Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 74 tại Bogota, Colombie

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

JPEG - 3.8 kb

Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo và đề nghị, đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 74 tại Bogota, thủ đô Colombie (Colombia), đồng thanh biểu quyết chấp thuận. Đại Hội Bogota 2008 là nghị hội và diễn đàn cho các đại diện của một vạn nhà cầm bút sinh hoạt trong gần 150 Trung tâm Văn Bút có trụ sở trên hơn 100 nước. Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa tố cáo, lên án và phản kháng nhà cầm quyền cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục trấn áp tàn nhẫn những người tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, đòi hỏi Tự Do Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội bằng ngòi bút và tiếng nói. Nạn nhân bao gồm nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, luật sư, giáo chức, sinh viên, tu sĩ và cả giới nông dân, công nhân cùng cựu quân nhân của chế độ. Họ là những người đã từ chối im lặng, dũng cảm bày tỏ sự đối kháng, không chịu khuất phục trước bạo quyền. Họ không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để trở thành đồng lõa với tội ác áp bức bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương thân yêu của họ.

Theo nguồn tin, Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đã được Ủy Ban VBQT Bênh Vực Nhà Văn bị ngược đãi và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) ở Luân Đốn tiếp nhận ngay từ cuối tháng 6 năm 2008. Sau khi phối kiểm và trao đổi ý kiến với Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Ủy Ban PEN CODEP/WIPC đã chuẩn y và phổ biến Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam cùng với hàng chục Dự thảo Quyết Nghị khác đến tất cả các Trung tâm thành viên VBQT trước khi Đại Hội Bogota được khai mạc. Từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9, có một số tin tức mới về Việt Nam chưa được ghi trong Dự thảo. Dù vậy, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC cũng phổ biến được hai bản Thông cáo/Kháng Nghị thư trong khi chờ chính thức công bố tất cả các Quyết Nghị của Đại Hội kỳ thứ 74. Nhắc lại, trong Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 13 tháng 8 năm 2008, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC chào mừng luật sư nhân quyền Bùi Kim Thành được phóng thích khỏi bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nhưng phản đối việc bà có thể đã bị công an áp lực bằng những sự sách nhiễu và đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi bà bị buộc phải sống lưu vong để lánh nạn. (Bản Tin LHNQVN-TS ngày 13 tháng 8 năm 2008).

JPEG - 6.8 kb

Tiếp theo, trong Thông cáo/Kháng Nghị thư ngày 23 tháng 9 năm 2008, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC đòi phóng thích tất cả các nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền bị giam nhốt độc đoán, sau khi được báo nguy về một cuộc leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến, dân chủ đối kháng trong mấy tuần vừa qua. Đặc biệt Ủy Ban nêu tên nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do bị kết án 2 năm 6 tháng tù ngày 10 tháng 9; nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên sáng lập Khối 8604, bị bắt ngày 11 tháng 9; bà Lê Thị Kim Thu, phóng viên thời sự và nhiếp ảnh với chuyên đề phong trào Dân Oan, bị bắt từ ngày 14 tháng 8; nhà văn Phạm Văn Trội, cựu chiến binh CS, cộng tác với tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ, bị bắt ngày 10 tháng 9; nhà thơ trào phúng Nguyễn Văn Túc, nông dân tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, bị bắt ngày 10 tháng 9; sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn, bị bắt ngày 10 tháng 9; nhà thơ Trần Đức Thạch, cựu chiến binh CS, bị bắt ngày 10 tháng 9 để thẩm vấn rồi được tạm tha, nhưng sau đó bị bắt lại; cũng như bà Phạm Thanh Nghiên, nhà báo và nhà văn, bị bắt lần cuối cùng ngày 17 tháng 9. (Bản Tin LHNQVN-TS ngày 23 tháng 9 năm 2008). Dưới đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam. Bản tiếng Pháp và tiếng Anh do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo còn bản tiếng Tây Ban Nha do Văn Bút Quốc Tế phiên dịch sau khi Quyết Nghị được Đại Hội chấp thuận.

(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên đại diện Văn Bút Quốc Tế tại các Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong và Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Tài liệu: LHNQVN-TS).

Genève ngày 17 tháng 10 năm 2008
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland


Bản chuyển dịch ra tiếng Việt của LHNQVN-TS

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand) đề nghị, với sự tán trợ của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý Thoại và Réto-Romanche .

Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 74 tại thành phố Bogota, nước Colombie/Colombia, từ ngày 17 đến 22 tháng 9 năm 2008,

JPEG - 68.5 kb

Phiền trách rằng kể từ Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 73 ở Dakar, nước Sénégal, tình cảnh những nhà văn, nhà báo độc lập và những nhà hoạt động bênh vực quyền tự do phát biểu ở Việt Nam càng tệ hại thêm. Tất cả những nhà văn từng bị giam nhốt được phóng thích trong những năm gần đây tiếp tục bị áp đặt quản chế hành chánh. Nhiều người phải bị hành hung và sách nhiễu nghiệt ngã. Những vụ công kích cường bạo, giam cầm độc đoán, xét xử không công minh và những vụ án tù bất công đã được ghi nhận. Không có sự tôn trọng quyền bị cáo được bàu chữa và sự độc lập của thẩm phán ;

Sững sốt và công phẫn trước những điều kiện sống vô nhân đạo trong các trại tù lao công cưỡng bách, nơi mà tù nhân ngôn luận và lương tâm bị biệt giam hoặc cấm cố. Nuôi dưỡng không đầy đủ, thiếu săn sóc thuốc men và vệ sinh, họ còn bị tù thường phạm hành hung, sỉ nhục và hăm dọa. Trong số nạn nhân có nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, từng trải qua chín tháng tù trong lúc bà mắc bệnh lao phổi nặng và tiểu đường. Bây giờ được phóng thích, bà còn mang những vết thẹo rất rõ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của những sự ngược đãi, đối xử tệ hại trong trại giam;

Phản đối sự tái giam giữ tại bệnh viện tâm thần bà Bùi Kim Thành, luật sư nhân quyền và nhà đối kháng sử dụng Internet, từ đầu tháng 3 đến tháng 7 năm 2008, vì những bài bà viết chỉ trích (chế độ). Bà từng bị nhốt tại bệnh viện tâm thần từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007 mà không hề bị buộc tội, chỉ vì bênh vực miễn phí cho hàng trăm Dân Oan (Nạn nhân Bất công), là những phụ nữ vô gia cư và nữ nông dân bị (cán bộ đảng cộng sản) lạm quyền, cưỡng chiếm đất đai (tài sản) của họ. Trong thời gian bị giam nhốt, bà Bùi Kim Thành bị đánh đập hung bạo và bị chích thuốc chưa biết thuốc gì;

Rất khó chịu vì sự tiếp tục giam cầm trong các trại lao công cưỡng bách nhiều nhà văn nhà báo và nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu và lập hội mà những người đó bị kết án tù nặng nề kèm theo biện pháp quản chế hành chánh tại những phiên tòa xét xử không công minh. Tội duy nhứt của họ là viết những bài tố cáo tham nhũng, lạm dụng quyền thế (đảng cộng sản) và những vụ vi phạm nhân quyền, hoặc phản đối sự đàn áp những tiếng nói dân chủ bất đồng chính kiến và thuận cho các đài vô tuyến truyền thanh ngoại quốc phỏng vấn. Trong số những tù nhân ngôn luận và lương tâm đó có:

  • Linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ biên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (bất hợp pháp đối với chế độ cộng sản), bị kết án 8 năm tù. Bốn cộng sự viên cũng bị kết án: hai ông Nguyễn Phong, 6 năm tù và Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù; cô Hoàng Thị Anh Đào, 2 năm tù treo và bà Lê Thị Lệ Hằng, 18 tháng tù treo;
  • Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, 3 năm tù;
  • Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, chủ biên tạp chí Tự Do và Dân Chủ (bất hợp pháp đối với chế độ cộng sản), bị kết án 4 năm tù;
  • Luật sư nhân quyền Trần Quốc Hiền, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 5 năm tù;
  • Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 4 năm tù;
  • Luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyền, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 3 năm và 6 tháng tù;
  • Nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 2 năm và 6 tháng tù;
  • Ông Trương Quốc Huy, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 6 năm tù;
  • Ông Vũ Hoàng Hải, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 5 năm tù;
  • Ông Nguyễn Ngọc Quang, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 3 năm tù;
  • Ông Phạm Bá Hải, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 2 năm tù;
  • Nhà báo Trương Minh Đức, bị kết án 5 năm tù. Tình trạng sức khỏe rất xấu;

Thương tiếc nhà trí thức Phật giáo thế danh Lê Đình Nhân, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, vừa viên tịch ngày 5 tháng 7 năm 2008, hưởng thọ 89 tuổi sau khi bị áp đặt quản chế tại chùa từ năm 1982;

Lo ngại cho sức khỏe của nhà trí thức Phật giáo thế danh Đặng Phúc Tuệ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 80 tuổi, bị áp đặt quản chế tại chùa từ năm 2003;

Kinh ngạc trước cuộc trấn áp các nhà báo độc lập hồi tháng tư và tháng năm 2008, đặc biệt là vụ bắt giam ông Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cày (một trong những người sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do), ông Nguyễn Văn Hải và ông Nguyễn Viết Chiến, phóng viên điều tra của các nhựt báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên;

JPEG - 5.6 kb

Được báo động về những thứ ‘’tòa án của nhân dân’’ bất hợp pháp. Tại đó, các nhà văn và nhà báo độc lập bị tố cáo, khiển trách và sỉ nhục bởi một đám đông hiềm thù do cán bộ đảng cộng sản và công an tổ chức. Trong số nạn nhân có ông Lê Thanh Tùng, cựu chiến binh, nhà báo và dân chủ đối kháng bị ‘’đấu tố’’ hồi tháng 4 năm 2008. Ông Lê Thanh Tùng bị buộc tội phản quốc vì đã viết và phổ biến trên Internet nhiều bài báo về tình trạng nhân quyền và nền dân chủ, cùng tập tự truyện về đời ông với tựa đề ‘’Hồi Ký của cựu chiến binh tình nguyện quân đội nhân dân Việt Nam’’.

Thúc giục chính phủ CHXHCNVN

  1. Phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn, nhà báo và trí thức độc lập hiện còn bị giam cầm vì đã hành sử quyền họ được tự do phát biểu;
  2. Chấm dứt tất cả những vụ hành hung, sách nhiễu và hăm dọa đối với các nhà văn, nhà báo và trí thức độc lập;
  3. Cải thiện tình trạng giam cầm tại các nhà tù và trại giam tập trung, để cho những tù nhân đau yếu được vào bệnh viện, được săn sóc, điều trị thích hợp và được gia đình thân nhân thăm nom dễ dàng;
  4. Bải bỏ kiểm duyệt và đình chỉ mọi hạn chế độc đoán đối với quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do sáng tạo và xuất bản.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.