ tài chính, truyền thông còn sót lại của đối phương; và cho thuộc hạ chiếm kín mọi vùng tiềm năng sức mạnh của đối phương, như khu vực kinh tế Phú Quốc.

Và lý do sau cùng – cũng là lý do khó hiểu nhất cho giới quan sát phương Tây – là vì cánh ông Trọng cần chứng tỏ với Bắc Kinh họ là những người đáng được chống lưng nhất trong mọi phe phái tại Việt Nam.

Thật vậy, đây là một truyền thống khá đặc thù trong thế giới cộng sản. Khi lãnh tụ một nước cộng sản đàn em muốn dựa vào sự bảo trợ của một nước cộng sản đàn anh để thanh toán các đồng chí đối thủ của mình, lãnh tụ đó cố sức chứng minh ông là người học trò xứng đáng nhất để quan thầy hỗ trợ, chống lưng. Và cách chứng minh đã “toàn tâm toàn ý theo thầy” là đem về nước mình áp dụng mọi chính sách, mọi chiến dịch do “thầy” sáng chế, dù nước mình KHÔNG có nhu cầu hay hoàn cảnh tương tự.

Lịch sử cho thấy khi ông Mao Trạch Đông muốn dựa vào nguồn hỗ trợ tiền bạc, vũ khí từ Stalin để diệt hoặc lấn át hết các đồng chí đối thủ trong đảng CSTQ, họ Mao đem về áp dụng từ hệ thống chính ủy quân đội đến hệ thống tù lao cải và vô số các sáng chế khác được xem là của Stalin, dù có thích hợp với xã hội TQ hay không. (Xin đọc thêm trong cuốn Mao The Unknown Story của vợ chồng sử gia Jung Chang và Jon Halliday). Trò này khá hữu hiệu đối với tâm lý Stalin, một người luôn có khao khát mình cũng vĩ đại như Lênin.

Khi ông Hồ Chí Minh muốn dựa vào viện trợ của Mao để loại các đồng chí đối thủ của ông trong đảng và diệt các lãnh tụ dân chủ ngoài đảng thời thập niên 1940 và 1950, ông không chỉ cho áp dụng từ quần áo đến chính sách mà còn để cả hàng ngàn đại cán, tiểu cán TQ sang tung hoành trên đất Việt chỉ đạo cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ; dù ông Hồ lúc đó biết giới địa chủ tại VN đã ít, mà địa chủ ác ôn lại càng ít, và quan hệ bóc lột gay gắt giữa địa chủ và nông nô hầu như không có trong lối sống truyền thống làng xã Việt Nam. Phần lớn những điều này nay đã được đảng CSVN thừa nhận.

Khi 2 ông Lê Duẫn – Lê Đức Thọ muốn dựa vào Mao để vô hiệu hóa ông Hồ và toàn nhóm thân tín như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, hai ông họ Lê đã cho tiến hành chiến dịch chống Chủ nghĩa xét lại hiện đại vào nửa sau của thập niên 1960, rập khuôn chiến dịch mà Mao tung ra tại TQ để phản đối chủ trương chung sống hòa bình với phương Tây của Tổng Bí Thư CS Liên Xô Khrushchev. Chắc chắn lúc đó ông Duẫn và ông Thọ dư biết các ông Hoàng Minh Chính, Bùi Công Trừng, và hàng trăm gia đình nạn nhân khác trong vụ án Xét lại chống đảng tại VN chẳng dính dáng gì tới Khrushchev tại Liên Xô.

Và nay khi ông Nguyễn Phú Trọng muốn dựa vào nguồn tài lực khổng lồ của ông Tập Cận Bình để thanh toán tận gốc rễ phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng đang khuân trọn bài bản Đả hổ đập ruồi của họ Tập về nước áp dụng với cái tên bình dân hơn – Lò đốt củi. Các đối thủ chính trị của ông Tập trở thành “hổ” và “ruồi”, còn các đối thủ của ông Trọng trở thành “củi tươi”, “củi khô”. Các cẩm nang thực hiện của Vương Kỳ Sơn (hung thần dưới trướng họ Tập) đang được theo sát từng câu từng chữ.

Rõ ràng cách thức chứng minh “toàn tâm toàn ý theo thầy” này đã có hiệu quả. Một mặt nó gãi rất đúng tâm lý ông Tập Cận Bình, người không còn giấu giếm tham vọng muốn qua mặt cả Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình để sánh vai Mao Trạch Đông trong lịch sử TQ. Ngược lại cánh ông Trọng đã được cung cấp đầy đủ tài lực, vật lực để đè bẹp khả năng mua chuộc và quậy phá của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây.

Nhưng càng thành công với phương pháp này, cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng nói riêng và cả nhóm thân cận của ông nói chung, đang ngày càng mất thêm khả năng cưỡng lại ý đồ của “thầy hiểm độc”, và ngày càng ao ước mãnh liệt hơn một tương lai vững chắc trong vị trí “học trò ngoan”.

Tóm tắt là toàn nhóm Nguyễn Phú Trọng đang chìm càng lúc càng sâu vào tâm thức “Chỉ biết còn Bắc Kinh còn mình”.

Và đó là đại họa cho dân tộc!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.