Đàn áp phong trào dân chủ và chuyến đi VN của ông Trump

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ đầu năm 2017 đến nay CSVN đã gia tăng đàn áp các tiếng nói đối kháng trong nước. Theo Human Rights Watch, trong năm nay đã có 28 người tranh đấu cho dân chủ bị nhà cầm quyền bắt, với những cáo buộc tuyên truyền chống chế độ và/hoặc âm mưu lật đổ chế độ. Đây là đợt trù dập nặng nề nhất từ hơn 10 năm qua.

Có ba yếu tố có thể liên hệ đến đợt trù dập này:

– Năm của Hội Nghị APEC tại VN:

Có thể lần này CSVN đã rút kinh nghiệm kỳ tổ chức Hội nghị APEC năm 2006. Năm đó người dân đã khai thác dịp truyền thông quốc tế đến VN nơi đăng cai hội nghị, nên một loạt các tiếng nói đòi dân chủ nở rộ khởi đi là bản tuyên ngôn ngày 8 tháng 4, 2006 của trên 100 người ký tên.

CSVN đã không dám mạnh tay đàn áp khi nhân quyền vẫn còn là đề tài được các chính phủ Mỹ và phương tây cũng như truyền thông quốc tế đề cao và chú ý theo dõi. Phải đợi đến năm sau đó, sau khi Hội nghị APEC chìm vào quên lãng, CSVN mới tung ra đợt trù dập bắt bớ khiến phong trào dân chủ phải lặn chìm một vài năm trước khi bộc phát trở lại.

Nhưng càng về những năm sau này, những bắt bớ đã mất tác dụng phần nào, vì cứ mỗi người đấu tranh bị bắt lại có người mới và nhiều tiếng nói bênh vực phản đối nổi lên. Lần này CSVN muốn ra tay dẹp chặn trước, nên đợt trù dập mạnh mẽ hơn, nhắm vào những nhóm có khả năng huy động quần chúng, vừa trực tiếp vừa ném đá giấu tay qua các nhóm đầu gấu, hay những cái gọi là quần chúng tự phát như hội cờ đỏ, mà thực chất là những vệ binh đỏ đương đại của CSVN để áp đảo khủng bố tinh thần dân đối kháng.

– Theo chân Tập Cận Bình:

Người ta đã thấy Nguyễn Phú Trọng đang rập khuôn Tập Cận Bình, muốn củng cố duy trì ổn định quyền lực bằng mọi giá nhưng dưới mỹ từ chống tham nhũng, với hình ảnh đốt củi từ khô tới tươi theo khuôn đả hổ diệt ruồi của họ Tập.

Họ Tập chủ trương duy trì ổn định xã hội bằng cách toàn trị gia tăng sự kiểm soát của Đảng trên mọi mặt của đời sống kiểu như Mao, nên Trọng cũng muốn tạo bộ mặt một chế độ ổn định bằng cách xiết lại vòng kiềm toả CS trên xã hội. Nhưng Trọng vẫn còn ở vị thế chênh vênh chưa hoàn toàn bám trụ sâu được, và đang gặp phải sự đối kháng của quần chúng nhiều và mạnh hơn Tập, nên Trọng sẽ phải gia tăng đàn áp và dù muốn dù không sẽ càng sa lầy vào vòng kim cô của Bắc Kinh để có chỗ chống lưng theo truyền thống tìm anh lớn mà dựa của các lãnh đạo CSVN.

-Donald Trump và thế giới:

CSVN biết rõ Donald Trump trước hết là một thương gia, chủ trương thương thảo sao cho có lợi nhuận trước hết.

Tổng thống Mỹ này là người luôn tạo ra những biến cố truyền thông thu hút sự tập trung chú ý của dư luận quốc tế, nhất là hiện nay ông lại đang diễn chung với nhà độc tài Kim Ủn Bắc Hàn. Đây là cơ hội tốt cho CSVN gia tăng trù dập, vi phạm nhân quyền mà ít bị dư luận quốc tế chú ý rọi đèn. Qua đó Hà Nội cũng muốn nắn gân thăm dò phản ứng của chính quyền Trump xem có những lên tiếng bày tỏ quan ngại, phản đối việc vi phạm nhân quyền như các chính quyền tiền nhiệm không, nhất là khi ông Trump sắp sửa qua VN.

Có lẽ nhà cầm quyền CSVN đang yên tâm khi chưa thấy một động thái nào từ chính quyền Mỹ đối với sự trù dập trên mà chỉ thấy hình ảnh biểu kiến của đại sứ Mỹ đi thắp hương tại nghĩa trang quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Và Hà Nội sẽ tiếp tục trù dập, nhân danh duy trì ổn định xã hội vốn là một yếu tố thu hút các doanh nghiệp tư bản đầu tư chủ trương lợi nhuận là trên hết. Đó là chưa kể Hà Nội muốn nhập kho hàng tù nhân để nếu cần làm vốn thương thảo.

Với ông Trump thăm Việt Nam, CSVN lần này hy vọng không cần phải giữ kẽ về vấn đề nhân quyền, và có thể tập trung thương thảo về những vấn đề khác.

Hiện nay đối với chính phủ Donald Trump, người ta có thể đoán có ít nhất 3 vấn đề được đặt ra với VN:

Thứ nhất, cân bằng cán cân mậu dịch với VN, vốn đang thâm thủng về phía Mỹ. Từ 10 năm qua, mức thâm thủng mậu dịch với VN càng ngày càng tăng. Từ gần 9 tỷ đô la năm 2007, hàng năm cứ gia tăng, lên đến gần 32 tỷ đô la năm 2016, và dự phóng Mỹ sẽ thâm thủng mậu dịch với VN tới 38 tỷ đô trong năm nay (gần 25 tỷ rưỡi tính tới tháng 8, 2017 theo US Census Bureau). Đây là một trong những lý do chính mà ông Trump muốn rút ra khỏi khối ước TPP để có thể thương thảo lại song phương với VN và từng nước còn lại.

Thứ hai, kéo VN ra khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh để kềm hãm sự lan toả ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực biển Đông là nơi mà Mỹ cũng có quyền lợi thiết yếu qua các dự án dầu khí như của Exxon với VN, và qua lộ trình hàng hải tấp nập trên vùng biển này.

Thứ ba, khuyến khích vận động CSVN vốn từng là bạn của Bắc Hàn tham gia chiến dịch phong tỏa cô lập Bình Nhưỡng. Tháng trước CSVN theo đuôi Trung Cộng cũng cấm tàu Bắc Hàn cập bến, có thể coi đó là làm quà cho chuyến thăm của Tổng Thống Mỹ. Nhưng Mỹ chắc cũng biết CS lươn lẹo, coi vậy mà không phải vậy, nên nhiều phần sẽ đòi chính sách cô lập Bắc Hàn một cách xuyên suốt nhất quán từ Hà Nội.

Trong khi đó CSVN mong muốn gì từ Mỹ?

1/ Tiền Mỹ: qua đầu tư hay viện trợ nhân đạo để cứu vãn kinh tế đang ngập nợ công (3,1 triệu tỷ đồng tương đương trên 136 tỷ đô, khoảng 62.6% GDP dự ước cho năm nay).

2/ Chính quyền Mỹ không bày tỏ sự ủng hộ các tổ chức, phong trào đòi dân chủ nhân quyền như thời gian trước đây.

3/ Ít nhất một bộ phận trong nội bộ CSVN muốn thoát Trung và mong Mỹ có những động thái trung hoà ảnh hưởng của Bắc Kinh.

4/ Dùng hình ảnh hợp tác hài hoà tương tác với Mỹ như là ô dù biểu kiến để làm nản lòng những thành phần đối kháng chủ trương dựa vào Mỹ là chính.

Cả hai phía CSVN và ông Trump và phái đoàn thương gia Mỹ đều là những tay “cáo già” trong việc thương thảo vì quyền lợi riêng tư mà chúng ta không thể chờ đợi. Điều quan trọng là trong bối cảnh hiện nay, những người Việt Nam yêu nước cần làm gì để có thể ứng phó hay khai dụng hiệu quả cho công cuộc đấu tranh chung.

Trước hết ta không mơ hồ để không thấy rõ rằng vấn đề dân chủ nhân quyền cho VN không phải là mục đích của Mỹ mà chỉ là một “áp lực” trong thương thảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ.

Tổng Thống Obama, người được biết hướng khá nhiều về nhân quyền, khi sang VN không thấy đặt vấn đề nhân quyền với Hà Nội mà còn để bẽ mặt khi khách mời của mình đến nghe mình nói chuyện còn bị công an ngăn cản không cho đến.

Tổng thống Trump người được biết coi nhẹ vấn đề can thiệp vào nội bộ nước khác về vấn đề nhân quyền dân chủ lại dùng lý cớ nhân quyền dân chủ để ép chính quyền Venezuela và Cuba. Điều trên cho thấy “áp lực nhân quyền” không có tính nhất quán mà được sử dụng tùy tình hình và trường hợp với những tiêu chuẩn kép (double standards).

Cho nên cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của chúng ta không thể hoàn toàn đặt trên những áp lực có hay không của chính quyền Hoa Kỳ mà cần phải khai dụng những áp lực này sao cho phù hợp với nhu cầu đấu tranh của chúng ta.

Nhu cầu của ta lúc này là thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế nhân dịp APEC vào những vi phạm nhân quyền của CSVN.

Quốc tế không phải chỉ có Mỹ. Và khi mà CSVN ép nghẹn trong nước thì với sự tương tác bình thông nhau trong ngoài, người Việt hải ngoại càng cần phải tích cực tạo biến cố truyền thông rọi đèn vào sự trù dập, côn đồ khủng bố của CSVN.

Người Việt tại ngoại càng cần phải tiếp tay với những thành quả mà các tổ chức, nhóm đoàn đang cố vận động rọi đèn vào trong nước. Ví dụ như tiếp tay quảng bá rộng rãi lên những lên tiếng can thiệp của giới lập pháp các quốc gia dân chủ. Cụ thể là thư lên tiếng của 68 vị dân cử Úc, phân nửa số dân biểu liên bang Úc. Hay tiếp tay quảng bá rộng rãi chiến dịch Stop the Crackdown do một số các NGO khởi xướng trong đó English PEN đã lập ra một trang mạng về việc này.

Đồng thời tiếp tay vận động các dân cử Mỹ khuyến khích Hành Pháp của ông Trump tiếp tục coi trọng vấn đề nhân quyền trong thương thảo. Cũng như theo dõi sát mọi động thái đấu tranh của bà con trong nước trong dịp này để nhạy bén tạo biến cố truyền thông thu hút chú ý của quốc tế.

Nói cách khác, muốn cho Tổng thống Trump cảm nhận rõ hơn sự quan trọng của áp lực nhân quyền cho VN, thì chính người Việt chúng ta phải chủ động làm lớn vấn đề này trên mặt công luận.

Tóm lại, công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam luôn luôn tuỳ thuộc vào chính ta. Thật vậy, chính quyền Hoa Kỳ và ngay cả truyền thông quốc tế sẽ ủng hộ khi chúng ta chứng tỏ sự nhiệt tình và đoàn kết khai dụng áp lực nhân quyền một cách mạnh mẽ trong cuộc vận động hiện nay. Chúng ta phải luôn dựa vào chính sức mạnh của dân tộc để khai dụng những áp lực mà quốc tế đang chơi. Thành công hay thất bại là do chính chúng ta chứ không thể đổ cho ai khác.

Đặng Vũ Chấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.